Giới nghiên cứu quốc tế nghĩ gì về Cách mạng tháng Tám?

(Kiến Thức) - Đối với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế, dân tộc Việt Nam thực sự đã làm nên điều kỳ diệu với chiến thắng vẻ vang trong Cách mạng tháng Tám vào 19/8/1945.

Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công là một trong những sự kiện quan trọng và hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Dân tộc Việt Nam đã làm nên điều diệu kỳ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong suốt gần 1 thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế hơn 1.000 năm, và lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với dân tộc Việt Nam, mà còn tác động tới nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ.
Đối với nhiều nhà nghiên cứu và sử gia quốc tế, Cách mạng tháng Tám là sự kiện đặc biệt ấn tượng và trong suốt 73 năm qua, họ đã dành nhiều thời gian cũng như tâm huyết để nghiên cứu, tìm hiểu. Càng đi sâu vào tìm hiểu, họ lại càng cảm phục trước thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, đặc biệt là cuộc Cách mạng tháng Tám.
Gioi nghien cuu quoc te nghi gi ve Cach mang thang Tam?
Đánh chiếm Bắc Bộ Phủ - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội vào tháng 8/1945. Nguồn ảnh: Tư liệu TTXVN. 
Trong cuốn sách “The Vietnamese Revolution of 1945-Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” (Tạm dịch: Cách mạng Việt Nam 1945-Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh), nhà sử học Na Uy Stein Tonnesson cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện tổng tuyển cử, thành lập chính phủ hợp pháp dựa trên quyền tự do dân chủ: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”.
“Cách mạng Việt Nam quan trọng và không phải chỉ thuần túy trong bối cảnh Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam nằm trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của một đường lối đấu tranh lớn khác sau chiến tranh, đó là quá trình phi thực dân hóa”, chuyên gia Stein Tonnesson viết.
Gioi nghien cuu quoc te nghi gi ve Cach mang thang Tam?-Hinh-2
Cuốn sách “The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” của nhà sử học Na Uy Tonnesson. Ảnh: Amazon.com. 
Nhà sử học Mông Cổ Sanon Ish Dashtsevel ca ngợi vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cuộc Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi.
“Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là do đường lối và chính sách đúng đắn khoa học của Đảng Cộng sản, dưới sự lãnh đạo tài ba của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được mọi tầng lớp trong xã hội, đoàn kết đấu tranh để thực hiện thành công mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, mang lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân”, Sanon Ish Dashtsevel nhấn mạnh.
Nhà sử học người Pháp Alain Ruscio đã có hơn 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến và cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Chuyên gia Alain Ruscio rất cảm phục trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, đặc biệt Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong số các nước trên thế giới bị thực dân Pháp đô hộ đã thành công trong cuộc kháng chiến của mình. Theo Alain Ruscio, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh đòi độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ.

Mời độc giả xem video: Cách mạng tháng Tám - Bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam (Nguồn: VTC16)

Đồng quan điểm với sử gia Alain Ruscio, nhà sử học nổi tiếng người Pháp Charles Fournieau cũng cho rằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là cuộc cách mạng hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn có tác động lớn trên thế giới, nhất là đối với các nước thuộc địa khi đó.
Cũng theo Fournieau, cuộc Cách mạng Tháng Tám đánh dấu thời điểm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống lại sự chiếm đóng của giặc ngoại xâm, đồng thời đánh dấu sự chuyển giao sang thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam.
Với nhà báo, nhà nghiên cứu người Pháp Daniel Roussel, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 là biểu tượng của cuộc đấu tranh kỳ kiệu của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; là biểu tượng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định quyền làm chủ vận mệnh của dân tộc Việt Nam.
Nhà báo Daniel Roussel cũng ca ngợi chiến lược tài ba của các nhà lãnh đạo Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
“Nổi bật trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nắm bắt được tình hình thế giới, tận dụng thời cơ, phối hợp hành động, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp” là nhận định của chuyên gia sử học Francis Gendreau.

Ảnh hiếm về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga 100 năm trước

(Kiến Thức) - Đài Sputnik mới đây đăng tải loạt ảnh giá trị về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, một trong những sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc
Cách mạng Tháng Mười Nga, một trong những sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, diễn ra tại Nga vào tháng Mười (theo lịch mới là tháng 11) năm 1917 và có ảnh hưởng đến tiến trình tiếp theo của lịch sử toàn thế giới. Ảnh: Cuộc tấn công Cung điện Mùa đông ở Petrograd ngày 25/10/1917. Cảnh trích từ bộ phim "Tháng Mười" của Sergei Eisenstein và Grigori Aleksandrov. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-2
Đảng Bolshevik (Đảng Xã hội-Dân chủ Nga Bolshevik) với Vladimir Ulyanov (bí danh trong Đảng là Lenin)  đóng vai trò khởi xướng, tư tưởng gia và nhân vật chính lãnh đạo cách mạng. Ảnh: Vladimir Lenin - nhà tổ chức và người lãnh đạo Cách mạng tháng Mười 1917 ở Nga. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-3
 Kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười, nước Nga thay đổi chính quyền. Từ đó, đất nước do Chính phủ vô sản lãnh đạo, thay cho chính quyền tư sản. Ảnh: Đội ngũ binh sĩ cách mạng diễu hành trên phố Nikolskaya ở Matxcơva năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-4
 Đội thủy thủ vũ trang và binh lính kéo về tràn ngập Cung điện Mùa đông những ngày tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-5
Pháo thủ bảo vệ Cung điện Mùa đông những ngày tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-6
 Đội Cận vệ Đỏ trên đường phố Petrograd năm 1917. Ảnh: Sputnik.
Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-7
Công nhân trên xe bọc thép ở Quảng trường Đỏ tại Matxcơva năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-8
Các thủy thủ Baltic tham gia tấn công vào Cung điện Mùa đông ở Petrograd vào tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-9
 Tuần dương hạm “Rạng Đông” năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-10

Cuộc mít tinh của công nhân và binh lính Petrograd ngày 25/10 (tức ngày 7/11) năm 1917. Ảnh: Sputnik.


Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-11
 Lính gác bảo vệ văn phòng của V.I. Lenin ở Smolnyi. Petrograd năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-12
 Cung điện Tiểu Nikolayevsky bị hư hại năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-13
Chiến sĩ Cận vệ Đỏ bên đống lửa trong những ngày Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười tại thành phố Petrograd vào tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-14
Gian Gothic trong Cung điện Mùa đông – dinh thự của Chính phủ lâm thời, sau khi những người Bolshevik giành được trong cuộc Cách mạng Tháng Mười ngày 7/11/1917 tại thành phố Petrograd. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-15
Cuộc cách mạng tư sản-dân chủ tháng Hai năm 1917, khởi đầu nổi dậy ở Petrograd. Ảnh: Sputnik.

Vì sao vụ án Đoàn Thị Hương bị kéo dài?

(Kiến Thức) - Sau quá trình điều tra và thẩm vấn kéo dài hơn một năm với nhiều phiên tòa xét xử ở các cấp, Malaysia chưa thể ra phán quyết cuối cùng về vụ sát hại người được cho là Kim Jong-nam cũng như "số phận" của bị cáo Đoàn Thị Hương.

Sáng ngày 16/8, nghi phạm Đoàn Thị Hương (30 tuổi, người Việt Nam) và Siti Aisyah (26 tuổi, người Indonesia) đã được áp giải đến Tòa Thượng thẩm Shah Alam ở thủ đô Kuala Lumpur để nghe tuyên án về vụ sát hại người được cho là Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) vào tháng 2/2017.
Sau quá trình đọc phán quyết kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Shah Alam Azmi Ariffin đã ra phán quyết Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah tiếp tục bị giam giữ để bước vào phiên tranh tụng nhằm bào chữa cho hành động của họ.

Nhìn lại diễn biến chính vụ án Đoàn Thị Hương

(Kiến Thức) - Đoàn Thị Hương, nghi phạm người Việt Nam liên quan đến vụ sát hại ông Kim Jong-nam, người được cho anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 2/2017, luôn khẳng định mình vô tội trong các phiên tòa xét xử tại Malaysia.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong
 Vụ án Đoàn Thị Hương bắt đầu vào ngày 13/2/2017 khi ông Kim Jong-nam, người được cho là anh trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị sát hại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia. Nghi phạm ban đầu được xác định là hai người phụ nữ, trong đó có Đoàn Thị Hương (30 tuổi, người Việt Nam). Ảnh: Daily Star.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-2
 Từ ngày 15-18/2/2017, cảnh sát Malaysia bắt giữ 3 nghi phạm liên quan đến vụ sát hại người được cho là ông Kim Jong-nam là Đoàn Thị Hương (trái), Siti Aisyah (phải, người Indonesia) và Ri Jong Chol (quốc tịch Triều Tiên). Ảnh: AP.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-3
 Ngày 18/2-19/2/2017: Bốn người Triều Tiên nghi chủ mưu vụ ám sát Kim Jong-nam là Ri Jae Nam, O Jong Gil, Ri Ji Hyon và Hong Song Hac bị Interpol truy nã. Ảnh: itv.com.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-4
Ngày 24/2/2017, Malaysia công bố chất độc thần kinh VX đã được sử dụng trong nghi án sát hại ông Kim Jong-nam. Được biết, VX là một trong những vũ khí hóa học chết người nhất trên thế giới. Ảnh: The Malaysia Times. 

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-5
 Ngày 1/3/2017: Tại tòa án huyện Sepang, bang Selangor, Đoàn Thị Hương cùng nghi phạm người Indonesia, Siti Aisyah, bị cáo buộc tội mưu sát theo Điều 302 của Luật hình sự Malaysia và đối diện mức án tử hình. Theo luật sư bào chữa Selvam Shanmugam, Đoàn Thị Hương khi đó vẫn bình tĩnh và khẳng định mình vô tội sau khi nghe lời buộc tội. Ảnh: Yahoo.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-6
 Ngày 2/3/2017: Sau phiên tòa ngày 1/3, hai nữ nghi phạm bị tạm giam tại nhà tù Kajang ở bang Selangor. Trong khi đó, nghi phạm người Triều Tiên Ri Jong Chol được thả vì không đủ chứng cứ buộc tội và bị trục xuất về nước. Ảnh: New York Post.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-7
Ngày 10/3/2017: Công dân mang hộ chiếu Kim Chol bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur hồi tháng 2/2017 được xác định chính là ông Kim Jong-nam. Ảnh: Indian Epxress. 

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-8
 Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 7/2017: Nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đã phải ra hầu tòa nhiều lần. Ảnh: AP.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-9
 Ngày 2/10/2017: Đoàn Thị Hương và nghi phạm Indonesia tham dự phiên thượng thẩm đầu tiên có phần tranh tụng gồm nhiều đợt tại Tòa án cấp cao Shah Alam của Malaysia. Ảnh: Hindustan Times.

Nhin lai dien bien chinh vu an Doan Thi Huong-Hinh-10
 Ngày 16/8/2018: Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Shah Alam ở Malaysia ra phán quyết bị cáo Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ tiếp tục bị giam giữ để bước vào phiên tranh tụng nhằm bào chữa cho hành động của mình. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài vài tháng. Ảnh: CNA.