Gửi tờ giấy cho xe ôm, người đàn ông nhảy cầu tự tử

Khi đến giữa cầu, nam hành khách yêu cầu tài xế dừng lại rồi gửi một số giấy tờ tuỳ thân nhờ tài xế về đưa cho người nhà của mình. Sau đó, người đàn ông bất ngờ nhảy xuống sông tự tử.
 

Theo báo Pháp Luật Việt Nam, khoảng 22h ngày 19/10, một người đàn ông đặt xe ôm công nghệ chở từ TP HCM về Bình Dương. Khi tới giữa cầu Phú Long (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) người này đưa một số giấy tờ cho tài xế đưa về cho người thân tại điểm đón xe.
Sau khi tài xế về, người này bất ngờ leo qua lan can cầu nhảy xuống sông Sài Gòn dưới sự ngỡ ngàng của người đi đường.
Người đàn ông bất ngờ nhảy cầu tự tử sau khi gửi giấy tờ cho tài xế xe ôm nhờ đưa về cho người thân.
Gui to giay cho xe om, nguoi dan ong nhay cau tu tu
 

Gui to giay cho xe om, nguoi dan ong nhay cau tu tu-Hinh-2
 Hiện trường vụ việc - Ảnh: báo Tổ Quốc
Nhiều người đi đường thấy vậy vội hô hoán khuyên can người đàn ông này nhưng không kịp, nạn nhân chìm xuống nước mất tích sau đó.
Theo báo Tổ Quốc, nhận được tin báo vụ nhảy cầu tử tự, lực lượng chức năng điều động nhiều “người nhái” lặn tìm người đàn ông nhưng đến 23h30 cùng ngày, vẫn chưa tìm thấy. Do lúc này nước chảy xiết nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

Để lại xe và con nhỏ, một phụ nữ nhảy xuống sông tự tử

(Kiến Thức) - Sáng ngày 28/8, người dân bất ngờ phát hiện một người phụ nữ mang theo con nhỏ điều khiển xe máy đến giữa cầu thì gửi con lại và nhảy xuống sông tự tử.

Chiều 28/8, ông Nguyễn Văn Khương - Chủ tịch UBND thị trấn Lục Nam, Bắc Giang xác nhận trên địa bàn vừa xảy vụ việc một người phụ nữ nhảy cầu tự tử.
De lai xe va con nho, mot phu nu nhay xuong song tu tu
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. 
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 10h sáng nay (28/8), người dân thị trấn Lục Nam, Bắc Giang bất ngờ phát hiện một người phụ nữ mang theo con nhỏ điều khiển xe máy đến giữa cầu thì gửi con lại và nhảy xuống sông tự tử.

“Loạn” sư giả lừa đảo, móc túi... thu nhập khủng

(Kiến Thức) - Hàng loạt vụ việc các đối tượng giả mạo nhà sư khất thực, bán nhang, xin tiền, thậm chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã mang lại thu nhập khủng cho những đối tượng làm ăn phi pháp nhưng cũng khiến không ít kẻ phải trả giá cho hành vi vi phạm pháp luật…

Thời gian qua, dư luận vô cùng bức xúc với tình trạng nhiều đối tượng giả danh nhà sư để khất thực, xin tiền, bán hương, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thậm chí không ít nơi "mở lớp" đào tạo sư giả.
Trước thực trạng trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng có công văn gửi chính quyền các địa phương để ngăn chặn vấn nạn này, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra phanh phui nhiều vụ sư giả lừa đảo, nhiều đối tượng đã bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, lĩnh án tù…