Hà Nội cắt nước sạch giữa nắng nóng: Dân bỏ tiền mua, kiện được không?

Theo luật sư, người dân, cơ quan, doanh nghiệp đều có thể khiếu nại, khởi kiện công ty cung cấp nước nếu để xảy ra tình trạng cắt, mất nước thường xuyên hay kéo dài.

Những ngày nắng nóng tháng 5/2023, hàng trăm hộ dân ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội đang phải xoay xở mọi cách để có nước sinh hoạt do nước sạch bị mất kéo dài và liên tục.
Theo phản ánh của người dân, việc cắt, mất nước sạch đã làm sinh hoạt bị đảo lộn, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng lại càng khổ sở. Họ phải tìm đủ mọi cách để có nước như dùng giếng khoan cũ, hay đi xin nước nhà khác, hoặc phải mua nước từ xe téc với giá cao.
Theo đơn vị cung cấp nước sạch là Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội, nguyên nhân cắt nước do nguồn nước chính là sông Đà không đủ cung cấp cho công ty để phân phối cho người dân. Những ngày nắng nóng, đơn vị này cần 28.000m3 nước/ngày đêm để đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng, nhưng chỉ nhận được có 22.000m3/ngày đêm, thiếu hơn 20%. Khu vực xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức lại nằm ở cuối nguồn nên càng khó khăn hơn vì thiếu áp lực nước để đẩy tới được khu vực này.
Ha Noi cat nuoc sach giua nang nong: Dan bo tien mua, kien duoc khong?
 Nhiều nơi ở Hà Nội mất nước sạch trong những ngày nắng nóng.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Hà, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội cho biết: ''Lưu lượng có thể cấp cho người dân khá thấp so với nhu cầu. Công ty cũng đã nỗ lực, nhưng không thể nào đáp ứng được. Toàn bộ cán bộ anh em kỹ thuật cũng đang ở ngoài hiện trường đóng ngắt, bơm hỗ trợ cấp nước cho người dân ở những điểm nóng. Có khoảng 7.000 khách hàng đang bị ảnh hưởng''.
Ông Hà cũng cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm bơm tăng áp Sơn Đồng để nếu thuận lợi thì khoảng 1 tháng nữa sẽ có thể tăng áp lực bơm, đẩy được nhiều nước hơn xuống các khu vực cuối nguồn, nhưng biện pháp lâu dài vẫn là phải tăng cường được nguồn cấp từ Nhà máy nước sạch sông Đà.
Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay không chỉ Hoài Đức, các khu vực như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Quốc Oai cũng xảy ra tình trạng thiếu nước vào những ngày cao điểm nắng nóng.
Thiếu nước sạch sinh hoạt đã gây thiệt hại không hề nhỏ đối với các hộ dân, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp kinh sản xuất. Vậy khi việc cấp nước sạch không bảo đảm quyền và lợi ích thì người dân có thể khởi kiện, yêu cầu công ty dịch vụ cung cấp nước sạch bồi thường?.
Tham gia tư vấn, phản biện vấn đề trên, luật sư Đặng Xuân Cường, Văn phòng luật sư Trương Anh Tú khẳng định: “Người dân, cơ quan, doanh nghiệp đều có thể khiếu nại, khởi kiện công ty cung cấp nước nếu để xảy ra tình trạng cắt, mất nước thường xuyên hay kéo dài”.
Theo luật sư Đặng Xuân Cường, trường hợp mất nước do nguyên nhân bất khả kháng như hạn hán, thiên tai... thì công ty nước sạch được loại trừ trách nhiệm. Nhưng trường hợp vì lý do chủ quan như thiết bị ống nước, kỹ thuật vận hành máy móc, nhân sự...thì người dân được quyền khiếu nại, khởi kiện.
“Mọi công dân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng thực tế, một hộ gia đình hay cá nhân nào đó khiếu nại, khởi kiện công ty nước về việc thường xuyên làm mất nước thì sẽ khó hiệu quả hơn là một cơ quan hay doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vì tính thiệt hại thể hiện rõ hơn”, luật sư Đặng Xuân Cường nói và cho biết việc khởi kiện chủ yếu dựa vào nội dung hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty nước sạch.
Ha Noi cat nuoc sach giua nang nong: Dan bo tien mua, kien duoc khong?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Xuân Cường.
“Thông thường, các điều khoản sẽ được cả 2 bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ và được điều chỉnh bởi bộ Luật Dân sự, các luật chuyên ngành liên quan đến dịch vụ kinh doanh nước hay hàng hóa dịch vụ. Nhưng thực tế, hợp đồng cung cấp nước sạch do phía công ty nước sạch xây dựng mẫu và “làm chủ” các điều khoản, phần có lợi sẽ nghiêng về phía công ty cung cấp nước sạch, còn những nội dung “bất lợi hơn” thì khách hàng sẽ gánh chịu. Do vậy, hợp đồng ký kết mua bán nước hiện nay khó đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân. Nhất là trong việc cản trở khiếu nại, khiếu kiện, xác định lỗi”, luật sư Đặng Xuân Cường nhận định.
Luật sư Cường cũng cho rằng, trong Luật Dân sự quy định rất rõ là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường và bồi thường như thế nào. Nhưng trong các hợp đồng này thì hầu như không thể hiện điều đó. Vấn đề hiện nay là phải thể hiện được nghĩa vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ vào trong hợp đồng, phải cụ thể hóa được việc này. Nếu quy định rõ như thế thì người bán hàng sẽ phải trách nhiệm hơn.
Hiện nay điện, nước đang là những mặt hàng độc quyền, người dân bị phụ thuộc. Nếu trong hợp đồng ghi rõ mất nước bao nhiêu giờ, bao nhiêu ngày thì phải bồi thường cho khách hàng bằng nào tiền thì chắc chắn đơn vị cấp nước đó sẽ có trách nhiệm hơn.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khủng hoảng nước sạch tại Ấn Độ:

(Nguồn: VTV24)

Nhà máy nước sông Đà hoạt động trở lại, trăm hộ dân vẫn khát nước

Dù Nhà máy nước sạch sông Đà hoạt động trở lại từ trưa ngày 22/9, nhưng tới ngày 23/9, hàng trăm hộ dân ở chung cư Hateco Apollo Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn bị mất nước sạch.

Ngày 23/9, hàng trăm hộ dân sống ở chung cư Hateco Apollo Xuân Phương vẫn sống trong cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt. Nguồn nước sạch của cư dân ở chung cư Hateco Apollo (quận Nam Từ Liêm) do Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp.

Anh Minh Chiến, cư dân sống ở chung cư Hateco Apollo cho biết, việc bị mất nước khiến cuộc sống gia đình anh bị đảo lộn. Trong ngày 23/9, vợ con anh phải di tản sang nhà người thân ở nhờ chờ đến khi chung cư Hateco Apollo mới về.

Nha may nuoc song Da hoat dong tro lai, tram ho dan van khat nuoc
Cư dân chung cư Hateco Apollo phải đi lấy từng xô nước về sinh hoạt. Ảnh: PT.

Ngày 23/9, Ban quản lý chung cư Hateco Apollo đã cho đặt các téc nước ở khuôn viên các tòa nhà để người dân xuống lấy nước về sinh hoạt. Anh Minh Chiến cùng các hộ dân ở đây phải xếp hàng gần một tiếng mới lấy được nước về nhà dùng tạm.

Đại diện Ban Quản lý chung cư Hateco Apollo cho biết, chiều 22/9 đã nhận được thông báo nước sạch được cấp trở lại. Tuy nhiên, đến nay khu chung cư này vẫn chưa có nước.

Ông Nguyễn Xuân Quý - Tổng Giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà cho biết, sau sự cố môi trường, nhà máy đã hoạt động trở lại từ đầu giờ chiều ngày 22/9. Về mặt kỹ thuật, khoảng 2 tiếng sau khi nhà máy hoạt động trở lại, nước sẽ về tới nội thành Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Xuân Quý, sau khi nhà máy tạm dừng hoạt động, nhu cầu bơm nước vào bể chứa của các hộ dân cũng như toà nhà tăng cao nên cần thời gian để nguồn cung ổn định.

“Kinh nghiệm cho thấy khi nhà máy hoạt động trở lại, có những vùng được cấp nước ngay. Nhưng cũng có những nơi phải 1-2 ngày nguồn nước mới ổn định trở lại”, ông Nguyễn Xuân Quý nói thêm.

Nha may nuoc song Da hoat dong tro lai, tram ho dan van khat nuoc-Hinh-2
Việc Nhà máy nước sạch sông Đà gặp sự cố khiến hàng trăm hộ dân ở chung cư Hateco Apollo bị ảnh hưởng. Ảnh: PT.

Trước đó, khoảng 19h ngày 21/9, Nhà máy nước sạch sông Đà (TP Hòa Bình) tạm dừng hoạt động do phát hiện một chiếc xe tải rơi xuống dòng suối Cun (xã Quang Tiến, TP Hòa Bình) đe dọa đến chất nước nguồn nước đầu vào của nhà máy.

Vị trí xe tải lật nằm cách cửa kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà khoảng 1,8km. Nước từ suối Cun chảy xuống suối Bằng, rồi về hồ Đầm Bài - nơi cung cấp nguồn nước thô cho Nhà máy nước sạch Sông Đà.

Việc Nhà máy nước sạch sông Đà tạm dừng hoạt động khiến hàng vạn hộ dân phía Tây Hà Nội có nguy cơ mất nước nếu sự cố môi trường không được khắc phục kịp thời.

Đến khoảng 13h30 ngày 22/9, Nhà máy nước sạch sông Đà (TP Hòa Bình) được vận hành trở lại sau gần một ngày tạm dừng hoạt động. Theo đánh giá của các đơn vị kiểm định, chất lượng nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà đảm bảo tiêu chuẩn.

Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp trung bình 250.000 - 260.000 m3/ngày đêm cho 250.000 hộ dân ở quận phía Tây Hà Nội như Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm.

Vá rừng trên núi đá - hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5

Ngày 21/5, tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, PanNature và chính quyền huyện Vân Hồ tổ chức Chương trình “Vá rừng trên núi đá”.

Tham dự sự kiện có PGS.TS Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Hội cùng đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hạt Kiểm lâm lãnh đạo UBND xã Vân Hồ, UBND xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ. 
Sự kiện đã thu hút sự tham gia của gần 200 người, bao gồm lực lượng Đoàn thanh niên xã Vân Hồ, Hội phụ nữ xã Vân Hồ, Mạng lưới cộng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên và những người ủng hộ phục hồi rừng từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Gia Lai, Hà Nội, Quảng Bình, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La…