Giới chuyên gia nói gì vụ đụng độ Nga-Ukraine trên Biển Đen?

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định riêng xung quanh vụ Nga bắt giữ ba tàu chiến Ukraine trên Biển Đen cuối tuần trước, khiến mối quan hệ giữa hai nước vốn đã căng thẳng nay lại trở nên xấu đi.

Mối quan hệ Nga-Ukraine đột nhiên căng thẳng trở lại những ngày qua bắt nguồn từ vụ Moscow nổ súng và bắt giữ 3 tàu chiến cùng 24 thủy thủ Ukraine được cho là vi phạm lãnh hải của Nga trên Biển Đen ngoài khơi Crimea hôm 25/11.
Ngay sau đó, Ukraine lên tiếng chỉ trích Nga vi phạm luật pháp quốc tế, yêu cầu Nga thả tàu và phóng thích các thủy thủ bị bắt giữ, đồng thời đề nghị Mỹ, NATO cùng Liên Hợp Quốc đưa ra những phản ứng quyết liệt.
Trước tình hình hiện nay, Maxim Tucker, một chuyên gia về vấn đề Ukraine thuộc Quỹ Xã hội Mở, cho rằng sự cố xảy ra trên Biển Đen cho thấy mức độ leo thang “kịch tính” trong mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
“Đây là lần đầu tiên lực lượng Nga công khai nổ súng vào các tàu chiến Ukraine như vậy”, NBC News dẫn lời chuyên gia Maxim.
Gioi chuyen gia noi gi vu dung do Nga-Ukraine tren Bien Den?
Mối quan hệ Nga-Ukraine trở nên xấu đi sau sự cố trên Biển Đen hôm 25/11. Ảnh: Asia News. 
Còn theo Matthew Rojansky, giám đốc Viện Kennan thuộc Viện nghiên cứu Woodrow Wilson ở Washington (Mỹ), vụ đụng độ tàu trên Biển Đen vừa qua có thể mang lại lợi ích chính trị cho cả Ukraine và Nga.
“Đây có thể được coi là một công cụ chính trị thuận lợi cho cả hai bên trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine Poroshenko chỉ còn vài tháng nữa sẽ diễn ra, còn Tổng thống Nga Putin sẽ nhận được sự ủng hộ từ người dân trong nước”, chuyên gia Matthew nói thêm.
Được biết, ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức ký sắc lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn quốc trong thời gian 60 ngày, có hiệu lực từ 15h ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ địa phương).
Việc ban bố thiết quân luật được cho là một động thái có lợi cho Tổng thống Poroshenko, khi tỷ lệ ủng hộ ông đang giảm xuống dù nỗ lực cho chiến dịch tái tranh cử vào tháng 3/2019. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử sẽ được hoãn lại nếu thiết quân luật vẫn được duy trì tới lúc đó và ông có thể tiếp tục giữ vững vị trí của mình.
Yevhen Filindash, một chuyên gia phân tích chính trị độc lập tại Kiev và là cựu nghị sĩ Quốc hội Ukraine, nhấn mạnh rằng thiết quân luật từng không được ban bố kể cả sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014 hay trong những cuộc giao tranh tiếp diễn giữa lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn và Quân đội Kiev ở miền Đông Ukraine.
“Điều đó khá rõ ràng. Tổng thống Ukraine không muốn cuộc bầu cử này vì biết rằng sẽ thua”, Yevhen nói.

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh ban bố thiết quân luật trên toàn quốc trong 60 ngày (Nguồn: Youtube)

Còn Pepe Escobar, chuyên gia phân tích quốc tế chuyên về tình hình Trung Á và Trung Đông, cho rằng Kiev có những tính toán chính trị khá rõ ràng trong vụ đụng độ vừa qua. Mục đích của Kiev là làm gia tăng căng thẳng với Moscow và thu hút sự chú ý của các đồng minh, đối tác phương Tây cũng như sự ủng hộ của cử tri Ukraine trước thềm cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 3/2019.
Trong khi đó, chuyên gia Bogdan Bezpalko, thành viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng quan hệ quốc tế trực thuộc Tổng thống Nga, nhận định trong vụ bắt giữ tàu chiến Ukraine cuối tuần qua, Kiev cố tình khiêu khích để Moscow sử dụng vũ lực nhằm mục đích cô lập Nga trên trường quốc tế.
Cũng theo chuyên gia Bezpalko, hành vi khiêu khích do Kiev tiến hành có thể tác động đến chiến dịch tranh cử tổng thống Ukraine của ông Poroshenko trong năm tới.
“Thiết quân luật có thể được kéo dài vô thời hạn và cuộc bầu cử thậm chí có thể bị hủy bỏ”, TASS dẫn lời chuyên gia Bezpalko.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Các “ông lớn” phản ứng ra sao?

(Kiến Thức) - Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), NATO và Liên Hợp Quốc đã lên tiếng sau vụ lực lượng Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu chiến thuộc Hải quân Ukraine được cho là xâm phạm lãnh hải của Nga trên Biển Đen sáng 25/11.

Sáng 25/11, khi lực lượng Biên phòng Nga nổ súng và bắt giữ ba tàu Hải quân Ukraine được cho là xâm phạm vùng biển của Nga ngoài khơi bán đảo Crimea trên Biển Đen, đã khiến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng và dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự giữa Moscow và Kiev có thể xảy ra.
Sau vụ việc này, Tổng thống Mỹ Donald nói với các phóng viên rằng ông không thích những gì đang xảy ra giữa Nga và Ukraine tại eo biển Kerch vừa qua, đồng thời hy vọng vụ việc sẽ được giải quyết và tình hình có thể sớm ổn định.

Nga bác cáo buộc “dính líu” vụ ám sát đại tá Ukraine

(Kiến Thức) - Một nghị sĩ Nga đã bác bỏ cáo buộc của Kiev rằng cơ quan an ninh Nga có thể liên quan đến vụ nổ ở Kiev khiến đại tá Ukraine mất mạng.

>>> Mời quý độc giả xem video được cho là ghi lại khoảnh khắc vụ nổ xảy ra ở thủ đô Kiev, Ukraine, hôm 27/6: (Nguồn: Youtube/Sputnik)