Giải pháp chính trị cho nội chiến Syria ở trong tầm tay?

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhận định rằng cơ hội tạo ra một quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria là "tốt hơn bao giờ hết”.

Phát biểu tại diễn đàn “Xu hướng chuyển đổi” (Transformational Trends forum) của tổ chức Chính sách Ngoại giao ở Washington, Thứ trưởng Tony Blinken nói sự can thiệp quân sự của Nga nhằm ủng hộ chế độ Assad đã "vô tình” đẩy nhanh tiến độ hướng tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc nội chiến Syria làm thiệt mạng khoảng 250.000 người và châm ngòi cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Giai phap chinh tri cho noi chien Syria o trong tam tay?
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken: Cơ hội tạo ra một quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria là tốt “hơn bao giờ hết”.
Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Blinken được ra chỉ vài tuần sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga, Anh, Iran và Ả-rập Xê-út gặp nhau tại Vienna để ký một tuyên bố ủng hộ thời hạn chót vào 1/1/2016  cho sự bắt đầu của cuộc đàm phán giữa chính phủ Syria và phe đối lập. Thỏa thuận này vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của các nhóm phiến quân Syria hoặc chế độ Assad.
Giải thích sự lạc quan của mình, Thứ trưởng Tony Blinken lập luận rằng sự ủng hộ của Moscow dành cho chính phủ Syria - dưới các hình thức: không kích, chuyển giao vũ khí và hỗ trợ tài chính - đã làm "gia tăng đòn bẩy của Nga" đối với Tổng thống Bashar al-Assad.  Ông Blinken cũng lưu ý rằng sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria đã đẩy điện Kremlin sa vào một cuộc chiến mà Moscow không thể kéo dài  về mặt chính trị, tài chính hay chiến lược.
Thứ trưởng Blinken giải thích: "Việc Nga  liên minh với Assad, Hezbollah và Iran...là trái ngược với quyền lợi của đại đa số thế giới Hồi giáo. Nguy cơ có thể đến từ cộng đồng Hồi giáo Sunni vốn chiếm 15% dân số Nga. Cộng đồng Hồi giáo Sunni trong nước sẽ bất mãn và các cộng đồng Hồi giáo Sunni khác từ Trung Á đến khu vực Balkan sẽ chống đối  Nga”.
Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra những đánh giá lạc quan về đàm phán hòa bình Syria. Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết: "Chúng ta đã tiến gần một sự chuyển đổi lớn về Syria và tôi không nghĩ rằng có nhiều người nhận thấy điều này. Nhưng đó là sự thật”.
Trong khi đó, những người chỉ trích nói rằng vẫn còn phải mất nhiều tháng nữa mới đạt được  bất kỳ thành tựu ngoại giao quan trọng nào do những thách thức hậu cần của việc thực thi  thỏa thuận ngừng bắn và tổ chức bầu cử. Đó là chưa kể việc đạt được một thỏa thuận giữa các phe đối lập Syria vốn “chia năm, xẻ bảy”.
Trong bài phát biểu ngày 1/12, Thứ trưởng  Blinken đánh giá cao những thành tựu đạt được tại  hội nghị quốc tế về Syria ở Vienna hồi tháng trước.  Những thành tựu này là động lực thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng  là số phận của ông Assad.
Tuy nhiên, ông Blinken lưu ý rằng các cuộc đàm phán Vienna đánh dấu lần đầu tiên Iran và Nga đã  đồng ý về "sự cần thiết của một quá trình chuyển đổi chính trị ở  Syria”. Ông khẳng định: "Đây là lần đầu tiên mà chúng ta có một khả năng lớn hơn trong việc đạt được một sự chuyển tiếp chính trị ở Syria... bất cứ lúc nào trong cuộc khủng hoảng này”.

Tướng Mỹ: IS là “con đẻ” của cuộc chiến xâm lược Iraq

(Kiến Thức) - Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quân sự Mỹ Michael Flynn  nói sẽ không nảy nòi Nhà nước Hồi giáo (IS), nếu không xảy ra cuộc chiến xâm lược Iraq.

Trả lời câu hỏi của tạp chí Đức Der Spiegel về việc phiến quân IS tiến hành các vụ tấn công khủng bố ở Beirut, Paris và đánh bom máy bay chở khách Nga trên bán đảo Sinai, Trung tướng Mỹ về hưu Michael Flynn cho rằng đã có nhiều cảnh báo trước đó về các cuộc tấn công khủng bố bên ngoài Iraq và Syria. Đáng tiếc là giới hữu trách đã không coi trọng những cảnh báo này.
Tuong My: IS la
Cựu giám đốc DIA, Trung tướng về hưu Michael Flynn: Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo là "con đẻ" của cuộc chiến xâm lược Iraq.  
IS tiến hành cuộc chiến tôn giáo toàn cầu

Báo Đức: TNK chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga

(Kiến Thức) - Trong bài viết đăng trên báo Đức Der Tagesspiegel,   phóng viên Thomas Seibert  cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức “gấu” Nga bằng vụ bắn hạ Su-24.

Về việc Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga, phóng viên Seibert cho rằng bất kể Ankara nói gì đi chăng nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể so đọ với Nga trên mọi phương diện. Nga không chỉ có thể khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào trình trạng khó khăn, mà còn đặt dấu chấm hết cho “giấc mơ” của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông.
Bao Duc: TNK chuoc hoa khi choc tuc “gau” Nga
Không quân Nga giáng đòn hủy diệt vào các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria. 
Căng thẳng leo thang với Moscow không chỉ dẫn đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ  trong toàn bộ khu vực Trung Đông.