Grab, be âm thầm móc túi khách hàng mỗi ngày cả tỷ đồng

Khách hàng không hề được biết việc trả thêm phí sử dụng nền tảng 2.000 đồng cho mỗi chuyến đi và số tiền cả tỷ chảy thẳng vào túi các hãng xe.

 

 

Từ đầu năm đến nay, ngoài giá cước tính theo số km di chuyển, khách hàng dùng các ứng dụng trên thị trường gọi xe công nghệ phải trả thêm phí sử dụng nền tảng 2.000 đồng cho mỗi chuyến đi. Với hàng trăm nghìn chuyến xe mỗi ngày thì đây là số tiền khổng lồ, cả tỷ đồng. Điều đáng nói là khách hàng không hề được biết về việc này và số tiền cứ thế chảy thẳng vào túi các hãng xe.

Grab, be am tham moc tui khach hang moi ngay ca ty dong
 Grab phụ thu của khách hàng 2.000 đồng tiền sử dụng dịch vụ trên mỗi chuyến đi, tuy nhiên chỉ có tài xế mới biết việc này. Ảnh: Tạ Hải.

Khách bị “móc túi” nhưng không hề biết

Mức phí nền tảng được các ứng dụng gọi xe là Grab, be tính trực tiếp vào tổng số tiền khách hàng phải trả cho mỗi chuyến xe. Sau nhiều tháng các ứng dụng gọi xe công nghệ thu loại phí này nhưng nhiều khách hàng không hề biết.

Chị T.H, nhân Công ty FPT Telecom cho biết, hàng ngày, GrabCar là phương tiện đi làm chính của chị. Trung bình một tháng cả đi làm và đi chơi chị sẽ đi khoảng 40 - 50 chuyến. Tuy nhiên, trong các chuyến đi, chị thường không để ý đến cơ cấu giá thành mà chỉ quan tâm đến mức giá trong các khung giờ cao điểm, thấp điểm và ngày mưa.

“Việc Grab phụ thu của khách hàng 2.000 đồng tiền sử dụng dịch vụ trên mỗi chuyến đi không chỉ vô lý mà còn thể hiện sự thiếu minh bạch, lợi dụng lòng tin và sự chủ quan của khách hàng để thu tiền. Thay vì cách làm mập mờ hiện tại, Grab cần phải minh bạch hóa thông tin giống như một số ứng dụng gọi đồ ăn như: Thu dịch vụ gì, thu bao nhiêu để hành khách có thể xem xét mức thu đó có hợp lý hay không và có sử dụng dịch vụ hay không”, chị H. nói sau khi biết mình phải trả thêm phí sử dụng.

Là một khách hàng thân quen của Grab khi sử dụng tới khoảng 50 chuyến xe GrabBike mỗi tháng cho việc đi lại, tuy nhiên, khi nghe PV đề cập việc thu phí nền tảng, chị Hồ Anh Vân, giáo viên tại một trung tâm trên địa bàn Hà Nội tỏ ra khá bất ngờ và bức xúc.

Theo chị Vân, thực tế, chị đã từng tra cơ cấu giá cước chuyến đi trên ứng dụng Grab. Tuy nhiên, thông tin Grab đưa tới cho người dùng chỉ là một số yếu tố chung chung như: Giá cước 2km đầu, sau 2km đầu tiên, phụ thu khi thay đổi lộ trình, phụ phí theo khung giờ tại Hà Nội và các tỉnh thành... chứ không hề có khoản phí nền tảng.

“Đây là sự mập mờ Grab cần phải giải thích với khách hàng. Thực tế, hiện tại, trên thị trường xe công nghệ, Grab luôn thu giá cước cao hơn 10 - 20% so với các hãng khác, chưa kể việc tăng phí cao ngất ngưởng vào khung giờ cao điểm, đặc biệt là những ngày thời tiết mưa gió. Mỗi chuyến đi phụ phí 2.000 đồng có thể không đáng là bao so với người đi ít, song với hàng trăm nghìn người sử dụng hàng ngày, Grab đã nghiễm nhiên thu về khoản phí quá lớn”, chị Vân nói và cho rằng, với những khách hàng đi số lượng chuyến lớn trong tháng, đây còn là sự thiệt thòi khi mất thêm hàng trăm nghìn đồng/tháng (tương đương số tiền cho 2 - 3 chuyến đi).

