Gian lận thi cử Sơn La: An tâm nâng, sếp cho phép?

Các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tại Sơn La đã trấn an nhau "cứ sửa đi, sếp cho phép rồi!" như vậy khi có người tỏ ra lưỡng lự.

Ngày 15/10, TAND tỉnh Sơn La mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử tám bị cáo về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Đây chính là những người trực tiếp tham gia sửa chữa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Cầm tiền tỉ nhưng… không phải nhận hối hộ (!?)
Theo cáo trạng vụ gian lận thi cử ở Sơn La, các bị cáo bị truy tố gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Lò Văn Huynh (cựu trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng Phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La)… Những người này đã câu kết với nhau để sửa chữa bài thi, nâng điểm cho 44 thí sinh mà hầu hết là con em giáo viên hoặc lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh.
Đặc biệt, trong quá trình điều tra, một số bị cáo khai đã nhận hàng tỉ đồng sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó, Nguyễn Thị Hồng Nga nhận 1,040 tỉ đồng để nâng điểm cho bốn thí sinh; Cầm Thị Bun Sọn nhận 440 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh; Lò Văn Huynh nhận 1,3 tỉ đồng để nâng điểm cho ba thí sinh; Đặng Hữu Thủy nhận 500 triệu đồng để nâng điểm cho bốn thí sinh.
Hiện tại toàn bộ số tiền trên đã được trả lại hoặc giao nộp cho cơ quan công an. VKS xác định dù các bị cáo khai có nhận tiền nhưng những người được cho là đưa tiền lại đều phủ nhận, do đó không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội đưa, nhận và môi giới hối lộ. Số tiền các bị cáo giao nộp là do vụ lợi mà có.
Tại tòa, cả bốn bị cáo đều thừa nhận những lời khai trên, tuy nhiên họ cho rằng khi được nhờ xem hoặc nâng điểm thì không có thỏa thuận gì. Việc đưa tiền chỉ diễn ra sau khi có kết quả thi hoặc do người nhờ chủ động đưa.
Gian lan thi cu Son La: An tam nang, sep cho phep?
 Từ trái qua: Các bị cáo Trần Xuân Yến, Đặng Hữu Thủy, Lò Văn Huynh và Cầm Thị Bun Sọn tại tòa ngày 15-10. Ảnh: TUYẾN PHAN
Sửa điểm vì “không chiến thắng bản thân”
Đáng chú ý, một số bị cáo có những lời khai khiến nhiều người trong phòng xử không khỏi ngỡ ngàng, điển hình là lời khai của Cầm Thị Bun Sọn. Bị cáo Sọn cho rằng mình hoàn toàn bị động trong việc sửa bài thi. Khi được Nguyễn Thị Hồng Nga đặt vấn đề, bị cáo từng lưỡng lự, khi đó Nga có trấn an rằng “sếp Yến đã cho phép” (tức Trần Xuân Yến, cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT).
“Bị cáo có cân nhắc nhưng không chiến thắng bản thân, vì cả nể sếp nên đã tham gia sửa điểm”, “Mọi người đều làm, một mình tôi không làm thì cũng khó”… là những câu trả lời của bị cáo Sọn. Bị cáo này thừa nhận có nâng điểm cho một trường hợp. Cụ thể, bà Hoàng Thị Thành (chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai) có nhờ Sọn xem điểm giúp con trai mình, nếu có cơ hội thì nâng điểm để xét tuyển vào Trường Công an nhân dân. Kết quả, con trai bà Thành được nâng 11,9 điểm cho ba môn thi; cá nhân bị cáo Sọn được bà Thành “cám ơn” với số tiền 440 triệu đồng.
Giải thích về việc làm này, Sọn khai khi được đề nghị đi “sửa bài cho sếp”, Nga có nói với Sọn rằng mỗi người sẽ được phép giúp một trường hợp. Vì vậy, Sọn mới nâng điểm cho con trai bà Thành. Quá trình đặt vấn đề, bà Thành có hứa sẽ cám ơn Sọn bằng tiền.
Một bị cáo khác cũng có lời khai khó tin là bị cáo Đặng Hữu Thủy, cựu phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu. Bị cáo Thủy thừa nhận giúp bốn thí sinh “xem điểm”, thế nhưng trên thực tế cả bốn thí sinh này đều được nâng điểm. Chủ tọa hỏi bị cáo nhận thức như thế nào là “xem giúp điểm”, Thủy nói khi có điều kiện thì sửa, nâng điểm giúp luôn.
Hôm nay, 16/10, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Áp giải sáu phụ huynh và đối tượng trung gian
Theo thông báo của HĐXX, chỉ có 6/48 người được triệu tập tới tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt. Ngoài ra, 43 người được triệu tập tới tòa với tư cách người làm chứng nhưng cũng chỉ có 26 người tới tòa.
Trong số những người vắng mặt, ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, có lý do chính đáng nên HĐXX sẽ công bố lời khai tại tòa. Còn với những người làm chứng khác, chủ tọa cho rằng cố ý vắng mặt không có lý do hoặc có lý do nhưng không phải bất khả kháng, gây cản trở việc xét xử. Do đó tòa ra lệnh dẫn giải sáu người, bao gồm các phụ huynh có con được nâng điểm và đối tượng trung gian nhận thông tin của thí sinh.

