Giáo viên muốn nâng lương phải nộp tiền “bồi dưỡng”

Muốn có quyết định nâng lương và các khoản phụ cấp, hàng ngàn giáo viên ở Quảng Ngãi phải nộp một khoản làm ngoài giờ cho cán bộ phòng GD-ĐT.

Chiều 8/3, lãnh đạo huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, đã gửi văn bản yêu cầu Đảng ủy phòng GD-ĐT huyện này chỉ đạo chấm dứt ngay việc thu tiền trái quy định của giáo viên các bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở khi nhận quyết định nâng lương.
Ngoài ra, huyện ủy Bình Sơn đề nghị cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm, khắc phục hậu quả đối với các cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm. Khẩn trương hoàn trả đầy đủ số tiền đã thu trong năm 2018 cho các giáo viên liên quan, đồng thời lấy ý kiến giáo viên trên địa bàn huyện về giải quyết hậu quả đối với số tiền đã thu liên quan, đảm bảo tính khách quan.
Giao vien muon nang luong phai nop tien “boi duong”
Ảnh minh họa.
Trước đó, ngày 2/1, trên cơ sở đơn thư tố giác của công dân, ban thường vụ Huyện ủy Bình Sơn đã thành lập Tổ xác minh làm rõ việc, chuyên viên Tổ chức phòng GD-ĐT huyện thu 10.000 đồng/1 quyết định nâng lương của giáo viên.
Kết quả xác minh cho thấy, bộ phận tổ chức phòng GD-ĐT huyện Bình Sơn đã tự ý thu tiền của giáo viên sai quy định suốt 12 năm qua.
Theo đó, mỗi giáo viên nhận quyết định nâng lương hoặc một số khoản phụ cấp phải nộp cho bộ phận tổ chức số tiền 10.000 đồng.
Chỉ riêng năm 2018, đã có 2.416 giáo viên phải nộp khoản thu trái quy định này.
Lý giải với tổ xác minh về việc thu tiền nâng lương, ông Hường Vĩnh Nhân, chuyên viên bộ phận tổ chức phòng GD-ĐT huyện Bình Sơn cho biết, khoản thu này đã có từ hàng chục năm trước, 50% số tiền thu của giáo viên sẽ giao cho phòng Nội vụ huyện này để chi trả cho dịch vụ photo văn bản nâng lương.
Ngoài ra, theo ông Nhân, một phần số tiền thu được sẽ bồi dưỡng làm ngoài giờ cho các cán bộ, chuyên viên ở phòng GD-ĐT khi thẩm định hồ sơ nâng lương.

Người phụ nữ 40 năm sống ở vỉa hè Sài Gòn

Trải qua phần lớn cuộc đời trên vỉa hè Sài Gòn, bà Nga thường thức giấc ở ghế đá công viên với hành trang gồm vài ba bộ đồ mang theo từ Đồng Nai và đôi chân tập tễnh do dị tật từ nhỏ.

Một ngày của bà Nga (người phụ nữ 40 năm sống ở vỉa hè Sài Gòn) bắt đầu bằng việc xếp gọn chiếc ghế gấp bà nằm ngủ bên trong quán cà phê ở quận 1.
Bữa sáng gồm một bát mì tôm, ly cà phê đen và một vốc thuốc chữa tiểu đường uống kèm trà đá pha loãng. Từ quán gần hồ Con Rùa, bà lăn nhanh những vòng xe đến nhà thờ Đức Bà, khệ nệ ôm chiếc hộp đựng kẹo cao su đặt xuống ven đường.
Nguoi phu nu 40 nam song o via he Sai Gon
 
40 năm nay, người phụ nữ đó luôn ở khu vực này cùng với nỗi lo về khoản nợ 500.000 đồng mỗi ngày. Đó là tiền vốn đại lý cho vay để bà lấy kẹo về bán. Chiếc hộp nhựa đựng mấy chục gói kẹo cao su như tài sản quý giá nhất của bà.

Châu Việt Cường ngồi tù 13 năm vì tội giết người: Bạn thân nói gì?

Theo bạn bè thân thiết, Châu Việt Cường là người bốc đồng, chơi rộng rãi với anh chị xã hội đen.

Ngày 7.3, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án 13 năm tù với Châu Việt Cường về tội giết người.

Hơn 1.440 giáo viên ở Cà Mau bị cắt hợp đồng

Dù còn thiếu trên 1.900 biên chế, thế nhưng thật là lùng khi 1.405 giáo viên ở Cà Mau bị cắt hợp đồng lao động. 

Tại họp báo thông tin về việc sắp xếp trường lớp học, điểm trường lẻ, nhỏ và giáo viên ở Cà Mau ngày 28/7, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Minh Luân cho biết tỉnh này còn 604 biên chế giáo viên được giao chưa tuyển dụng và thiếu hơn 1.900 biên chế theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, tỉnh sẽ cắt hợp đồng 1.405 giáo viên mà thời gian qua các trường đã tự ký hợp đồng.