Đồng quan điểm, theo anh Đ.H, giáo viên Trường TH School (Hà Nội), chính sách thu phí nền tảng thiếu minh bạch của Grab không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng khách hàng mà còn truất quyền lựa chọn của người sử dụng bởi trên thị trường hiện tại, có những ứng dụng, dịch vụ còn tốt hơn nhiều Grab. “Trong bối cảnh các chính sách khuyến mại của Grab ngày càng ít, việc thu phí nền tảng nếu được công khai tôi tin rằng nhiều khách hàng sẽ từ bỏ ứng dụng này”, anh Đ.H nói.

Muốn thu phải công bố, được khách chấp nhận

Grab, be am tham moc tui khach hang moi ngay ca ty dong-Hinh-2
 Từ đầu năm đến nay, khách hàng sử dụng ứng dụng gọi xe Grab không hề biết mình bị “móc túi” thêm 2.000 đồng cho mỗi cuốc xe. Ảnh: Tạ Hải

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, phía đơn vị vận tải sử dụng các ứng dụng để kết nối với khách hàng, nghĩa là người sử dụng chính và chịu trách nhiệm trả loại phí này phải là bên vận tải chứ không phải hành khách.

Nếu như bên bán dịch vụ nền tảng ứng dụng như Grab muốn thu của khách hàng phải thông tin trước trong tiêu chí phục vụ để khách hàng biết, lựa chọn. Việc thu loại phí này đối với khách hàng là không có cơ sở vì các ứng dụng đã ký hợp đồng dịch vụ bán cho bên vận tải chứ không phải là ký với hành khách. Trong mối quan hệ này chưa bao giờ có sự chấp thuận của hành khách là họ phải trả phí nền tảng.

Theo ông Quyền, nếu như đơn vị cung cấp ứng dụng trực tiếp điều hành vận tải, điều hành lái xe hoặc quyết định giá cước và thu cước di chuyển thì họ là người kinh doanh vận tải. Chi phí vận tải đối với taxi là có đồng hồ tính tiền, bộ đàm, taxi không thể thu thêm tiền điện thoại khách gọi đến tổng đài hay tiền bộ đàm.

Tương tự, đơn vị cung cấp ứng dụng thì chi phí cho dịch vụ nền tảng đã nằm trong giá thành chi phí hoạt động vận tải nên không được thu của hành khách. Muốn thu loại phí này, Grab phải công bố rõ ràng và được hành khách chấp thuận, trong hạch toán, kê khai kinh doanh của Grab phải có doanh thu này để đóng thuế. “Khi Grab chưa công bố và chưa được hành khách chấp thuận mà đã thu là xâm phạm quyền lợi của hành khách”, ông Quyền nói.

Chỉ tài xế được biết khách hàng bị thu phí

Grab là ứng dụng đầu tiên thu phí nền tảng từ ngày 19/2/2020. Mức phí nền tảng đối với xe hai bánh là 1.000 đồng và xe 4 bánh là 2.000 đồng trên mỗi chuyến xe. Riêng dịch vụ giao hàng GrabExpress là 3.000 đồng.

Chẳng hạn, khi khách hàng đặt dịch vụ gọi xe GrabCar với cước phí là 60.000 đồng, kết thúc hành trình khách sẽ phải trả thêm 2.000 đồng phí nền tảng nên sẽ thanh toán cho tài xế tổng cộng 62.000 đồng. Số tiền này được tính vào cước phí di chuyển của hành khách, sau đó khấu trừ qua ví tài khoản của đối tác tài xế. Điều đáng nói là số tiền này không được hiển thị khi khách đặt xe mà chỉ có tài xế biết được việc hành khách bị thu loại phí này qua tài khoản của họ.

Không riêng Grab, be cũng triển khai thu phí nền tảng từ đầu tháng 4/2020 với tất cả các dịch vụ beBike, beCar, beDelivery, be đi chợ, thuê xe theo giờ… Mức phí này được tính là trên 6% trên tổng số tiền khách phải trả cho mỗi cuốc xe.

Ông Nguyễn Công Hùng Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội tính toán, ví dụ với 100.000 cuốc/ngày x 2.000 đồng/cuốc x 30 ngày thì số tiền mà ứng dụng gọi xe công nghệ đã thu về được 6 tỷ đồng. Đầu năm 2019, Grab công bố đã có cuốc xe thứ 3 tỷ trên toàn Đông Nam Á.