Vụ trường Gateway: “Giải mã” bà Thủy, ông Phiến bị khởi tố, tại ngoại.. bà Quy bị giam

(Kiến Thức) - Trong vụ trường Gateway, nữ giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Thủy và tài xế Doãn Quý Phiến bị khởi tố nhưng cho tại ngoại. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Bích Quy - người đưa đón học sinh trường Gateway bị bắt tạm giam ngay sau khi bị khởi tố ít giờ. Vì sao lại thế?

Thông tin mới nhất vụ bé Lê Hoàng Long học sinh trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, sáng 15/10, trao đổi với PV, thượng tá Dương Văn Hiếu - Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội - cho hay cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thủy (29 tuổi, trú quận Nam Từ Liêm) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà Nguyễn Thị Thủy là giáo viên chủ nhiệm của nam sinh Lê Hoàng Long tử vong tại trường Gateway. Hiện các quyết định trên đã được chuyển Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và đang chờ VKSND quận Cầu Giấy xem xét, phê chuẩn.

Nước máy Hà Nội có dầu thải: Viwasupco “lờ”... vẫn cấp nước, chịu “án” gì?

(Kiến Thức) - Dư luận đặt câu hỏi, với việc biết nước máy Hà Nội nhiễm chất Styren trong dầu thải, Viwasupco cứ "lờ" đi và vẫn cấp nước bán cho người dân. Với hành vi “sống chết mặc bay” này, Viwasupco sẽ bị xử lý như thế nào?

Liên quan nguồn nước sinh hoạt Viwasupco cung cấp có hàng vạn hộ dân trên địa bàn TP Hà Nội bốc mùi hóa chất khét lẹt như mùi nhựa cháy, mới đây, kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của TP Hà Nội theo QCVN 01:2009/BYT cho thấy, trong các mẫu nước xét nghiệm đều có một chất của thành phần dầu thải ( Styren) với hàm lượng cao hơn so với quy chuẩn từ 1,3 đến 3,65 lần.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thông cáo báo chí của UBND TP Hà Nội cho biết, tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).

Xử 'gian lận' thi cử ở Hà Giang, Sơn La: Những điều cần làm rõ

Sắp tới, vụ gian lận thi cử ở Sơn La sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 16/9 còn vụ gian lận thi cử ở Hà giang sẽ diễn ra công khai vào ngày 18/9. Theo các chuyên gia giáo dục, điều họ mong muốn sau phiên xét xử, phải xử lý được các đối tượng có liên quan đến gian lận dù họ là bất cứ ai.

Phải xử lý được các đối tượng, dù họ là bất cứ ai
PGS.TS Lê Hữu Lập - Nguyên Phó giám đốc HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, tội danh của các bị can trong vụ án thì đã rõ, nhưng quan trọng vụ án cần làm rõ các đối tượng có liên quan. Với từng trường hợp được nâng điểm là do: chạy tiền, quan hệ gia đình hay cấp trên tác động hay vì lý do nào khác cũng cần được làm rõ.