Giống cây bị đồn là “sát thủ”,lại mang lợi ích khổng lồ

Giống cây bị đồn là “sát thủ”, ai ngờ bên trong chứa “vàng lỏng” trị giá bạc triệu.

Trong giới thực vật, nhiều loại cây thường bị mang tiếng oan là “cây độc” gây hại cho con người. Nhưng trên thực tế, không ít trong số đó lại mang đến lợi ích khổng lồ cho nhân loại.

Giong cay bi don la “sat thu”,lai mang loi ich khong lo
 
Điển hình phải kể đến cây sơn - loại cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thân cây có chứa nhựa sơn - mặt hàng có giá từ 150.000 - 300.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giá đạt đỉnh 500.000 đồng/kg.
Ở Trung Quốc, 1 kg nhựa sơn có thể bán với giá 600 NDT (hơn 2 triệu đồng). Tuy nhiên trước kia, người dân Trung Quốc lại coi cây sơn là “sát thủ”, là “cây tử thần” có thể gây hại cho con người.
Hóa ra, phần thân cây nhiều nhựa sẽ có tính kích thích mạnh, có thể gây viêm da dị ứng. Những người có cơ địa mẫn cảm khi tiếp xúc với nhựa sơn hoặc ngửi mùi sẽ dễ bị ngứa. Vùng da tiếp xúc với nhựa sơn có thể bị phồng rộp, cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi là “sơn ăn” (hoặc lở sơn).
Giong cay bi don la “sat thu”,lai mang loi ich khong lo-Hinh-2
 

Vì lẽ đó, nhiều người dân Trung Quốc thường nói rằng đây là giống cây biết “cắn người”. Họ thường dặn dò con cái khi vào rừng không nên tùy tiện chạm vào cây sơn. Thậm chí, cây sơn còn được xếp vào hàng “tam độc” cùng với rắn và ong độc. 

Tuy nhiên, với những người thợ thu hoạch nhựa sơn lành nghề, họ biết cách khéo léo lấy được nhựa sơn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giong cay bi don la “sat thu”,lai mang loi ich khong lo-Hinh-3
 

Trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế, nhu cầu về nhựa sơn trên hiếm khi hạ nhiệt. Từ thời xa xưa, loại sơn tự nhiên này đã được ứng dụng rộng rãi trên đồ nội thất vì nó có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ, chống oxy hóa, kháng axit, kháng cồn, chịu được nhiệt độ cao và nhiều ưu điểm khác. Nếu sử dụng loại sơn tự nhiên này, đồ đạc trong nhà bạn sau hàng chục năm vẫn sẽ giữ nguyên diện mạo như mới. 

Ngoài nhựa sơn, hạt của cây sơn cũng là một mặt hàng giá trị cao. Người ta thường dùng nó để chiết xuất dầu và dùng trong một số ngành công nghiệp hóa chất. Còn vỏ quả có thể dùng để làm thành sáp. Gỗ của cây sơn cũng có thể dùng làm vật liệu xây dựng, vì lõi cây có màu sắc đặc biệt tươi sáng, từ đỏ tươi, đỏ tím cho đến tím đậm. Hơn nữa, loại gỗ này có độ bóng cao và kết cấu rất mịn, rất thích hợp để làm vật liệu xây dựng hay làm đồ nội thất.

Ngai của hoàng đế ngày xưa có được làm từ vàng thật?

Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.

Ngai cua hoang de ngay xua co duoc lam tu vang that?

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng của vua chúa ngày xưa không phải được làm từ vàng hoàn toàn, mà bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Sơn son được chế ra từ nhựa cây sơn ở nước ta. Thếp vàng là trang trí dán lớp vàng lá, vàng quỳ dát mỏng lên mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, đồng... để tạo màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng. Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.

Ngai cua hoang de ngay xua co duoc lam tu vang that?-Hinh-2

Hiện nay, duy nhất ngai vàng của triều Nguyễn còn tồn tại. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chiếc ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, thọ, may mắn.

Vào rừng săn “nước mắt của cây”, 1kg thu về bạc triệu

Những giọt “nước mắt” này có màu giống như mạch nha, là vật liệu quý hiếm trong ngành hội họa Việt Nam.

Từ xa xưa, sơn ta đã là một vật liệu quen thuộc trong ngành sơn mài. Sơn ta hay còn gọi là sơn sống, là chất nhựa tiết ra từ cây sơn. Người ta sẽ pha chất nhựa này với bột màu tự nhiên để vẽ. Tuy nhiên, rất khó để thu hoạch được loại nhựa này.
Người ta phải thức dậy từ sáng sớm trước khi mặt trời lên để “săn” thứ nhựa này vì sau thời gian đó, cây sẽ không tiết nhựa nữa. Khoảng 300 cây sơn mới thu được 1kg nhựa. Có thể nói, đây là một mặt hàng vô cùng quý hiếm. Vào năm 2021, giá nhựa sơn lên đến hơn 400.000đ/kg, mang lại thu nhập khả quan cho nhiều hộ trồng cây sơn.

Loại quả này có thể… tạo ra muối, ở Việt Nam cũng trồng được

Giống cây này mọc nhiều ở nước ta và được biết đến với cái tên cây sơn muối.

 Như chúng ta đã biết, trái cây thường chỉ có 1 trong 4 vị: đắng, cay, ngọt, chua. Ít ai biết rằng có 1 loại “quả”… chứa muối mặn, từng được nhiều người sử dụng thay muối trước kia.

Giống cây này có tên gọi là cây muối rừng (hoặc cây sơn muối, diêm phu mộc). Điểm đặc biệt của sơn muối là dịch mà nó tiết ra có chứa muối. Trước kia ở 1 số vùng nông thôn Trung Quốc, nhiều gia đình không đủ tiền mua muối đã nhanh trí dùng sơn muối để thay thế. Chỉ cần bóp nhẹ sơn muối là “muối mặn” sẽ tiết ra, sau đó có thể sử dụng để chế biến như gia vị thông thường.