Giao công an khẩn trương điều tra các cá nhân sai phạm tại Saigon Co.op

(Kiến Thức) - Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung của nhà nước.

Ngày 27/7, Thanh tra TPHCM công bố Kết luận thanh tra số 11/KLTT-P5 về việc chấp hành quy định pháp luật tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP (Saigon Co.optrong việc thực hiện hành vi huy động góp vốn trái pháp luật và thâu tóm tại Saigon Co.op.

Giao cong an khan truong dieu tra cac ca nhan sai pham tai Saigon Co.op
Giao công an khẩn trương điều tra các cá nhân sai phạm tại Saigon Co.op 

Cụ thể, đối với hành vi huy động vốn, kết luận thanh tra chỉ ra quá trình tăng vốn của Saigon Co.op có sai phạm.

Việc tăng vốn điều lệ năm 2014 không được thể hiện tại biên bản đại hội thành viên. Số vốn 2.328 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op được dùng để tăng vốn điều lệ là không đúng với Luật Hợp tác xã về vốn điều lệ.

Đến năm 2015, Hội đồng quản trị Saigon Co.op thống nhất tăng vốn điều lệ nhưng nội dung này không được trình và thông qua tại Đại hội thành viên, vi phạm Luật Hợp tác xã.

Cụ thể, số vốn 3.180 tỷ đồng từ vốn tích luỹ thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op được dùng để tăng vốn điều lệ là không đúng với Luật Hợp tác xã.

Trong năm 2020, Saigon Co.op tăng vốn điều lệ 3.597 tỷ đồng, tuy nhiên lại chưa xây dựng phương án huy động vốn trình đại hội thành viên thông qua.

Việc huy động vốn đã thực hiện trước khi diễn ra Đại hội thành viên bất thường lần 1 ngày 30/1/2020. Đại hội diễn ra ngày 30/1 nhưng thực tế việc huy động vốn đã thực hiện từ ngày 12/12/2019 và kết thúc vào ngày 20/1.

Có 20/26 hợp tác xã thành viên góp vốn, trong đó hợp tác xã góp vốn cao nhất là 952 tỷ đồng và thấp nhất là 50 triệu đồng.

Để làm rõ vấn đề góp vốn này, Thanh tra thành phố đã mời 26 thành viên lên làm việc để làm rõ nguồn vốn góp, tuy nhiên các thành viên không cung cấp được các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

Theo Thanh tra TP, một số HTX hoạt động mức lợi nhuận đạt sau thuế dưới 6 tỷ đồng nhưng không tham gia góp vốn, trong khi phần lớn các HTX lợi nhuận đạt được sau thuế chỉ 24 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng lại tham gia góp với số vốn góp hàng trăm tỷ đồng là điều không bình thường.

Đáng chú ý, các Hợp tác xã cho biết, có trường hợp huy động từ các thành viên bên ngoài và có trường hợp ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các cá nhân bên ngoài Hợp tác xã.

"Do tỉ suất lợi nhuận sau thuế đạt được từ 26% - 39% trên vốn góp nên nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Saigon Co.op là có cơ sở.

Điều này cũng cho thấy nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên thì Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

“Có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của TP nói riêng và cả nước nói chung. Việc làm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự" - kết luận thanh tra nêu rõ.

Giao cong an khan truong dieu tra cac ca nhan sai pham tai Saigon Co.op-Hinh-2
Saigon Co.op có một số sai phạm khác về quản lý tài chính

Kết luận thanh tra còn chỉ ra một số sai phạm khác về quản lý tài chính tại Saigon Co.op, như quản lý vốn, sử dụng - bảo quản - phát triển tài sản không chia, phân phối lợi nhuận…

Bên cạnh đó, đại hội thành viên 2020 của Saigon Co.op vẫn được tổ chức vào ngày 24/7/2020 dù Thanh tra TP đã đề nghị tạm đình chỉ đại hội.

Trong đại hội có nhiều nội dung được thông qua ngoài chương trình dự kiến, trong đó có vấn đề về vốn, bãi nhiệm ủy viên hội đồng quản trị và đề nghị cách chức tổng giám đốc vì lý do được đưa ra là tổng giám đốc đã không thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên về việc huy động vốn nêu trên.

Kết luận của Thanh tra TP nêu rõ các sai phạm nêu trên thuộc trách nhiệm của HĐQT Liên hiệp, Thành viên Liên hiệp, Ban Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng và cá nhân có liên quan tại các thời kỳ.

