Giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có những nội dung đổi mới, quan tâm hơn đến việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ cho người nghèo, đồng bào DTTS.

Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sản xuất, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất để sản xuất nông nghiệp.
Giai quyet van de thieu dat san xuat o vung dong bao dan toc thieu so
 
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã có những đóng góp tích cực sau đây: Đảm bảo sinh kế, nâng cao đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; Đảm bảo ổn định xã hội, tạo sự công bằng và bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc; Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các khu định canh định cư tập trung, phân tán cho đồng bào ổn định đời sống đã hạn chế và ngăn chặn nạn phá rừng để lấy đất canh tác và làm nương rẫy.
Tuy vậy, hiện nay cả nước có khoảng 378 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất với tổng diện tích khoảng 211 nghìn ha; trong đó có gần 372 nghìn hộ có nhu cầu hỗ trợ (trong đó có hơn 291 nghìn hộ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất với diện tích khoảng hơn 177 nghìn ha và gần 80 nghìn hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng tiền; chuyển đổi nghề nghiệp; xuất khẩu lao động, mua sắm máy móc, con giống,...).
Nguyên nhân đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất là do nghèo đói nên đã chuyển nhượng, cầm cố đất đai và không có khả năng mua, chuộc lại; do bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc rà soát, sắp xếp đất đai do các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng quản lý, sử dụng còn chậm và không hiệu quả: Các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng một diện tích đất đai rộng lớn chủ yếu nằm ở khu vực đồng bào DTTS, đặc biệt là các DTTS ít người sinh sống nhưng hoạt động kém hiệu quả; trong khi đó quỹ đất đai để giao cho đồng bào sử dụng thì còn hạn chế.
Tại nhiều nơi, nhiều địa phương còn diễn ra tình trạng đồng bào DTTS sau khi được Nhà nước giao đất sản xuất theo các chính sách hỗ trợ nhưng đã chuyển nhượng lại đất cho người khác. Bên cạnh đó, một số chính quyền địa phương quản lý đất đai chưa tốt, còn buông lỏng trong quản lý (cho thuê, cho mượn, tranh chấp, đất bị lấn chiếm,...Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn có tập quán du canh, du cư, di cư tự do; chưa quan tâm đến việc đăng ký, xác lập quyền sử dụng đất nên dễ dẫn đến tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp và đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu đất sản xuất tại chỗ.
Chính vì thực trạng trên đây mà khi phê duyệt chương trình tổng thể phát triển KT-XH bền vững vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi, Quốc hội đã quyết định xây dựng 10 dự án trọng điểm, trong đó có dự án tập trung giải quyết Đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt với muc tiêu đến năm 2025, cơ bản giải quyết xong vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào Dân tộc thiểu số.
Đó là một chủ trương rất đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế của Trung tâm nghiên cứu Quyền con người vùng dân ộc, miền núi tại 10 tỉnh Tây Nam Bộ năm 2018 và tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội về thưc hiện chính sách dân tộc năm 2019- 2020, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau đây:
1. Nhiều địa phương không còn quỹ dất, nên không thể giải quyết được mục tiêu đất sản xuất; có một số nơi có thể thu hồi được đất, nhưng giá đất cao hơn nhiều lần tiền đền bù, tiền cấp từ Ngân sách và vốn vay từ ngân hàng chính sách không đồng bộ, nên không thể thu hồi; có nhiều nơi thu hồi đựơc đất từ các Nông Lâm trường, nhưng đất cằn cỗi, sỏi đá, người dân không thể sản xuất.
2. Chủ trương của chính phủ rà soát, thu hồi đất các Nông lâm Trường sử dụng không hiệu quả đê giao lại cho dân, nhưng thực tế chỉ có các Nông Lâm Trường do địa phương quản lý thực hiên việc thu hồi, còn các Nông Lâm Trường do các Bộ, ngành ở Trung ương quản lý thì khó thực hiện, nhất là từ khi giao quyền quản lý về cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Từ đó, để giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, đảm bảo quyền sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số , chúng tôi kiến nghị:
Thứ nhất, Xác định rõ hơn mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào Dân tộc thiểu số không phải chỉ là có đất, mà là tạo sinh kế bền vững, nơi còn quỹ đất thì có chính sách đủ nguồn lực để thu hồi cấp cho đồng bào, ở những nơi không còn quỹ đât thì tập trung chuyển đổi nghề, miễn sao có thu nhập ổn đinh, tạo sinh kế bền vững.
Thứ hai, Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quyền tiếp cận đất đai của đồng bào DTTS: Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của Luật đất đai về việc giao đất Rừng Đặc dụng, Phòng hộ và Rừng sản xuất cho đồng bào, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Lâm nghiệp; quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư tại vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như về mặt bằng sản xuất, kinh doanh (được miễn tiền thuê đất và thuế sử dụng đất với thời hạn quy định cụ thể tuỳ theo từng địa bàn); được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; được quỹ hỗ trợ đầu tư xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn.
Thứ ba, thực hiện hiệu quả việc tạo quỹ đất phục vụ việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS: Rà soát lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp theo quy định, trong đó quan tâm việc bố trí ổn định các khu dân cư, khu sản xuất cho đồng bào, đảm bảo phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh tiến độ rà soát thu hồi diện tích đất đai của các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp trả lại cho địa phương; bố trí đủ vốn để tổ chức đo đạc, xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất để giao đất sản xuất, cấp Giấy chứng nhân cho các hộ gia đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất; hỗ trợ khai hoang tạo quỹ đất sản xuất gồm: Khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương rẫy cho hộ đồng bào các dân tộc thiểu số chưa có hoặc thiếu đất sản xuất.
Thứ tư, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS; hỗ trợ để đồng bào quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất sản xuất đã giao, có các giải pháp quản lý theo cộng đồng, không cho chuyển nhượng

