Hà Nội chỉ còn 11 trung tâm đăng kiểm hoạt động, tái diễn tình trạng quá tải

Ngày 2/3, tại TP Hà Nội chỉ còn 11 trung tâm đăng kiểm còn hoạt động, trong khi 20 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa để phục vụ công tác điều tra khiến tình trạng ùn tắc tại các trạm đăng kiểm lại diễn ra.

Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam đến sáng 2/3, 20/31 đơn vị đăng kiểm tại Hà Nội đã tạm dừng hoạt động và chỉ còn 11 trung tâm đăng kiểm đang mở cửa.
Ha Noi chi con 11 trung tam dang kiem hoat dong, tai dien tinh trang qua tai
 Xe xếp hàng dài chờ kiểm định phía trước Trung tâm Đăng kiểm ở Hà Nội
Trong đó, so với ngày hôm qua (1/3), hôm nay có thêm 2 đơn vị đăng kiểm khác phải đóng cửa để phục vụ công tác điều tra, gồm: 29-12D (Mai Đình, Sóc Sơn) và 29-16D (Sài Đồng, Long Biên).
Ngày 2/3, tại một số trung tâm Đăng kiểm ở Hà Nội tiếp tục tái diễn tình trạng hàng dài ô tô xếp hàng chờ tới lượt đăng kiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là do hơn 2/3 các trung tâm đăng kiểm đang tạm dừng hoạt động để phục vụ điều tra, khám xét và sự thiếu hụt về nhân sự đăng kiểm viên.
Nhu cầu đăng kiểm xe cơ giới của người dân và doanh nghiệp tăng cao trong khi 11 trung tâm này chỉ có tổng cộng 21 dây chuyền còn hoạt động khiến tình trạng ùn tắc tại các trạm đăng kiểm tái diễn và ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nghiêm trọng đăng kiểm viên trong bối cảnh nhiều trung tâm đăng kiểm tạm dừng hoạt động dẫn đến tái diễn khung cảnh hàng trăm ôtô nối đuôi nhau chờ đăng kiểm tại Hà Nội.
Trước đó theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến 14h ngày 26/2, cả nước có tổng số 2.014 đăng kiểm viên, trong đó có 1.061 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Số đăng kiểm viên còn đang làm việc trên toàn hệ thống khoảng 1.500 người, trong khi đó, để duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống kiểm định xe cơ giới cần ít nhất 1.986 đăng kiểm viên. Như vậy, toàn hệ thống hiện đang thiếu khoảng 486 đăng kiểm viên.
Tính đến ngày 1/3, toàn quốc có 281 trung tâm đăng kiểm với 489 dây chuyền kiểm định, trong đó có 59 trung tâm tạm dừng hoạt động (51 đơn vị bị dừng do phục vụ điều tra và 8 đơn vị dừng do không đủ điều kiện hoạt động).
Ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM, số dây chuyền kiểm định còn đang hoạt động chỉ chưa bằng một nửa so với trước đây.
Dự báo nếu không có sự thay đổi, với số lượng trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và TP HCM hiện tại trong các tháng tiếp theo của năm 2023 sẽ không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân, đặc biệt có những tháng sẽ xuất hiện ùn tắc nghiêm trọng.
Cục Đăng kiểm dự kiến ngay trong tháng 3, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm còn lại hoạt động chỉ đạt 42% nhu cầu người dân tại Hà Nội và 53% tại TP HCM. Đặc biệt trong tháng 4, có thể ùn tắc nghiêm trọng hơn và nguy cơ đứt gãy hệ thống kiểm định do năng suất kiểm tra chỉ đạt 31% nhu cầu đăng kiểm của người dân tại TP. HCM và 38% nhu cầu của người dân ở Hà Nội.

Danh sách 11 trung tâm đăng kiểm còn hoạt động tại Hà Nội (tính đến sáng 2/3) gồm: 2901V (Liên Ninh, Thanh Trì); 2903V (Láng Thượng, Đống Đa); 2904V (Quang Minh, Mê Linh); 2906V (Tam Hiệp, Thanh Trì); 2908D (Kim Chung, Hoài Đức); 2911D (Đông Sơn, Chương Mỹ); 2913D (Nguyên Khê, Đông Anh); 2917D (Thạch Bàn, Long Biên); 2922D (Thị trấn Phùng, Đan Phượng); 2930D (Yên Nghĩa, Hà Đông) và 2932D (Yên Sở, Hoàng Mai).

TT đăng kiểm tại Thái Bình, Hòa Bình “dính chàm” sẽ hoạt động trở lại?

Cục Đăng kiểm VN đang báo cáo cơ quan chức năng xem xét cho các trung tâm đăng kiểm tại Thái Bình, Hòa Bình hoạt động trở lại.

Chiều 31/1, tại cuộc họp giao ban tháng 1/2023 của Bộ GTVT, ông Nguyễn Vũ Hải, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đăng Kiểm VN cho biết, trong tháng đầu năm 2023, đơn vị này vẫn đang tiếp tục tập trung duy trì ổn định hoạt động các trung tâm đăng kiểm, phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và phối hợp vơi cơ quan liên qua tìm nguyên nhân gốc rễ, xử lý, phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Hiện tại, có 31 đơn vị đăng kiểm trên cả nước đang tạm dừng hoạt động. Trong đó, Hà Nội chiếm số lượng nhiều nhất với 11 trung tâm, TP.HCM tạm dừng 6 trung tâm, Thái Bình tạm dừng 2 trung tâm,…

Hà Nội: Xe điện chở khách ở Bát Tràng không đăng ký, đăng kiểm

UBND xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội cho biết sẽ rà soát, kiểm tra hoạt động của xe điện trên địa bàn về công tác đăng ký, đăng kiểm.

Việc mở rộng loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe điện 4 bánh có gắn động cơ tại các khu du lịch là chủ trương đúng và phù hợp với tiến trình phát triển du lịch của thủ đô. Qua thời gian thí điểm sử dụng xe điện trong khu phố cổ ở Hà Nội, loại hình này đã từng bước khắc phục các tình trạng "cò mồi", chèo kéo và đeo bám khách du lịch. Từ đó tạo dựng được hình ảnh mới, đẹp, văn minh về giao thông đô thị, không gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.

Để phát huy hiệu quả loại hình vận chuyển khách công cộng này, Hà Nội đã thực hiện Đề án “Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn thành phố phù hợp với kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông”.

Theo đó,  UBND TP. Hà Nội đã cho phép thí điểm hoạt động xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện (xe điện) đối với 8 khu vực nữa trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Cụ thể, 8 địa điểm mới được phép sử dụng xe điện bao gồm: Làng cổ Đường Lâm (5 chiếc), Khu phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (5 chiếc), Khu du lịch Chùa Hương (5 chiếc), Khu du lịch làng nghề gốm sứ Bát Tràng (10 chiếc), Khu du lịch sinh thái xã Hồng Vân – huyện Thường Tín (10 chiếc), Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà (10 chiếc), Công viên Yên Sở (5 chiếc), Khu du lịch Thác Bạc – Suối Sao (10 chiếc).