Tại Việt Nam con số này cũng không hề nhỏ vì Grab chiếm trên 70% thị phần gọi xe. Với số lượng khách hàng đặt xe cả vài trăm nghìn lượt/ngày với cả Grabbike và GrabCar thì số tiền mỗi tháng mà Grab thu được quá lớn. “Số tiền này Grab hạch toán thế nào? Grab có nộp thuế cho việc thu loại phí này hay không và nộp thế nào? Thuế thu thế nào cũng cần làm rõ, công khai minh bạch”, ông Hùng đặt vấn đề.

Đem băn khoăn này hỏi lãnh đạo Công ty TNHH Grab VN, đại diện hãng này khẳng định số tiền này được sử dụng vào mục đích “nâng cấp ứng dụng, gia tăng trải nghiệm, mức bảo vệ cho khách hàng và tăng phúc lợi cho đối tác tài xế”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV từ các tài xế, sự thật thì lại không phải vậy. Các tài xế cho biết, nhiều tháng nay họ không nhận thêm được bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ Grab mà trái lại họ còn bị tước đi các quyền lợi.

Cùng trên chuyến xe với tài xế GrabCar Phạm Hồng Phong, điều khiển xe BKS 30E - 223.xx, anh cho biết, loại phí này không được hiện trên app của khách hàng mà chỉ ở app của tài xế mới biết, tài xế chỉ là người thu hộ Grab. Từ nhiều tháng nay cánh tài xế không nhận được bất kỳ hỗ trợ thêm nào từ Grab; thu thuế cá nhân, phí ứng dụng cộng vào là 28,3%, thậm chí trừ phần trăm thưởng của tài xế; cắt dần hết các khoản thưởng sau khi đã thu hút được nhiều tài xế, có những chuyến đi tài xế mất phụ phí hay phí chờ khách khách hàng trả qua thẻ thì mấy ngày sau Grab mới trả.

“Khi tính thuế thu nhập phải căn cứ tổng doanh thu cuối tháng sau khi đã giảm trừ gia cảnh trên mức cho phép mới phải nộp, nhưng trong tháng tài xế chỉ chạy 1 - 2 cuốc xe cũng bị Grab thu thuế thu nhập cá nhân”, tài xế Phong cho biết.

Tương tự, tài xế GrabCar Vũ Ngọc Quang điều khiển xe BKS 30A - 992.xx cho biết, bình quân mỗi xe chạy 15 cuốc/ngày, hiện Grab có khoảng 200.000 đầu xe, đó là chưa kể có khách hàng đi 4 - 5 chuyến/ngày. Bên cạnh đó, ngoài trả chiết khấu 28,3%, Grab còn yêu cầu tài xế nộp tiền vào tài khoản tối thiểu 500.000 đồng. Với hàng trăm ngàn tài xế, số tiền này chỉ cần gửi ngân hàng đã có rất nhiều tiền lãi.

“Doanh nghiệp kinh doanh phải đầu tư, sao lại thu tiền của khách? Trong khi Grab chỉ đầu tư mỗi app công nghệ và ngồi thu phí chiết khấu của tài xế và giờ thu của cả khách hàng. Grab mà báo lỗ thì không ai “ngửi” được. Số tiền này nhà nước có quản lý được không? Chính vì tăng vài nghìn đồng nên khách không để ý”, tài xế Quang nói.

Luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Khách hàng có thể kiện đòi lại tiền

Mỗi chuyến xe được thiết lập thông qua ứng dụng được coi như một hợp đồng dân sự, chịu sự quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giá. Nếu thêm quy định thì cần thông báo, nếu không sẽ bị coi là một loại lạm thu trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Việc các hãng công nghệ âm thầm thu loại phí phí này là sai quy định, theo Luật Giá thì phải công khai giá, công khai mức giá để quản lý doanh thu và thuế. Khách hàng sử dụng dịch vụ của các hãng công nghệ là một dạng hợp đồng dân sự. Vì vậy, Grab cần phải sòng phẳng với khách hàng, công khai niêm yết giá dịch vụ cho khách hàng và cơ quan quản lý.

Khách hàng trả tiền phải được quyền biết số tiền mình chi trả là gì. Tận dụng việc khoản tiền không lớn nhưng đối với nhiều người, qua nhiều năm sẽ là khoản tiền rất lớn nhà nước thì thất thu thuế, đồng thời vi phạm quyền tài sản, quyền dân sự của người sử dụng. Dù là 200 đồng hay 2 hào thì vẫn phải thực hiện theo biểu giá, biểu phí.

