Giật mình những dự án của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chuyện dự án ở đèo Hải Vân bấy lâu nay thu hút sự quan tâm của cả nước, từ người dân đến các đại biểu Quốc hội, tướng lĩnh quân đội…

Nó thu hút sự chú ý của dư luận bởi cái sự lạ: một nơi xung yếu trong thế phòng thủ đất nước lại được người ta dễ dàng cho nước ngoài thuê vì mục đích… kinh tế???
Nó còn lạ ở chỗ người dân hiểu được tính chất nghiêm trọng của dự án đối với an ninh quốc gia nhưng lãnh đạo địa phương lại không thấy được điều đơn giản ấy?
Đường vào dự án World Shine - Huế trên Hải Vân. Ảnh: Pháp luật.
Đường vào dự án World Shine - Huế trên Hải Vân. Ảnh: Pháp luật. 
Lại lạ nữa khi mới đây ông Huỳnh Hùng, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình TP Đà Nẵng, cho báo chí hay: Công ty TNHH Silver Shores (có lãnh đạo là người Trung Quốc) gửi đơn xin TP làm dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực Sơn Trà. Không những thế, công ty này còn xin đất ở huyện Hòa Vang để trồng rau mà theo ông Hùng, đây là vị trí nằm trên hướng rút lui chiến lược quốc phòng khi có sự cố.
Công ty TNHH Silver Shores còn thực hiện tiếp một loạt dự án khác như dự án khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Vị trí này cũng theo ông Hùng nằm ngay giữa hai trận địa pháo phòng không C2 và C11 của Sư đoàn 375.
Quả thực, đọc những thông tin trên không khỏi giật mình. Xâu chuỗi các dự án ấy sẽ thấy, chúng tạo thành một thế liên hoàn trong khu vực: có dự án trấn ở tầm cao, tầm xa, chẹt lấy yết hầu đất nước, khống chế cả khu vực Đà Nẵng (dự án trên đèo Hải Vân), có dự án tầm gần (dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực Sơn Trà), có dự án chặn đường rút lui (dự án trồng rau ở Hòa Vang), có dự án nằm ngay giữa thế trận phòng không (dự án khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn)…
Người ta có thể biện minh đấy chỉ thuần túy là những dự án kinh tế. Thì đúng là thế, có ai bảo đấy là dự án quân sự đâu! Nhưng người ta quên mất, vị trí đặt các dự án không đơn thuần là kinh tế.
Từ câu chuyện dự án đèo Hải Vân, Bộ Quốc phòng nên rà soát lại toàn bộ các dự án liên quan đến Trung Quốc trong cả nước, từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh rồi Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh cho đến Tây Nguyên, Cà Mau… Hãy đánh dấu những dự án ấy trên bản đồ để xem nó có ý nghĩa gì đối với thế trận quốc phòng và an ninh đất nước?
Ngày xưa, khi Trọng Thủy xin ở rể An Dương Vương, vì quá tin vào tình hữu hảo người ta chỉ nghĩ đó là chuyện hạnh phúc của đôi lứa. Chỉ đến khi nước mất nhà tan mới thấm đau bài học của sự lơ là mất cảnh giác.
Câu chuyện ấy đến hôm nay và mãi mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị.

Văn hóa từ quan ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Số lượng quan chức xin từ chức đã ít, những người từ chức vì lòng tự trọng lại càng hiếm. Không ít người sai phạm, từ chức để trốn vòng lao lý.  

Một số quan chức, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan nhà nước xin từ chức thời gian qua đã khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên, bàn luận. Tuy nhiên, có một thực tế là số lượng quan chức xin từ chức đã ít, những người từ chức vì lòng tự trọng lại càng ít hơn. 

Tận mục dự án “nóng” TP Hà Nội xây sát hồ Gươm

(Kiến Thức) - Dù bị người dân và nhiều nhà sử học can ngăn nhưng Dự án Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm sẽ vẫn được khởi công vào cuối năm 2014.

Công trình Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm nằm trên khu đất có diện tích 242,2m2, tại ngã ba phố Lê Thái Tổ, Lương Văn Can và giáp Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tiếp nối đầu hồi tòa nhà Long Vân - Hồng Vân. Công trình có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Công trình Trung tâm thông tin văn hóa sát hồ Gươm nằm trên khu đất có diện tích 242,2m2, tại ngã ba phố Lê Thái Tổ, Lương Văn Can và giáp Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tiếp nối đầu hồi tòa nhà Long Vân - Hồng Vân. Công trình có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.

Đề phòng mưa lũ gây thiệt hại nặng sau bão số 4

(Kiến Thức) - Sáng 30/11, nước lũ lên nhanh đã gây lũ lụt ở Phú Yên làm nhiều tuyến đường giao thông, cầu bị ngập nặng khiến nhiều khu vực bị cô lập.

Nước lũ trên sông Kỳ Lộ dâng cao, ngập cầu La Hai chia cắt huyện Đồng Xuân (Phú Yên).
Nước lũ trên sông Kỳ Lộ dâng cao, ngập cầu La Hai chia cắt huyện Đồng Xuân (Phú Yên).

Sáng 30/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương họp với lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và tỉnh Phú Yên, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 4.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các địa phương chủ động phòng, chống mưa lũ sau bão số 4, đồng thời nắm bắt tình hình thiệt hại và định hướng khắc phục hậu quả.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho biết, vào các huyện, thị xã phía bắc tỉnh Phú Yên, phía nam Bình Định với gió cấp 6, cấp 7, bão số 4 đổ bộ không gây thiệt hại gì đáng kể.

Tính đến thời điểm hiện tại, bão số 4 không gây thiệt hại về người, nhưng gió mạnh đã làm sập và tốc mái 33 ngôi nhà tạm, mưa to tại một số huyện phía bắc thủy điện La Hiên nước qua tràn, bắt đầu xả lũ.

Bà Nguyễn Thị Minh Lệ (xã Xuân Lâm, huyện Sông Cầu, Phú Yên) bàng hoàng khi gần 10 sào lúa của gia đình bị đổ sau bão số 4.
Bà Nguyễn Thị Minh Lệ (xã Xuân Lâm, huyện Sông Cầu, Phú Yên) bàng hoàng khi gần 10 sào lúa của gia đình bị đổ sau bão số 4.