Giận dữ con chủ, cô giúp việc trả thù một cách tàn nhẫn

Sốc với thái độ của con chủ, Sugianti đã lắc chảo chiên gà vài lần vào cậu bé và gọi em là “con của quỷ”. Cậu bé đã làm xước mặt cô giúp việc rồi bỏ đi.

Mọi việc bắt đầu vào ngày 15/2 khi cô giúp việc người Indonesia tên Sugianti (34 tuổi) đã trách mắng cậu bé 14 tuổi - con của chủ nhà.
Sugianti cho rằng cậu bé đã làm đổ nước trên sàn nhà khiến cho chị gái 17 tuổi của cậu bé trượt ngã 2 ngày trước đó. Bực bội vì bị mắng, cậu bé hất đổ kệ của Sugianti làm đồ dùng cá nhân của cô vương vãi khắp căn phòng mà cô và cậu bé ngủ cùng.
Sau đó cả hai cãi nhau rất lớn. Tuy nhiên, vì sợ cô giúp việc sẽ mách bố về hành vi của mình, cậu bé đã dọn dẹp đồ đạc của cô giúp việc gọn gàng trong phòng.
Phó ủy viên công tố Chong Kee En nói rằng vào lúc 8 giờ sáng ngày xảy ra vụ việc, Sugianti đang chiên cánh gà trong bếp và cô vẫn tiếp tục la mắng cậu bé 14 tuổi.
Cậu bé đã phản ứng lại bằng cách bịt miệng Sugianti từ phía sau, kéo tóc cô để không cho cô la mắng mình nữa. Sốc với thái độ của con chủ, Sugianti đã lắc chảo chiên gà vài lần vào cậu bé và gọi em là “con của quỷ”. Cậu bé đã làm xước mặt cô giúp việc rồi bỏ đi.
Khi Sugianti nhìn thấy vết trầy xước trên mặt mình, cô đã cầm chảo chiên gà chứa đầy dầu nóng và thách thức cậu bé. Lúc này cậu bé đã vào trong nhà vệ sinh và la hét để ngăn không cho Sugianti vào.
Tuy nhiên, cơn giận đang dâng cao, Sugianti đã đổ cả chảo dầu nóng lên người con trai của chủ nhà. Dầu chảy trên chân và tay của cậu bé.
Sugianti khi đó đang chiên gà, vì quá tức giận nên đã đổ dầu nóng lên người con trai của chủ nhà. (Ảnh minh họa: Internet)
Sugianti khi đó đang chiên gà, vì quá tức giận nên đã đổ dầu nóng lên người con trai của chủ nhà. (Ảnh minh họa: Internet) 
Ngày hôm sau, vì những vết thương không khá hơn, cậu bé đã được được đến bệnh viện để điều trị bỏng và may mắn sau đó đã hồi phục tốt. Ngày 17/2, Sugianti đã được đưa đến bệnh viện Đa khoa Changi vì bị đau ở sau đầu và một vết thương ở dưới mắt phải.
Mới đây, ngày 16/12, Sugianti đã bị tuyên án 1 năm tù giam vì gây thương tích cho nạn nhân. Thẩm phán Hamidah Ibrahim đồng ý vụ việc có những tình tiết nghiêm trọng. Bà nói với Sugianti rằng nếu có bất kì vấn đề nào với nạn nhân, cô phải nói chuyện với ông bố.
Theo luật sư bào chữa của Sugianti - Nasser Ismail - Sugianti làm việc cho gia đình cậu bé từ tháng 10 năm ngoái, chăm sóc cho cậu bé cùng 2 người chị cũng như bà đang ốm đau. Chị cũng có 1 cô con gái 10 tuổi.
Luật sư Ismail nói rằng Sugianti đã bị cậu bé bạo hành bằng lời nói, đồng thời cậu bé có tính khí bạo lực, hung hăng và to lớn hơn Sugianti rất nhiều.
Ông cũng nói thêm rằng Sugianti nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong tính cách của cậu bé khi em ngày càng trở nên nổi loạn, nóng nảy, từng gây gỗ với người mẹ đang sống ở Batam.
Trò chuyện với The Straits Times vào tối thứ sáu ngày 15/12 tại căn hộ của gia đình, cậu bé (giờ đây đã 15 tuổi) kể lại vụ việc và khẳng định mình đã mất bình tĩnh khi cô giúp việc mắng mình.
“Con đã chụp mặt cô ấy và vô tình gây ra vết xước… Nhưng cô ấy cũng không nên đổ dầu nóng lên người con”, cậu bé phát biểu. Cậu bé cũng cho biết, em có mối quan hệ tốt với cô giúp việc, dù thỉnh thoảng họ có cãi nhau nhưng chưa bao giờ xảy ra bạo lực như vậy.
Chị gái 27 tuổi của cậu bé nói: “Em tôi đang được tư vấn để đảm bảo không bị chấn động bởi vụ việc. Hy vọng khi lớn lên, em sẽ học được cách kiểm soát cơn giận dữ của mình”.