Nếu có đầy đủ chứng cứ về các chuyến đi, khách hàng hoàn toàn có thể khởi kiện đòi lại tiền hoặc Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng có thể đứng ra làm việc này. Biện pháp khác là kiến nghị đến các cơ quan quản lý để tiến hành thanh tra, xử phạt. Để xử lý việc này cần ý chí của các cơ quan quản lý nhà nước về thuế, giao thông, quản lý thị trường. Số tiền này ai quản lý, có nộp thuế không? Đây rõ ràng là cách móc túi người tiêu dùng.

“Theo Nghị định 10, các hãng xe công nghệ được coi là đơn vị kinh doanh vận tải bình đẳng như các hãng taxi khác. Do vậy, việc khai báo tăng cước là cần thiết để cơ quan thuế kiểm soát hoạt động tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp, tránh thất thu thuế ở phần thu tăng thêm.

Bức xúc những lần tài xế Grab coi thường khách hàng

(Kiến Thức) - Tài xế Grab chửi khách hàng là ngu, yêu cầu chào khi lên xe, thậm chí đe dọa, vung tay đánh khách hàng... là những lần tài xế Grab coi thường khách hàng.

Tài xế Grab chửi khách hàng, yêu cầu chào khi lên xe
Ngày 14/6, trên Facebook lan truyền một đoạn video dài 2 phút 16 giây ghi lại đoạn đấu khẩu giữa một tài xế Grab và nữ khách hàng. Câu chuyện bắt đầu từ việc tài xế yêu cầu khách "lên xe mày chào tao, tao sẽ chào lại mày ngay...".

Những vụ tài xế Grab bị giết dã man gây chấn động dư luận

(Vietnamdaily) - Mới đây, người dân bàng hoàng khi một sinh viên chạy Grab bị sát hại ở khu vực bãi hoang gần công trường phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Trước đó đã từng xảy ra nhiều vụ tài xế Grab bị giết rồi cướp của gây chấn động.

 

2 kẻ giết tài xế Grab, cướp xe

Khoảng 21h ngày 30/7/2018, một số người dân ở phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương thấy một tài xế chạy xe hiệu Exciter mặc đồng phục Grab chở 2 thanh niên, đi từ đường lớn vào một con hẻm nhỏ, vắng người, gần trạm thu phí Tân Ba.
Nhung vu tai xe Grab bi giet da man gay chan dong du luan
Hình ảnh nghi can vụ giết, cướp được cơ quan công an công bố để truy tìm. Ảnh: Người lao động. 

Khoảng 15 phút sau, 2 thanh niên này chạy xe của nạn nhân vọt ra khỏi hẻm. Riêng nạn nhân được phát hiện trong tình trạng thoi thóp.

Nạn nhân bị đâm 2-3 nhát vùng hông, bị mất máu rất nhanh. Công an đến hiện trường nhanh chóng nhưng nạn nhân đang nguy kịch nên không thể cung cấp lời khai chi tiết. Nạn nhân được chuyển đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.

Hỏi bạn gái thích xe gì, rồi giết tài xế Grab cướp xe

Tháng 10/2018, vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM khiến dư luận bàng hoàng. Nạn nhân là Lê Nhật Hào (20 tuổi, quê Bình Thuận), sinh viên năm 3 Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.

Hồ sơ vụ án thể hiện Lê Minh Thuận (SN 2003) là người làm công trong một tiệm vàng bạc tại Bình Chánh. Do muốn có một chiếc xe máy để đi lại nên Thuận nảy sinh ý định sẽ dùng dao khống chế tài xế xe ôm công nghệ Grab để cướp xe.

Nhung vu tai xe Grab bi giet da man gay chan dong du luan-Hinh-2
Bị cáo Lê Minh Thuận tại tòa chiều 23/9. Ảnh: Tuổi trẻ.

Ngày 18/10/2018. Thuận nhắn tin cho bạn gái hỏi bạn thích xe gì. Cô gái trả lời thích xe Yamaha hiệu Exciter nên Thuận càng quyết tâm thực hiện hành vi cướp xe.

Hôm sau, Thuận đi xe buýt đến Bến xe Miền Tây, mua một con dao rồi ngồi uống cafe ở lề đường quan sát. Thuận phát hiện anh Hào vừa chở khách vào bến xe nên chọn xe anh này để cướp.

Thuận bước đến hỏi "từ đây về chợ Hưng Long bao nhiêu tiền". Anh Hào bấm điện thoại và trả lời "76.000 đồng", đồng thời yêu cầu Hào dùng điện thoại để đặt xe. Khi đặt xe thành công, anh Hào chở Thuận từ Bến xe Miền Tây về Bình Chánh.

Khi xe chạy đến khu đất trống đường Song Hành (thuộc khu dân cư Phong Phú 4, xã Phong Phú), Thuận thấy không có ai nên yêu cầu anh Hào dừng xe để kiểm tra tiền. 

Khi anh Hào dừng xe thì Thuận ngồi sau rút dao kê vào bụng anh Hào, yêu cầu anh bỏ điện thoại vào giỏ xe và đưa chìa khóa xe cho Thuận.

Nhung vu tai xe Grab bi giet da man gay chan dong du luan-Hinh-3
Công an phong tỏa, khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Zing. 

Anh Hào làm theo. Lúc này Thuận dùng chân đạp anh Hào ngã xuống vệ cỏ ven đường rồi khởi động xe nhưng bị hệ thống chống trộm kêu lớn. 

Thuận yêu cầu anh Hào đưa điều khiển chống trộm nhưng anh Hào không đưa mà la lên "cướp, cướp..." rồi kéo Thuận xuống xe.

Thấy vậy, Thuận đam một nhát vào bụng anh Hào. Anh vẫn tiếp tục la nên Thuận đâm thêm nhiều nhát vào cổ, lưng, mặt… cho đến khi anh Hào không còn cử động.

Thuận lục lấy điều khiển chống trộm trên người anh Hào, lấy ba lô, xe máy của anh rồi chạy về rủ bạn gái đi chơi nhưng bạn gái không đồng ý. Sau đó, Thuận xóa tất cả các tin nhắn giữa mình và bạn gái, chặn mạng xã hội để tránh bị phát hiện…

Sợ bị phát hiện, Thuận đã vào tiệm sửa xe máy tháo bỏ biển số xe rồi chạy xe trốn về Bến Tre. Ngày 24/10/2018, khi Thuận đang trên đường về Bình Chánh thăm bà ngoại thì bị bắt.

Nạn nhân Lê Nhật Hào tử vong do sốc mất máu bởi đa vết thương đâm thủng gan, phổi, thủng tĩnh mạch chủ bụng, đứt động mạch thận phải…

Bị cáo Lê Minh Thuận bị đưa ra xét xử về hai tội "giết người và cướp tài sản". 

Tài xế Grab bị sát hại ở Bình Chánh

Hot girl xứ Đài lại gây sốc vì mặc hở bạo nơi công cộng

(VietnamDaily) - Cách ăn mặc hở bạo nơi công cộng của hot girl xứ Đài Yui Xin luôn bị chê là quá táo bạo, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bản thân cô nàng nếu gặp fan cuồng quá khích.

Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong

Yui Xin được biết tới là một hot Instagram với gần 2 triệu người theo dõi. Mỹ nhân Đài Loan có phong cách ăn mặc hở bạo nơi công cộng, cuộc sống sang chảnh, giàu có được cô thường xuyên chia sẻ cùng người hâm mộ.

Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-2
Hot girl này còn là người mẫu nội y đình đám tại thị trường châu Á cho những mẫu đồ lót do chính cô thiết kế. Yui Xin mặc áo quây trễ nải khoe vòng 1 lớn khi đi siêu thị, thu hút mọi ánh nhìn.
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-3
Là một người có phong cách thời trang phóng khoáng nên hiếm thấy Yui Xin lên đồ kín đáo bao giờ. 
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-4
Với những người bình thường thì trang phục cô mặc được xem là quá táo bạo, nguy hiểm vì có thể hớ hênh bất kỳ lúc nào thì với cô lại bình thường.
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-5
Cô nàng luôn chọn trang phục gợi cảm khoe lợi thế hình thể ở bất cứ đâu mà không mảy may để ý tới xung quanh.
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-6
Váy áo ôm dáng khoe đường cong cơ thể và lợi thế vòng ngực lớn là thói quen lên đồ được Yui Xin thường xuyên chưng diện.
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-7
Hình thể gợi cảm là yếu tố giúp Yui Xin trở thành mẫu nội y cho các thương hiệu đồ lót nổi tiếng ở thị trường Châu Á. 
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-8
Hiếm khi cô nàng mặc kín đáo thế này. 
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-9
Hot girl xứ Đài chuộng những kiểu áo ôm sát khoe vòng một "khủng". 
Hot girl xu Dai lai gay soc vi mac ho bao noi cong cong-Hinh-10
Chiếc sườn xám với khoảng hở bạo ở ngực khiến bao người "đỏ mặt" vì cô nàng. Ảnh: Internet.