Rolex thiếu cung, đồng hồ xa xỉ khác hưởng lợi

Các thương hiệu đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ như Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet chỉ có mức tăng doanh thu 'khiêm tốn' vào năm 2022, do nhu cầu bán lẻ tiếp tục vượt xa nguồn cung.

Giám đốc điều hành nhà bán lẻ đồng hồ Thụy Sĩ Watches of Switzerland Plc, ông Hugh Brian Duffy cho biết sự bùng nổ nhu cầu đối với đồng hồ Rolex và thiếu nguồn cung đang thúc đẩy sự quan tâm đến những chiếc đồng hồ xa xỉ khác. Vị này nói trong một cuộc phỏng vấn rằng doanh thu của các thương hiệu Thụy Sĩ cao cấp Như Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet chỉ tăng “khiêm tốn” trong năm tài chính 2022. Điều đó đã thúc đẩy sự quan tâm đến các thương hiệu cao cấp khác.

“Chúng tôi đã tăng gấp đôi sản lượng đối với chúng”, Duffy nói về những chiếc đồng hồ như Cartier của Richemont, Omega của Swatch Group, Tag Heuer của LVMH cùng với Tudor và Breitling. Nhà bán lẻ, với 171 cửa hàng ở Anh và Mỹ, cho biết nhu cầu đối với một số mẫu Cartier và Tudor hiện đang gây ra các vấn đề về nguồn cung mới.

“Chúng tôi không thể mua đủ Santos”, Duffy nói về chiếc đồng hồ phi công của Cartier. “Chúng tôi cũng không thể có đủ Tudor”, đặc biệt là các mẫu đồng hồ bấm giờ của thương hiệu, ông nói thêm.

Rolex thieu cung, dong ho xa xi khac huong loi
 Sự thiếu hụt Rolex khiến khách hàng cũng quan tâm đến nhiều thương hiệu khác. Ảnh: Rolex

Những lo ngại về nguồn cung đó đã tác động vào sự sụt giảm đối với cổ phiếu của công ty, khi giao dịch thấp hơn 1% vào lúc 10h49 sáng hôm 18/5 tại London sau khi giảm 4,1% cổ phiếu. Cổ phiếu của công ty đã giảm gần một phần ba vào năm 2022, sau khi tăng gấp 3 lần trong hai năm qua.

Doanh số bán đồng hồ xa xỉ đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch do những người tiêu dùng nhiều tiền thường dùng tiền đáng lý ra sẽ chi cho du lịch, giải trí để mua đồng hồ cao cấp. Các nhà bán lẻ được hưởng lợi nhờ doanh số bán hàng tăng vọt cả trực tuyến và mua trực tiếp sau khi mở cửa trở lại.

Thông tin được tiết lộ vào ngày 18/5 cho thấy doanh thu cả năm của Watches of Switzerland tăng 40% lên 1,54 tỷ USD. Điều đó dự báo doanh thu từ 1,79 USD đến 1,45 USD cho năm 2023.

Giá Rolex và một số thương hiệu Thụy Sĩ xa xỉ khác bắt đầu ổn định hoặc giảm nhẹ trên thị trường bán lại sau khi tăng sốt. Bất chấp ảnh hưởng đó và ảnh hưởng từ chứng khoán, tiền điện tử lao dốc, Duffy cho biết nhu cầu bán lẻ đối với đồng hồ Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet tiếp tục vượt xa nguồn cung.

“Nhu cầu chỉ nằm ngoài quy mô nguồn cụng đối với những thương hiệu đó. Chúng tôi rất muốn có thêm chúng”, vị giám đốc nói thêm.

Rolex thieu cung, dong ho xa xi khac huong loi-Hinh-2
 Ngày càng có nhiều người chi tiêu cho đồng hồ xa xỉ hơn trước. Ảnh: Tudor

Đồng hồ xa xỉ đã trở thành đối tượng đầu tư được đánh giá cao trên khắp thế giới, tuy nhiên, nguồn hàng từ các nhà sản xuất là không đủ. Rolex từng cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản rằng độ hiếm của các sản phẩm của hãng không nằm trong chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên thời gian chờ đợi để sở hữu một chiếc Rolex có thể lên đến hàng năm ở một số nơi trên thế giới. 

Loạt đồng hồ Rolex giá trị cao, được săn lùng nhiều nhất

Daytona, Sky-Dweller, Pepsi và Hulk là 4 mẫu đồng hồ Rolex được săn lùng nhiều nhất năm 2019 trên thị trường thứ cấp.

4 mẫu đồng hồ Rolex có giá trị cao, được săn lùng nhiều nhất năm 2019 trên thị trường thứ cấp theo nhận định của Paul Altieri, CEO kiêm sáng lập của chuyên trang mua bán đồng hồ cao cấp Bob's Watches.

Paul Altieri, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về đồng hồ Rolex với sự am hiểu sâu sắc các dòng đồng hồ từ cổ điển đến hiện đại.

Bên trong nhà máy sản xuất đồng hồ Rolex trước khi đóng cửa vì Covid-19

(VietnamDaily) - Giữa khủng hoảng Covid-19, hãng đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ Rolex đóng cửa tất cả các nhà máy ở Thụy Sĩ trong vòng 10 ngày kể từ ngày 17/3 theo giờ địa phương.

Bi an ben trong nha may san xuat dong ho Rolex truoc khi dong cua vi Covid-19
 Từ lâu, Rolex được biết đến là thương hiệu đồng hồ hạng sang lớn nhất thế giới với hơn 2.000 chiếc được sản xuất mỗi ngày cho doanh thu ước tính khoảng 3 tỷ USD.

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Cổ phiếu GDT có thể tiến đến mức 59.800 đồng/cp?

(Vietnamdaily) - MBS khuyến nghị mua cổ phiếu GDT với giá mục tiêu là 59.800 đồng/cp bằng việc kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng cổ tức (DDM) và phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (GDT) là một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao và bền vững với biên lợi nhuận gộp dao động từ 29-37%, duy trì mức cổ tức tiền mặt rất hấp dẫn khoảng 40%/năm, theo Chứng khoán MB (MBS).