1.000 ngày Nội chiến Yemen: Máu và nước mắt

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người đã thiệt mạng và hàng triệu dân thường đối mặt với nạn đói trong cuộc Nội chiến Yemen suốt 1.000 ngày qua.

Theo Al Jazeera, ngày 20/12 đánh dấu 1.000 ngày cuộc nội chiến Yemen nổ ra kể từ khi liên quân Ả-rập bắt đầu ném bom xuống quân nổi dậy Houthi, lực lượng hiện chiếm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa cùng nhiều vùng lãnh thổ khác của quốc gia này. Ảnh: AJ.
 Theo Al Jazeera, ngày 20/12 đánh dấu 1.000 ngày cuộc nội chiến Yemen nổ ra kể từ khi liên quân Ả-rập bắt đầu ném bom xuống quân nổi dậy Houthi, lực lượng hiện chiếm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa cùng nhiều vùng lãnh thổ khác của quốc gia này. Ảnh: AJ.

Và sau 1.000 ngày, cuộc chiến này đã khiến hàng chục nghìn người dân Yemen thương vong và khiến hàng chục triệu người khác phải đối mặt với nạn đói. Ảnh: AJ.
Và sau 1.000 ngày, cuộc chiến này đã khiến hàng chục nghìn người dân Yemen thương vong và khiến hàng chục triệu người khác phải đối mặt với nạn đói. Ảnh: AJ.

Theo Al Jazeera, các cuộc giao tranh ác liệt ở ngoại ô Sanaa đã khiến ba triệu người dân Yemen phải rời bỏ nhà cửa đến sống tại các khu trại tập trung tạm bợ. Ảnh: AJ.
 Theo Al Jazeera, các cuộc giao tranh ác liệt ở ngoại ô Sanaa đã khiến ba triệu người dân Yemen phải rời bỏ nhà cửa đến sống tại các khu trại tập trung tạm bợ. Ảnh: AJ.

Được biết, khoảng 22,2 triệu người Yemen đang phải sống phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, khoảng 16 triệu người không được tiếp cận với nước sạch và y tế, 4,5 triệu trẻ em có thể không được đến trường. Ảnh: AJ.
 Được biết, khoảng 22,2 triệu người Yemen đang phải sống phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, khoảng 16 triệu người không được tiếp cận với nước sạch và y tế, 4,5 triệu trẻ em có thể không được đến trường. Ảnh: AJ.

Nhiều trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Ảnh: Bé Fatima 1 tuổi nhưng chỉ nặng 4,2 kg. Ảnh: AJ.
 Nhiều trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Ảnh: Bé Fatima 1 tuổi nhưng chỉ nặng 4,2 kg. Ảnh: AJ.

