Giải mã nguyên nhân khiến người tiền sử chặt ngón tay

Theo một nghiên cứu mới đây, người tiền sử có thể chặt ngón tay để phục vụ nghi lễ tôn giáo, Dailymail đưa tin hôm 4/12.

Những tác phẩm nghệ thuật hang động được tạo nên từ dấu tay vẽ bằng màu đỏ và một số chất tạo màu cổ đại khác của người tiền sử được phát hiện trong các hang động khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên điều kỳ lạ là những dấu tay này thường xuyên bị khuyết một hay nhiều ngón tay.
Giai ma nguyen nhan khien nguoi tien su chat ngon tay
Dấu tay người tiền sử bị khuyết một hay nhiều ngón tay được phát hiện trong các hang động khắp nơi trên thế giới. 
Theo Dailymail, các nhà khoa học cho hay, những ngón tay bị mất có thể do môi trường khắc nghiệt trong thời tiền sử như tổn thương tay do lạnh giá, bị tai nạn, bị thú dữ cắn hoặc là cách để họ đối mặt với đau buồn khi mất người thân yêu…
Các chuyên gia mới đây đưa ra một lý giải khác là người tiền sử có thể chặt ngón tay để phục vụ nghi lễ hiến tế. Phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Khảo cổ học số mới đây.
“Chặt ngón tay trước đây là hành vi khá phổ biến tại nhiều vùng trên thế giới”, nhà khảo cổ Mark Collard thuộc Đại học Simon Fraser ở Canada cho biết trên New Scientist.
“Các thông tin thu thập được cho thấy giả thuyết một số người ở thời Thượng kỳ đồ đá cũ (Upper Palaeolithic) thường chặt ngón tay với mục đích hiến tế là khá hợp lý”, ông Mark nói thêm.
Cơ sở dữ liệu gồm các trang web ở châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương và châu Mỹ tiết lộ 121 cộng đồng riêng biệt có chung hành vi này. Ví dụ tại Grotte de Gargas ở Pháp, có tổng cộng 231 dấu tay thuộc một cộng đồng khoảng 50 người. Gần một nửa (114) trong số này thiếu một hoặc nhiều ngón tay.
Không phải tất cả các chuyên gia đều bị giả thuyết này thuyết phục. Bản thân các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng sẽ không thể tìm kiếm được một câu trả lời tuyệt đối.

Phát hiện dấu chân người tiền sử có niên đại 13.000 năm ở Canada

Các nhà khoa học tìm thấy 29 dấu chân người tiền sử hóa thạch trên đảo tại British Columbia (Canada), hỗ trợ lý thuyết cho thấy những người châu Á đã sớm đặt chân đến châu Mỹ.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 29 dấu chân người tiền sử trong một lớp trầm tích trên bờ biển gần đảo Calvert ở British Columbia. Các dấu chân có niên đại từ 11.000 đến 14.000 năm trước, khi mà thế giới đang đến gần cuối thời Kỷ Băng hà cuối cùng, mực nước biển ở đó thấp hơn 2m đến 3m so với ngày nay.

Giải mã loài cá lạ "cứ ăn vào là say như uống rượu"

Nhiều người dân tại Cát Tiên (Lâm Đồng) cho rằng loài cá chày tại sông Đồng Nai ăn có thể gây say, buồn nôn và tiêu chảy tới hai ba ngày. Điều này khiến người cho và người nhận loài cá này cũng có một quy ước ngầm…

Trong một lần đến Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, phóng viên Dân Việt được ông Nguyễn Văn Tiến – Phó giám đốc khu di tích giới thiệu về loại cá chày. Đặc biệt, ông Tiến cho biết, nếu ai có sức đề kháng yếu khi ăn thịt loại cá này có thể bị say, buồn nôn…