Hà Nội “bêu tên” một doanh nghiệp nợ thuế hơn 80 tỷ đồng

Doanh nghiệp công nghệ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam vừa tiếp tục có tên trong danh sách bị Cục Thuế thành phố Hà Nội “bêu tên” công khai do còn nợ hơn 80 tỷ đồng.

Theo Cục Thuế Hà Nội, hiện có 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với số nợ 2.485,7 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ: Internet.
 Theo Cục Thuế Hà Nội, hiện có 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với số nợ 2.485,7 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ: Internet.
Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa công khai danh sách 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với số nợ 2.485,7 tỷ đồng tính đến ngày 31/5/2018.
Trong danh sách đợt này có 12 đơn vị nợ thuế phí với số nợ 546,153 tỷ đồng và nhóm 16 doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất với số tiền hơn 1.229 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong nhóm 12 doanh nghiệp nợ thuế có doanh nghiệp công nghệ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam còn nợ hơn 80 tỷ đồng.
Trước đó, hồi đầu năm 2017 doanh nghiệp này cũng đã từng bị Cục Thuế thành phố Hà Nội “bêu tên” khi nợ hơn 75,5 tỷ đồng (tính đến ngày 31/1/2017).
Nhóm 16 doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất với số tiền hơn 1.229 tỷ đồng gồm Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 với hơn 342 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà (hơn 158 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Quốc tế CT Việt Nam (gần 122 tỷ đồng)…
Theo Cục Thuế Hà Nội, đây là những đơn vị đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định như trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng nhưng các đơn vị chưa nộp đủ số tiền còn nợ vào ngân sách.

“Bật mí” robot Sophia, robot công dân đầu tiên đang có mặt tại Việt Nam

(Kiến Thức) - Sophia, robot công dân đầu tiên trên thế giới - được tạo ra bởi David Hanson, CEO của công ty Hanson Robotics. Sophia gây ấn tượng nhờ khả năng giao tiếp với con người bằng cả giọng nói và ánh mắt. 

“Bat mi” robot Sophia, robot cong dan dau tien dang co mat tai Viet Nam
Sáng nay 13/7, robot Sophia có cuộc trò chuyện tại Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 tại Hà Nội. Ảnh: Zing.  

Đề xuất xóa nợ thuế: Lại câu chuyện “độc quyền”

(Kiến Thức) - Theo TS Đỗ Đức Định, việc xóa nợ thuế vừa thể hiện sự không công bằng, thiếu minh bạch vừa là gánh nặng đối với ngân sách. 

Nguy hiểm là nếu đồng ý việc xóa nợ thuế thì doanh nghiệp sẽ càng ỉ lại vào ngân sách để làm ăn không hiệu quả.
Lỗ trong báo cáo, lãi trên thị trường chứng khoán