Người dân Yemen xếp hàng nhận phiếu phân phát thực phẩm ở Sanaa. Được biết, 8,6 triệu người Yemen hiện sắp chết đói sau các cuộc giao tranh tại quốc gia Trung Đông này suốt 1.000 ngày qua cùng với việc nguồn thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men bị phong tỏa. Ảnh: AJ.
 Người dân Yemen xếp hàng nhận phiếu phân phát thực phẩm ở Sanaa. Được biết, 8,6 triệu người Yemen hiện sắp chết đói sau các cuộc giao tranh tại quốc gia Trung Đông này suốt 1.000 ngày qua cùng với việc nguồn thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men bị phong tỏa. Ảnh: AJ.

Nhiều đứa trẻ Yemen đang chết dần vì nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính. Ảnh: AJ.
Nhiều đứa trẻ Yemen đang chết dần vì nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính. Ảnh: AJ.

Bé Obaid (9 tuổi) cùng bạn, Modrek, phải đi nhặt rác kiếm sống qua ngày. Ảnh: AJ.
 Bé Obaid (9 tuổi) cùng bạn, Modrek, phải đi nhặt rác kiếm sống qua ngày. Ảnh: AJ.

Cha của Amani, 12 tuổi, đến từ Taiz đã thiệt mạng do trúng pháo trong cuộc chiến tranh ở Yemen. “Cháu cảm thấy rất sợ chiến tranh và nhất là nghe thấy tiếng bom đạn”, Amani chia sẻ. Ảnh: AJ.
 Cha của Amani, 12 tuổi, đến từ Taiz đã thiệt mạng do trúng pháo trong cuộc chiến tranh ở Yemen. “Cháu cảm thấy rất sợ chiến tranh và nhất là nghe thấy tiếng bom đạn”, Amani chia sẻ. Ảnh: AJ.

Ngôi nhà của người đàn ông này đã bị phá hủy trong các cuộc không kích ở thủ đô Sanaa. Ảnh: AJ.
 Ngôi nhà của người đàn ông này đã bị phá hủy trong các cuộc không kích ở thủ đô Sanaa. Ảnh: AJ.

“Chúng tôi thà chết còn hơn sống trong tình cảnh này. Chúng tôi luôn cảm thấy đói và lạnh”, Wedad, một bà mẹ đơn thân đến từ Amran, chia sẻ. Ảnh: AJ.
 “Chúng tôi thà chết còn hơn sống trong tình cảnh này. Chúng tôi luôn cảm thấy đói và lạnh”, Wedad, một bà mẹ đơn thân đến từ Amran, chia sẻ. Ảnh: AJ.

Kinh hoàng osin Indonesia nghi giết chủ nhà rồi bỏ trốn về nước

Một giúp việc người Indonesia, 41 tuổi, bị tình nghi giết chết vợ chồng chủ nhà người Singapore rồi bỏ trốn về nước, nhật báo Trung Quốc Lianhe Zaobao đưa tin.

Rạng sáng 21/6, cảnh sát nhận được thông báo về vụ án, khi con trai của nạn nhân về nhà phát hiện sự việc. Lúc này, người giúp việc và hộ chiếu của cô ta không còn trong nhà.

Nhật Bản xây căn cứ, sắm tên lửa đối phó Trung-Triều?

(Kiến Thức) - Nhật Bản được cho là đang xây dựng căn cứ tên lửa trên quần đảo cách Trung Quốc khoảng 320km nhằm đối phó với mối đe dọa đang gia tăng từ Bắc Kinh.

Theo Daily Mail ngày 20/12, Nhật Bản đang cho xây dựng một loạt các căn cứ tên lửa trên những hòn đảo ngoài khơi cách Trung Quốc hơn 300km nhằm đối phó với mối đe dọa đang gia tăng từ phía Bắc Kinh.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết nước này có kế hoạch triển khai khoảng 500 đến 600 binh sĩ tới Ishigaki để vận hành hệ thống tên lửa mới ở đây. Được biết, Ishigaki là một trong nhiều hòn đảo thuộc Quần đảo Yaeyama mà binh sĩ Nhật sẽ đồn trú.