Hà Nội đề xuất thu hồi xe máy cũ nát từ năm 2020

Lãnh đạo UBND Hà Nội cho rằng xe máy cũ chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông.

UBND Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng về việc ban hành quy định về quản lý, thu hồi đối với xe môtô, xe gắn máy để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.
Theo UBND Hà Nội, tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn diễn biến phức tạp. Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khi có xu hướng tăng.
Nghiên cứu về chất lượng không khí Việt Nam do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh GreenID thực hiện cho thấy trong 3 tháng đầu năm, số ngày chất lượng không khí ở mức “rất có hại cho sức khỏe” gia tăng so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ số ô nhiễm môi trường không khí AQI trung bình của Hà Nội là 123 (ở mức kém), nồng độ bụi PM2,5 gấp 2 lần tiêu chuẩn quốc gia.
Ha Noi de xuat thu hoi xe may cu nat tu nam 2020
 CSGT kiểm tra xe máy cũ. Ảnh: H.H.
Trong đó, ô nhiễm không khí trong đô thị chủ yếu là do hoạt động của các loại xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chiếm 70-90%; chỉ 10-30% là do công nghiệp và sinh hoạt.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), đến 31/12/2016 trên toàn quốc có hơn 49 triệu xe máy. Riêng tại Hà Nội hiện có hơn 5,2 triệu. Xe máy cũ chính là một trong những nguồn phát thải gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, xe máy cũ không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.
Hà Nội đánh giá việc thu hồi xe máy cũ sẽ giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông, ngăn chặn xe náy bất hợp pháp lưu thông. Đặc biệt, cơ quan chức năng sẽ có kho dữ liệu cung cấp đầy đủ các thông tin cả về hành chính và kỹ thuật đối với xe môtô, xe gắn máy đang lưu hành phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong công tác quản lý, điều hành giao thông đô thị.
Về lộ trình triển khai, trong 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội sẽ hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với xe môtô, xe gắn máy; điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe môtô, xe gắn máy (theo năm sản xuất); đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động cộng đồng; hình thành bước đầu một số cơ sở kiểm định khí thải.
Giai đoạn 2 từ 1/7/2018 đến 31/12/2019, sẽ kiểm tra, thu hồi xe máy cũ, không đủ điều kiện lưu thông loại có dung tích ly lanh từ 175 cm3 trở lên. Và sau năm 2020, Hà Nội sẽ thu hồi, loại bỏ phương tiện cũ nát không đảm bảo tiêu chuẩn đối với tất cả xe máy.

Thu hồi 2,5 triệu xe máy quá đát, cách nào?

Gần đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội có khoảng 2,5 triệu xe máy quá đát trước năm 2000 và cần phải có biện pháp thu hồi.

Đồng tình nhưng còn nhiều băn khoăn
Ghi nhận của phóng viên, trên nhiều tuyến đường của thủ đô như Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Đê La Thành… xuất hiện khá nhiều xe máy, xe ba bánh, xe ô tô tải loại nhỏ chở hàng hóa tham gia giao thông. Do sử dụng lâu năm nhiều bộ phận hư hỏng, xả khói đen kịt.

Góc nhìn thẳng về đề xuất cấm xe máy

(Kiến Thức) - Quan trọng nhất trước khi bàn đến việc cấm xe máy là phải trả lời được câu hỏi: “Cấm xe máy thì người dân đi lại bằng phương tiện gì?”.

Câu chuyện “cấm xe máy” tưởng như đã cũ bởi hàng chục năm qua, bao nhiêu cuộc hội thảo được tổ chức, bao nhiêu đề xuất về việc cấm xe máy tại Hà Nội và TP HCM đã được đưa ra. Sau mỗi đề xuất lại có nhiều ý kiến phản bác, ủng hộ tạo nên những làn sóng dư luận trái chiều. Tuy nhiên, đến nay, đề xuất cấm xe máy tại các đô thị lớn vẫn trong vòng luẩn quẩn.
Mới đây, trong cuộc hội thảo “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP HCM - thực trạng và giải pháp”, đề xuất cấm xe máy lại được PGS.TS Phạm Xuân Mai – người đã nghiên cứu về đề tài xe máy từ năm 2004 đến nay - đưa ra, một lần nữa lại thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, tạo sự phản biện xã hội cao.