Giới trẻ TQ nợ nần ngập đầu vì vay nợ online

Các dịch vụ tài chính online bùng nổ tại Trung Quốc đã đẩy nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi, thu nhập thấp vào cảnh nợ nần chồng chất.

Tháng 6/2018, Zeng Jinpeng vay hơn 10,000 NDT (1,500 USD) qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Chàng trai Thượng Hải 23 tuổi trả tiền cho việc mua online thực phẩm, quần áo và tour du lịch bằng ứng dụng thẻ tín dụng ảo Huabei, một sản phẩm của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.
Chi tiêu của Zeng thường vượt quá nguồn thu nhập duy nhất là khoản trợ cấp hàng tháng 8,000 NDT (khoảng 1,100 USD) từ cha mẹ anh. Anh đã cố gắng trả nợ theo từng đợt, thậm chí vay từ Jiebei, một dịch vụ tín dụng khác cũng thuộc sở hữu của Alibaba.
Nhưng cuối cùng cha mẹ vẫn phải đứng ra trả nợ cho anh.
Vay nợ dễ dàng nhờ công nghệ
Câu chuyện về Zeng là trường hợp điển hình của "Thế hệ Z" (sinh từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2000) của Trung Quốc. Những người tiêu dùng trẻ tuổi có thu nhập thấp và do đó hầu như không có lịch sử tín dụng.
Tuy nhiên, họ có thể dễ dàng được cung cấp hạn mức tín dụng từ các ngân hàng hay công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính và hàng loạt kênh cho vay không chính thức khác.
Gioi tre TQ no nan ngap dau vi vay no online
 Vay tiền qua app điện thoại ngày càng trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Ảnh: Earnin.
Theo thống kê của S&P Global, vay nợ hộ gia đình ở Trung Quốc đã tăng lên đến 54% GDP trong quý I/2019. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với Mỹ (66%), Hong Kong (72%) hoặc Hàn Quốc (100%) nhưng tốc độ gia tăng nhanh gây nhiều lo ngại.
Giữa tháng 7, Fitch Ratings cảnh báo hiện tượng tiêu dùng ồ ạt do vay nợ “thường có thể dẫn tới những biến động mạnh trên thị trường”.
Thói quen chi tiêu của giới trẻ đang gây lo ngại. Cuối năm ngoái, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Zhou Xiaochuan cảnh báo nhiều người trẻ nước này mua sắm quá mức nhờ các dịch vụ tín dụng online.
Theo một nghiên cứu của Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu hậu quả nếu nợ phình to đến mức khiến các hộ gia đình cạn tiền, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm.
Tỷ lệ vay nợ có thể cao hơn các số liệu chính thức
Trung Quốc đang chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư sang một nền kinh tế tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng sẽ khiến chiến lược đó chệch đường ray vào thời điểm xuất khẩu bị hạn chế bởi chiến tranh thương mại với Mỹ.
Cho vay tiêu dùng không thế chấp tăng 20% mỗi năm tại Trung Quốc kể từ năm 2008. Sự cạnh tranh dữ dội trên thị trường khiến các tổ chức tài chính lôi kéo cả những người vay có giá trị tín dụng thấp như Zeng.
Gioi tre TQ no nan ngap dau vi vay no online-Hinh-2
 Các công ty tài chính đang hướng tới đối tượng khách hàng là giới trẻ. Ảnh: Shutterstock. 
Huabei tính lãi Zeng 0,05% mỗi ngày, tương đương tỷ lệ hàng năm là 18,25%. Dịch vụ này cung cấp các gói tín dụng từ 500 (72 USD) đến 50.000 NDT (7.245 USD). Người vay sẽ trả góp hàng tháng. Các đối thủ của Alibaba, bao gồm JD.com Inc., cũng có những sản phẩm tương tự.
Không giống như nợ thẻ tín dụng, các khoản vay được cung cấp trên những nền tảng này không được ghi nhận trong dữ liệu chính thức. Công ty tư vấn IResearch dự đoán tài chính tiêu dùng thông qua Internet sẽ tăng gấp đôi, lên 19.000 tỷ NDT (khoảng 2.754 tỷ USD) vào năm 2021, từ mức 7.800 tỷ NDT (khoảng 1.130 tỷ USD) năm ngoái.
Năm 2018, nhà chức trách Trung Quốc mở một số chiến dịch hạn chế hình thức cho vay ngang hàng. Về phần Zeng, anh cho biết đang cố gắng tiết kiệm hơn một chút và đã có một khoản thu nhập nhỏ từ kỳ thực tập ở Thượng Hải.
“Tôi đã đặt giới hạn tín dụng ở mức thấp hơn”, anh nói. “Vì vậy tôi hy vọng có thể điều chỉnh mức chi tiêu phù hợp với thu nhập của mình”.

Loạt “ông lớn” nợ trăm tỷ tiền thuế: Lũng Lô, Lilama, Sông Đà

(Kiến Thức) - Trong danh sách 191 đơn vị nợ thuế vừa được Cục Thuế Hà Nội công khai, xuất hiện nhiều "ông lớn" bất động sản như Lũng Lô, Lilama, Sông Đà-Thăng Long...

Cục Thuế Hà Nội vừa công khai danh sách 191 đơn vị nợ thuế, phí và các khoản liên quan đến đất tháng 4/2019 với số nợ 3.382,7 tỷ đồng.
Trong đó, có 183 doanh nghiệp nợ trên 2.586 tỷ đồng thuế, phí; 5 doanh nghiệp nợ hơn 251 tỷ đồng tiền thuê đất và 3 chủ dự án nợ tiền sử dụng đất tổng nợ trên 544 tỷ đồng.

Hơn 1 năm sau vụ cháy kinh hoàng ở Carina Plaza, Năm Bảy Bảy báo lãi ‘khủng’

Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB) mới đây đã công bố báo cáo kinh doanh hợp nhất quý II/2019 với lợi nhuận sau thuế đạt 228 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 vừa công bố, doanh thu thuần của Năm Bảy Bảy trong quý II đạt 110,2 tỷ đồng tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng lên của khoản doanh thu này có đóng góp lớn từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hơn 102,4 tỷ đồng, bên cạnh đó doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng ghi nhận đạt đến 7,7 tỷ đồng.
Hon 1 nam sau vu chay kinh hoang o Carina Plaza, Nam Bay Bay bao lai ‘khung’
 Chung cư Carina Plaza bị cháy vào tháng 3/2018

Công ty CP Viptour- Togi đứng đầu danh sách nợ thuế ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công khai danh sách nợ thuế, phí và tiền thuê đất đợt tháng 1/2019 với tổng số tiền nợ là 244.302 triệu đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Viptour- Togi  đứng đầu danh sách với 157.610 triệu đồng.
 

Theo đợt công bố danh sách doanh nghiệp nợ thuế lần này, tính đến thời điểm 30/11/2018, Hà Nội có 8 doanh nghiệp nợ 209.868 triệu đồng tiền thuê đất và 88 doanh nghiệp nợ thuế, phí với số tiền 34.434 triệu đồng.
Cong ty CP Viptour- Togi dung dau danh sach no thue o Ha Noi
Tính đến 30/11/2018, Công ty cổ phần Viptour- Togi với số nợ tiền thuê đất là 157.610 triệu đồng. Ảnh minh họa.