Hà Nội: Giữa trưa nắng, cô gái 9X nhảy sông Sét tự tử

(Kiến Thức) - Đang giữa trưa, bất ngờ cô gái 9X nhảy sông Sét tự tử, tuy nhiên được người dân phát hiện và cứu vớt kịp thời.

Vụ việc cô gái 9X nhảy sông Sét tự tử xảy ra vào trưa nay (25/5) tại khu vực sông Sét số 84 ngõ 553 đường Giải Phóng (phường Giáp bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).
Cô gái bất ngở nhảy xuống sông tự tử.
Cô gái bất ngở nhảy xuống sông tự tử.  
Thời điểm trên, người dân sinh sống gần khu vực này phát hiện một cô gái chạy ra khu vực này rồi nhảy xuống sông Sét tự tử. Ngay sau đó, một số người dân đã chạy đến trục vớt nạn nhân lên bờ an toàn.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Trưởng Công an phường Giáp Bát xác nhận và cho biết thêm, hiện tại sức khỏe nạn nhân vụ tự tử đã ổn định.
Nạn nhân được cứu vớt lên bờ an toàn.
 Nạn nhân được cứu vớt lên bờ an toàn.
“Sau khi được người dân cứu vớt đưa lên bờ, nạn nhân được tắm rửa thay quần áo. Danh tính nạn nhân là Lê Thị Hương (SN 1993), đang công tác tại Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai. Hiện chưa xác định được nguyên nhân vụ việc", vị lãnh đạo thông tin.

Trai trẻ nhảy cầu tự tử vì bạn gái “cắm sừng“

(Kiến Thức) - Nhận được một số tấm ảnh chụp cảnh bạn gái cùng người yêu mới đang vui vẻ bên nhau, anh T. quyết định bỏ việc về quê để hỏi chuyện, thế nhưng giữa đường anh này lại quyết nhảy cầu tự tử.

Thông tin vụ việc tới PV, Công an tỉnh Kiên Giang cho hay, tối 30/4, Công an phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá cùng người dân đã cứu sống thành công thanh niên nhảy cầu tự tử vì bạn gái phản bội. Nạn nhân là anh Lê Văn T., 25 tuổi, ngụ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Trai tre nhay cau tu tu vi ban gai “cam sung“
 Thanh niên dại dột tại cơ quan công an. Nguồn ảnh: CAND

Người phụ nữ 53 tuổi tử vong nghi do tự thiêu

Căn phòng ngủ nơi phát hiện nạn nhân tử vong có mùi xăng, cơ quan chức năng đặt nghi vấn người phụ nữ 53 tuổi này tự thiêu.

Khoảng 6 giờ 30 phút sáng 4-2, người dân địa phương phát hiện khói bốc lên nghi ngút tại nhà bà Huỳnh Thị Bình (53 tuổi, ngụ thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, họ hô hoán mọi người tham gia dập lửa và trình báo cơ quan chức năng.
3 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ được điều đến hiện trường dập lửa
 3 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ được điều đến hiện trường dập lửa

Sự thật đằng sau kiến nghị gửi Thủ tướng của ông Nguyễn Đức Tồn

Trên một số báo mạng, sau hơn 1 tuần im lặng trước sự ồn ào của công luận trong và ngoài nước về nghi án đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng...

Trên một số báo mạng, sau hơn 1 tuần im lặng trước sự ồn ào của công luận trong và ngoài nước về nghi án đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng.
Điều khiến công luận ngỡ ngàng là, khác với lần trả lời trên BBC chỉ cách đây hơn 1 tuần, ông Tồn còn dẫn lời GS.TSKH Trần Ngọc Thêm để biện hộ cho sự vụ đạo văn của mình, rằng ông Thêm khẳng định ông Tồn là người “trong sáng, trung thực”, trong Kiến nghị gửi Thủ tướng lần này, ông Tồn lại ra sức thóa mạ GS Thêm, rằng ông Thêm cũng đạo văn, mang GS Thêm ra mặc cả, rằng nếu xử lí ông Tồn, cũng phải xử GS.TSKH Trần Ngọc Thêm.
Vậy, sự thật đằng sau những kiến nghị gửi Thủ tướng của ông Nguyến Đức Tồn là gì?
1. Ông Nguyễn Đức Tồn đánh tráo đối tượng, đánh tráo vụ việc, đánh tráo vật chứng của vụ án, nhằm làm sai lạc vụ việc.
Liên quan đến vụ án đạo văn, công luận đòi hỏi cơ quan có trách nhiệm phải làm rõ ông Tồn có đạo văn hay không? Cụ thể, công luận cần làm rõ, trong các sách mà ông Tồn đem ra làm minh chứng cho thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học để được nhận chức danh GS, thì ông Tồn có đạo văn của các NCS là bà Nguyễn Thúy Khanh, Nguyễn Thị Thanh Hà và cháu vợ Cao Thị Thu, như nhiều năm ở Viện Ngôn ngữ học, HĐ chức danh các cấp trong các năm 2002, 2006 đã xác định; hay ngược lại, như ông Tồn nói, bà Khanh, bà Hà, và có thể cả bà Thu đã lấy của ông Tồn, bởi vì, bà Khanh, bà Hà là học trò, ông Tồn là người hướng dẫn, “chỉ có học trò đạo của thầy, làm gì có chuyện thầy - một GS,TS. lại đi trộm chữ của học trò, của cháu vợ?”.
Trả lời các câu hỏi trên, cơ quan có trách nhiệm sẽ trả lời cho công luận: ông Tồn có vi phạm tiêu chuẩn về sự trung thực của người mang danh vị GS như quy định trong Nghị định 174 của Thủ tướng. Thế nhưng, trong kiến nghị gửi Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Tồn đòi phải xác định xem trong đợt xét phong 2009 ông Tồn có xứng đáng được phong chức danh GS hay không? Đây là thủ đoạn đánh tráo đối tượng, đánh tráo và cố ý làm sai lạc nội dung của vụ việc.
2. Ông Tồn cũng cố ý đánh tráo các vật chứng của vụ án.
Với nội dung vụ án “Có đạo văn hay không?, Ai đạo của ai”, vật chứng của vụ án là các sách của ông Tồn đem ra làm ra làm minh chứng cho thành tích để được phong GS trong các năm 2002, 2006 và các đối chứng là luận văn, luận án, bài báo của những người có liên quan (quyền lợi hợp pháp và danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm) là TS.Nguyễn Thúy Khanh, TS. Nguyễn Thanh Hà, cử nhân Cao Thị Thu.
Thế nhưng, ông Tồn kiến nghị lên Thủ tướng, đòi phải đóng băng hồ sơ xin xét GS năm 2009, để xem xét hồ sơ này có đạo văn hay không và ông có xứng đáng được xét phong GS hay không.
Công luận thừa biết, sau 7 năm bị phanh phui chuyện đạo văn, trong hồ sơ năm 2009, ông Nguyễn Đức Tồn đã xóa mọi dấu vết đạo văn, làm sạch hồ sơ. Đây là thủ đoạn đánh tráo vật chứng vụ án của nghi can Nguyễn Đức Tồn.