Từ những kết luận nêu trên, Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP hàng loạt vấn đề.

Trong đó, chỉ đạo Saigon Co.op chấp hành các quy định pháp luật thanh tra, tạm ngưng thực hiện các nội dung liên quan đến kết luận thanh tra và không thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban đến khi có kết luận xử lý và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của người có thẩm quyền.

Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP giao Giám đốc Công an TP tiếp nhận hồ sơ, tài liệu có liên quan do Thanh tra thành phố chuyển giao và khẩn trương tổ chức, xác minh điều tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật của các cá nhân có liên quan tại Saigon Co.op để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Chiều 27/7, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM Dương Ngọc Hải đã triển khai quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với ông Diệp Dũng - Thành ủy viên và đình chỉ các vai trò Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Bí thư Đảng ủy của ông Diệp Dũng tại Đảng bộ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xác định ông Diệp Dũng đã tổ chức chỉ đạo huy động tăng vốn trái pháp luật, tổ chức đại hội thường niên trái pháp luật và thực hiện công tác cán bộ trái quy định của Đảng và không trung thực với tổ chức khi có yêu cầu báo cáo.

Ông Diệp Dũng năm nay 52 tuổi. Ông được Thành ủy chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, giữ chức Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op nhiệm kỳ 2015-2020.

Vào tháng 9/2015, Đại hội thành viên bất thường của Saigon Co.op đã bầu ông Diệp Dũng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Saigon Co.op.

Trước khi chuyển công tác về Saigon Co.op, ông Diệp Dũng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM, từng đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận.

>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín  

Đất vàng bán trái luật, dự án “ăn” hồ Đại Lải... cùng loạt scandal nóng ở Vĩnh Phúc

(Kiến Thức) - Vĩnh Phúc trở thành điểm nóng về những sai phạm liên quan đến đất đai trong thời gian qua, điển hình như việc các doanh nghiệp đang thi nhau san lấp, lấn chiếm hồ Đại Lại, hay như việc 30 lô "đất vàng" bị bán đấu giá trái luật...

Dat vang ban trai luat, du an “an” ho Dai Lai... cung loat scandal nong o Vinh Phuc
30 lô "đất vàng" bị bán đấu giá trái luật ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường xác nhận, cơ quan này đang phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Phúc điều tra, xác minh đơn tố giác của người dân về việc 30 lô đất ở xã Vũ Di có dấu hiệu được đấu giá trái luật. 

Đưa người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép: Đường bộ, đường thủy, hàng không...?

(Kiến Thức) - Tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt nam ngoài sự cầm đầu của các đối tượng người Trung Quốc, còn có sự tiếp tay, giúp sức và dẫn đường của nhiều người Việt.  

Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chủ yếu là người Trung Quốc

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương đã ghi nhận một số trường hợp người nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam, đi sâu vào nội địa, qua nhiều tỉnh, thành phố không được kiểm soát, cách ly, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Báo động tình trạng quyền hành nghề luật sư tại phiên toà bị xâm phạm

Luật sư góp phần bảo vệ, đảm bảo sự “thượng tôn pháp luật” trong các phiên tòa. Thế nhưng, trong vòng 08 tháng qua, xảy ra các vụ việc Luật sư bị “xốc nách” đưa ra khỏi phiên tòa, khiến dư luận bức xúc.

Phải nói rằng, việc xuất hiện của Luật sư trong hoạt động tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ vụ án, Luật sư không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, là chỗ dựa tin cậy cho bị can, bị cáo, người bị hại,… Quan trọng hơn, Luật sư còn góp phần bảo vệ, đảm bảo sự “thượng tôn pháp luật” trong các phiên tòa. Thế nhưng, trong vòng 08 tháng qua, xảy ra các vụ việc Luật sư bị “xốc nách” đưa ra khỏi phiên tòa, khiến dư luận bức xúc.
Bao dong tinh trang quyen hanh nghe luat su tai phien toa bi xam pham
Hình ảnh luật sư Toản bị “xốc” nách ra ngoài. Ảnh PLO 
Mới đây nhất, ngày 23/7/2020, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Kạn xét xử 03 bị cáo Nguyễn Song Lý (SN 1974, thường trú phường Tích Lương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Trần Thị Minh Hằng (SN 1968, trú tổ 2, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và Lâm Văn Thông (SN 1962, tổ 16, phường Quan Triều, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.