Dấu hiệu ở 'siêu mặt trăng' nghi ngờ có sự sống

Kính thiên văn Huble của NASA đã phát hiện ra bằng chứng về hơi nước trên bầu khí quyển của Ganymede - mặt trăng của sao Mộc.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song
    Dữ liệu tiên tiến từ Máy quang phổ Nguồn gốc vũ trụ (COS) của Hubble đã được kết hợp với dữ liệu cũ và cho thấy không có oxy nguyên tử trong bầu khí quyển của Ganymede.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-2
    Tuy nhiên thay vào đó là hơi nước xuất hiện ở gần xích đạo vào giữa trưa, có thể từ sự thăng hoa của băng. Vì buổi trưa ở mặt trăng Ganymede vẫn đủ ấm để bề mặt bằng giải phóng một số lượng nhỏ phân tử nước.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-3
    Trước đó, theo NASA, mặt trăng Ganymede chứa nhiều nước hơn tất cả đại dương trên Trái Đất cộng lại. Tuy nhiên, vì nhiệt độ quá lạnh nên tất cả nước trên bề mặt đều bị đóng băng. Do nước bị đóng băng nên không hề có sự bốc hơi nào.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-4
    Tuy hơi nước chưa phải điều kiện đủ cho sự sống ngoài hành tinh phát sinh, nhưng điều này cho thấy một môi trường nhiệt độ ôn hòa hơn tưởng tượng vẫn có thể tồn tại trên mặt trăng kỳ lạ này.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-5
    Bên cạnh đó, phát hiện này cũng giúp các nhà khoa học hiểu hơn về bầu khí quyển của Ganymede, lịch sử và quá trình tiến hóa của các hành tinh khí khổng lồ khác.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-6
    Nhóm 4 mặt trăng lớn của Sao Mộc là Ganymede, Europa, Triton và Io đều được cho là có những yếu tố có thể giúp phát sinh sự sống và thủy triều mạnh mẽ để sưởi ấm đại dương ngầm.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-7
    Trước đó, NASA tin rằng dưới lớp vỏ băng của mặt trăng Ganymede là một thế giới đại dương ấm áp hơn nhiều do được sưởi bởi thủy triều.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-8
    Qua kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học NASA đã xác định đại dương sâu 100km, sâu gấp 10 lần so với các đại dương trên trái đất, đang nằm dưới lớp băng dày hơn 150km trên bề mặt Ganymede.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-9
    Trước đó, tàu thăm dò Galileo của NASA, hiện đã ngừng hoạt động, đã đưa về những dấu vết của đại đương trên Ganymede trong quá trình thăm dò Sao Mộc và vệ tinh này từ năm 1995 đến 2003.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-10
    Giống với Trái đất, Ganymede có lõi sắt nóng chảy. Bề mặt Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Là một vệ tinh của Sao Mộc, tuy nhiên, vòng quay của nó ngắn hơn so với các vệ tinh khác.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-11
    Các nhà khoa học NASA đã sử dụng các model máy tính để phân tích và phát hiện ra một đại dương với lớp muối và tĩnh điện bên dưới bề mặt Ganymede giúp vệ tinh này chống lại sức hút của Sao Mộc.
  • Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song-Hinh-12
    Ganymede được xem là mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc nói riêng và hệ Mặt Trời nói chung, lớn hơn cả Sao Thủy.
Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN