Giữa thành phố, dân phải dùng nước bẩn kinh hoàng

Dùng nước bẩn kinh hoàng là thực trạng diễn ra nhiều năm nay khiến người dân phường Đông Lương (TP.Đông Hà, Quảng Trị) bức xúc.

Mất tiền mua nước bẩn
Khu phố 1, phường Đông Lương nằm trong khu đô thị mới nam TP.Đông Hà, thuộc loại sầm uất bậc nhất thành phố trẻ này. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, cư dân sống trong những ngôi nhà khang trang lại mang nỗi lo về sức khỏe do nguồn nước máy kém chất lượng. Cụ thể, người dân bỏ tiền mua nước sạch nhưng phải dùng nước bẩn để sinh hoạt, ăn uống. Nước máy nơi đây cứ vài ba tuần lại có tình trạng đỏ ngầu, bốc mùi tanh khó chịu… Nếu muốn có nước để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt thì người dân phải đi mua nước bình hoặc phải lắp thêm hệ thống lọc mới dám dùng.
Giua thanh pho, dan phai dung nuoc ban kinh hoang
Nước bẩn đe dọa sức khỏe người dân phường Đông Lương. Ảnh: Ngọc Vũ 
Ông Trần Bình Trọng (Khu phố 1, Đông Lương, Đông Hà) cho biết: “Chúng tôi phải lắp đặt thêm các thiệt bị lọc mới dám dùng nước sinh hoạt. Cứ 2 đến 3 tuần người dân phải thay ống lọc một lần, rất tốn kém”. Còn ông Phạm Hồng Thanh (Trưởng Khu phố 1, Đông Lương, Đông Hà) cho hay, trên địa bàn có 250 hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng nước kém chất lượng. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị nhưng không được giải quyết.
Dùng dằng bàn giao
Theo tìm hiểu của PV NTNN, đường ống dẫn nước đến cư dân khu phố 1, Đông Lương do Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh Quảng Trị quản lý suốt 10 năm qua. Cuối tháng 7.2016, UBND tỉnh Quảng Trị đã có 2 quyết định điều chuyển các hệ thống cấp nước sinh hoạt do trung tâm quỹ đất tỉnh đầu tư xây dựng (hình thành từ nguồn ngân sách tỉnh) sang Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị quản lý, sử dụng. Vậy nhưng, đến nay việc bàn giao vẫn dậm chân tại chỗ vì giữa hai đơn vị chưa thống nhất về quan điểm.
Ông Nguyễn Trí Hữu- Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã nhiều lần đề nghị bàn giao nhưng phía công ty nước sạch không nhận với lý do là công ty đã cổ phần hóa. Theo ông Hữu, Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị đã kinh doanh, thu tiền nước sạch của dân nên khi đường ống hư hỏng, nước bẩn thì phải sửa.
Trả lời báo chí, ông Lê Thành Ty - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Trị cho biết, hệ thống đường ống dẫn nước bằng vật liệu thép, qua nhiều năm sử dụng bị gỉ sét là nguyên nhân làm cho nước ở khu vực trên bị đục, bẩn. Còn ông Đào Bá Hiếu-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nước sạch Quảng Trị cho hay, cuối năm 2016, công ty đã gửi 2 văn bản đến Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Quảng Trị đề nghị phối hợp sửa chữa, thay thế đường ống sắt ở khu vực phường Đông Lương nhưng không nhận được hồi âm.
Vị lãnh đạo này cho rằng, nếu muốn công ty nhận bàn giao hệ thống dẫn nước trên thì phải có một đơn vị độc lập thẩm định, xác định giá trị công trình là bao nhiêu để công ty phát hành cổ phiếu ra thị trường nhằm tăng giảm vốn. “Chúng tôi là công ty cổ phần nên không thể nhận bàn giao ngang như vậy được” – ông Hiếu nói. Theo ông Hiếu, bàn giao theo dạng sang tay, không hoàn trả tiền thì khá dễ nhưng bàn giao mà phía công ty phải trả tiền giá trị còn lại cho phía trung tâm quỹ đất thì phải nhiều thủ tục vì liên quan đến việc tăng vốn của công ty, và minh bạch với cổ đông, sàn chứng khoán.
Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã phúc đáp 2 công văn của Công ty cổ phần Nước sạch và thống nhất để công ty sửa chữa, thay thế đường ống. Trong khi đó, ông Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sẽ đi kiểm tra vấn đề nước bẩn tại phường Đông Lương để tìm cách giải quyết sớm nhất.

Bộ Công an trấn áp mạnh băng nhóm xã hội đen

Bộ Công an cho biết thời gian tới sẽ tập trung ngăn chặn hoạt động của các băng nhóm tội phạm, không để tội phạm “lộng hành”, gây lo lắng trong nhân dân.

Ngày 5/7, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017.

Báo cáo cho thấy trong 6 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát đã đấu tranh, góp phần làm giảm 3,8% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều tra khám phá án cao (79,67%), các vụ án đặc biệt nghiêm trọng dư luận quan tâm đều được khẩn trương điều tra làm rõ,…
Bo Cong an tran ap manh bang nhom xa hoi den
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, các vụ “đại án” về kinh tế, tham nhũng được điều tra bảo đảm yêu cầu, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận. Tội phạm ma túy cũng bị bắt nhiều hơn 13,8%, trong đó triệt xóa được nhiều đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy lớn được dư luận đánh giá cao.

Phát biểu tại hội nghị, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, đề nghị lực lượng cảnh sát thời gian tới cần thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm đối phó với tình hình tội phạm đang có nhiều phức tạp.

Theo đó, lực lượng sẽ tập trung trấn áp mạnh các loại tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm hoạt động theo kiểu băng, nhóm “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu…

Đồng thời, chú trọng triển khai các phương án để kịp thời ngăn chặn hoạt động của các băng nhóm tội phạm, không để tội phạm “lộng hành”, gây lo lắng trong nhân dân.

Bên cạnh đó, Tổng cục Cảnh sát cần tiếp tục chỉ đạo chấn chỉnh công tác điều tra, xử lý tội phạm; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai các bộ luật, luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

"Tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm; chủ động nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Bộ các giải pháp để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài…", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ảnh: Hơn 900 hộ dân “khát nước” bên công trình 14 tỷ dở dang

Hàng nghìn nhân khẩu ở xã ven biển Kim Hải (Ninh Bình) sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Để giải quyết, một công trình nước sạch 14 tỷ được nhà nước đầu tư nhưng dở dang suốt 6 năm.

Kim Hải là một xã ven biển của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Từ xưa đến nay, người dân luôn sống trong tình trạch thiếu nước sạch trầm trọng vì giếng khoan nhiễm mặn. Để giải quyết tình trạng này, năm 2010, Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Ninh Bình) đã đầu tư công trình nước sạch với tổng vốn 14 tỷ đồng (trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ hơn 12,5 tỷ, vốn đối ứng của cư dân địa phương gần 1,4 tỷ đồng).
 Kim Hải là một xã ven biển của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Từ xưa đến nay, người dân luôn sống trong tình trạch thiếu nước sạch trầm trọng vì giếng khoan nhiễm mặn. Để giải quyết tình trạng này, năm 2010, Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Ninh Bình) đã đầu tư công trình nước sạch với tổng vốn 14 tỷ đồng (trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ hơn 12,5 tỷ, vốn đối ứng của cư dân địa phương gần 1,4 tỷ đồng).