GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời ở tuổi 84

Sau thời gian điều trị bệnh, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - người có nhiều đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Vật lý – Viện Khoa học Việt Nam qua đời ở tuổi 84.

Lúc 11h52 ngày 23/1, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời ở tuổi 92 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô sau thời gian mắc bệnh phổi, thận.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu (1938 - 2022) - nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm KHTN&CN Quốc gia, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN).

GS.VS Nguyen Van Hieu qua doi o tuoi 84

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu qua đời ở tuổi 92.

Ông sinh ra tại Cầu Đơ, nay thuộc phường Hà Cầu (quận Hà Đông, Hà Nội) trong một gia đình trí thức cách mạng. Khi mới 18 tuổi (năm 1956), ông tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc, được điều về giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).

Sau 4 năm giảng dạy tại khoa Vật lý, tháng 10/1960, ông được gửi đi nghiên cứu tại Liên Xô (cũ). 

Tháng 4/1963, sau hơn 2 năm ở Dubna cùng với việc công bố 12 công trình về vật lý, ông bảo vệ xong luận án Tiến sĩ khi chưa đầy 26 tuổi. Năm 1968, ông được phong học hàm Giáo sư khi vừa tròn 30 tuổi. Năm 1969, ông trở về Việt Nam.

Trong 60 năm hoạt động, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu có những đóng góp lớn trong việc thành lập Viện Vật lý – Viện Khoa học Việt Nam. Ông giữ nhiều chức vụ khác nhau như Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3; đại biểu Quốc hội khóa IV, V, VI, VII và VIII.

Ngoài Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010), ông còn được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín ở trong nước cũng như trên thế giới.

Những ngày cuối đời, dù sức khoẻ yếu nhưng GS.VS Nguyễn Văn Hiệu vẫn nhiệt tình với công việc, tham gia các hoạt động khoa học, công nghệ, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ.

Trẻ đau bụng sau khi uống sữa Abbott Similac: Giấy kiểm định không có dấu, chữ ký

Trong Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm mà Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (nhập khẩu và phân phối sữa Abbott) cung cấp không có dấu, chữ ký của cơ quan chức năng.

Liên quan đến nội dung phản ánh “Trẻ đau bụng sau khi uống sữa Abbott Similac mua ở Kids Plaza” của chị T.T.K.D. (trú tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội), Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A, nhà phân phối chính thức của công ty Abbott tại Việt Nam gửi Thư phúc đáp.
Trong thư phúc đáp khách hàng, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A cho biết, sản phẩm Similac Newborn Eye-Q 900g được quý khách (gia đình chị T.T.K.D, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) phản ánh có số lô 1148315, HSD 21/3/2023, được sản xuất và đóng gói nguyên lon tại Singapore. Lô này đã được công ty Abbott kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng và Chi cục Thú y vùng VI, cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, kiểm tra và xác nhận đạt chất lượng trước khi cho nhập khẩu vào Việt Nam.

Giáo sư Mỹ công nhận ư, chưa đủ ‘tiêu chuẩn Việt’ cũng tạm biệt?

Thu hút nhân tài không thể dừng ở sự kêu gọi, mà đòi hỏi phải có hành động cụ thể theo hướng tích cực, trao cơ hội thăng tiến, giúp họ thực hiện thành công ý tưởng.

Ông Trương Nguyện Thành, người nổi tiếng sau câu chuyện “giáo sư quần đùi”, đã không được công nhận là hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen vì “chưa đủ 5 năm làm quản lý ở cấp khoa/phòng” theo Điều 20 Luật giáo dục đại học của Việt Nam. Câu chuyện gây xôn xao dư luận khi một giáo sư được Mỹ công nhận với thành tích đáng kể lại không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng một trường đại học tư thục ở Việt Nam.