Vì sao phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai?

(Kiến Thức) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai tập trung khắc phục những bất cập liên quan tới như kết hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai. Bộ này cũng vừa đăng tải Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những bất cập

Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV ngày 25/10

Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 25/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự và dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Tiếp đó, Quốc hội nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Cuối phiên họp buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

“Lá bùa” khiến nguyên Bí thư TP Huế chưa nộp 1 tỷ tiền chênh đất

Mặc dù đã có kết luận thanh tra truy thu số tiền 1,17 tỷ đồng nhưng cựu Bí thư Thành ủy Huế cho rằng, trường hợp này được hưởng chính sách giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

Theo báo cáo của UBND TT-Huế gửi Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, đối với nội dung Kết luận 355 của Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP Huế kiểm tra lại, xác định đúng, đủ tiền sử dụng đất theo quy định đối với lô A7 tại phường An Đông, TP Huế, để truy thu về ngân sách nhà nước; đồng thời, thu hồi tiền sử dụng đất 1,17 tỷ đồng nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ: Báo cáo của UBND TP Huế cho biết, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế đã mời chủ sử dụng đất làm việc, trao đổi đề nghị nộp số tiền chênh lệch là 1,17 tỷ đồng theo kết luận thanh tra.
“La bua” khien nguyen Bi thu TP Hue chua nop 1 ty tien chenh dat

Lô đất A7 cấp cho Bí thư Thành ủy Huế giai đoạn 2015 - 2020.

Tuy nhiên, chủ sử dụng đất là ông Huỳnh Cư, cựu Bí thư Thành ủy Huế giai đoạn 2015 - 2020, hiện nghỉ hưu cho rằng, trường hợp này được hưởng chính sách giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm e, Khoản 2, Điều 118 Luật Đất đai năm 2013, nên không thể nộp số tiền chênh lệch giữa giá giao đất và giá trúng đấu giá các thửa đất lân cận theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, quá trình thanh tra việc thực hiện pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai tại TT-Huế, Thanh tra Chính phủ kết luận, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế đã tiến hành bán chỉ định lô đất A7 với diện tích 195,2m2 cho ông Huỳnh Cư năm 2017 (thời điểm này ông Cư đương chức Bí thư Thành ủy Huế), nhưng không thông qua đấu giá.
Mặc dù trước đó, lô đất này nằm trong danh sách đấu giá theo quyết định của Chủ tịch UBND TP Huế. 
Mặt khác, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế còn tự ý điều chỉnh diện tích lô đất A7 từ 193,2m2 lên 195,2m2 để trình Chủ tịch UBND TP Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Cư mà không qua đấu giá.
Thời điểm giao đất năm 2017, nhưng các cơ quan chức năng tại Huế lại lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 để tính giá đất phải nộp thuế. Đáng chú ý, năm 2017, ông Cư đương chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Huế.
Kết luận thanh tra xác định, đây là việc làm sai quy định, thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cá nhân, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Luật đất đai năm 2013 quy định như thế nào?
Theo luật sư Trần Thị Thanh Lam, Văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết, Luật đất đai năm 2013 quy định các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất.