Hà Nội: Bao giờ cưỡng chế trạm trộn bê tông Thiên Tân hết phép?

UBND xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế trạm trộn bê tông Thiên Tân vi phạm luật đất đai, hết phép hoạt động tại thôn Thạch Lỗi.

Thông tin liên quan đến trạm trộn bê tông của Công ty CP vật liệu xây dựng Thiên Tân (gọi tắt Công ty Thiên Tân) đặt tại đồng Bảng Tin (thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hết thời hạn nhưng vẫn tồn tại nhiều năm, đại diện Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, sau khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thông xe, trạm trộn bê tông này và một số trạm trộn lân cận đã được các cơ quan chức năng cho phép hoạt động để phục vụ dự án nâng cấp, cải tạo sân bay Nội Bài.
Ha Noi: Bao gio cuong che tram tron be tong Thien Tan het phep?
Xe bồn vẫn xếp hàng dài bên trong trạm trộn bê tông Thiên Tân. 
Dự án sau đó hoàn thiện, Công ty Thiên Tân buộc phải hoàn trả mặt bằng, tuy nhiên đơn vị vẫn chưa thực hiện. Do vậy, UBND xã Thanh Xuân đã lập biên bản vi phạm luật đất đai tại trạm trộn. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Sóc Sơn cũng đã tham mưu cho UBND huyện Sóc Sơn ban hành các văn bản, đôn đốc xử lý trạm trộn từ năm 2021.
Theo vị đại diện, UBND xã Thanh Xuân đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế trạm trộn bê tông Thiên Tân. Tuy nhiên, sau đó công ty bất ngờ có đơn “kêu cứu” nên UBND huyện đang giao cho Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị ghi nhận, kiểm tra.
Dù vậy, theo vị đại diện trên, kế hoạch để cưỡng chế trạm trộn bê tông Thiên Tân dự kiến sẽ được thực hiện trong tháng 9/2022.
Ha Noi: Bao gio cuong che tram tron be tong Thien Tan het phep?-Hinh-2
 Kế hoạch cưỡng chế trạm trộn bê tông Thiên Tân dự kiến được thực hiện trong tháng 9/2022.
Trong khi đó, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cũng xác nhận rằng, xã Thanh Xuân đã hoàn thiện toàn bộ hồ sơ xử lý vi phạm đối với trạm trộn bê tông Thiên Tân. Quan điểm của Phòng là nhanh chóng xử lý dứt điểm vi phạm tại đây.
Trước đó, Báo Tri thức và Cuộc sống đã thông tin, vào ngày 23/7/2012, UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản số 02/2012/GXNĐA - UBND đối với trạm trộn bê tông Thiên Tân công suất 60m3/giờ, đặt tại đồng Bảng Tin do Công ty Thiên Tân lập.
Mục đích sử dụng của trạm trộn: Cung cấp bê tông thương phẩm để thi công hầm chui (km00 + 080) gói thầu A1 thuộc dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trong thời hạn 5 năm (từ 2011 - 2016). Sau thời hạn này, Công ty Thiên Tân phải hoàn trả mặt bằng, sử dụng đúng mục đích là đất sản xuất nông nghiệp.
Ha Noi: Bao gio cuong che tram tron be tong Thien Tan het phep?-Hinh-3
 Mương nước phía trước cửa ra vào trạm trộn bê tông Thiên Tân bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Năm 2014, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã thông xe, tuy nhiên đến thời điểm phóng viên ghi nhận tháng 8/2022, Công ty Thiên Tân vẫn chưa thu dọn trạm trộn bê tông và hoàn trả mặt bằng nguyên trạng của thửa đất. Máy móc, xe bồn và vật liệu vẫn còn chất đống, nằm ngổn ngang bên trong trạm trộn. Theo người dân địa phương, những ngày trước đó, trạm trộn này vẫn hoạt động bình thường, xe cộ ra vào tấp nập.
Đáng chú ý, mương nước ngay trước cửa trạm trộn bê tông Thiên Tân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bằng mắt thường cũng dễ dàng nhìn thấy, từng mảng váng bê tông kết tủa thành màu trắng xóa chạy dài trên mặt nước.
Dư luận hiện đang quan tâm: Chính quyền huyện Sóc Sơn đã mạnh tay trong việc xử lý vi phạm tại trạm bê tông Thiên Tân hay chưa? Đến nay, chính quyền địa phương lên kế hoạch cưỡng chế thì Công ty Thiên Tân lại gửi đơn kêu cứu, liệu rằng đây đang là “chiêu bài” nhằm kéo dài thời gian hoạt động cho trạm trộn bê tông hết phép?
*Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Lạng Sơn: Thực hư chuyện san lấp mặt bằng tại KĐT Mai Pha khi chưa hoàn tất GPMB

Bên cạnh việc chỉ có 47/603 hộ chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, theo một số người dân, CĐT đã tiến hành san lấp mặt bằng tại dự án

Dự án KĐT mới Mai Pha (thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) thời gian gần đây đã nhận được không ít quan tâm từ cả dư luận. Bởi lẽ, đây có thể coi là dự án đầu tư xây dựng lớn nhất tại thành phố Lạng Sơn thời điểm này, với tổng diện tích đất bị thu hồi lên đến 91,73 ha, số đối tượng bị ảnh hưởng gồm 603 hộ gia đình và 03 tổ chức, tổng mức đầu tư khoảng 3.380 tỷ đồng, với thời gian thực hiện dự án 6 năm.
Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 47 trong số 603 hộ gia đình đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng thực hiện dự án. Được biết, nguyên nhân là bởi các hộ gia đình không chấp hành đo đạc, kiểm đếm với lý do không nhất trí về giá cả bồi thường, hỗ trợ và cơ chế giao đất tái định cư hiện đang được áp dụng tại dự án này. Theo đó, giá bồi thường tại dự án KĐT mới Mai Pha được cho rằng đang thấp hơn so với các dự án khác đang cùng triển khai trên địa bàn.

Hành lang đê Hữu Hồng bị “xẻ thịt”: Chính quyền nói gì?

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Xuân Trường cho biết, các cơ quan chuyên môn huyện đã phát hiện một số vi phạm tại tuyến đê Hữu Hồng thuộc xã Xuân Tân như việc các bãi tập kết chất đống cao, sát chân đê.

Liên quan đến sự việc hành lang đê Hữu Hồng bị “xẻ thịt” thành các bãi tập kết vật liệu cao như “núi”, trạm trộn bê tông, (đoạn đê Km 207+900 thuộc xã Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định), ngày 22/7 PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã liên hệ và có buổi làm việc với ông Trần Tùng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Trường.
Ông Trần Tùng cho biết, thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện vẫn thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, đặc biệt là các bến bãi tuyến đê Hữu Hồng. Lần kiểm tra gần nhất là khoảng tháng 5/2021. Đến nay, việc kiểm tra, rà soát vẫn đang được các cơ quan chuyên môn của huyện và địa phương tiến hành.