Giá vé máy bay Tết: Chặng cao ngất, chặng rẻ bèo

Càng sát Tết, giá vé máy bay càng căng thẳng, đắt đỏ đặc biệt với các chặng bay ‘hot’ từ TP.HCM đi Hà Nội, Vinh (Nghệ An) hay Thanh Hóa. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại vào TP.HCM, giá vé lại rất rẻ.

Khảo sát trên các trang đặt vé của các hãng hàng không cho thấy, nhu cầu mua vé máy bay về quê ăn Tết của người dân tăng cao. Ngoại trừ chặng bay TP.HCM - Hà Nội vé còn tương đối dồi dào, các chặng ít chuyến bay, nhu cầu cao như TP.HCM đi Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa,... lượng vé rất khan hiếm, một số ngày sát Tết còn “cháy vé”, giá cao ngất ngưởng.

Với chặng bay trục TP.HCM - Hà Nội, theo khảo sát chiều 7/12, giá vé máy bay tương đối cao nhưng còn nhiều. Cụ thể, từ ngày 16-21/1/2023 (tức từ 25-30 tháng Chạp), giá vé bay Vietnam Airlines dao động từ 3,526-5,149 triệu đồng/chặng (đã bao gồm thuế, phí), lác đác mới có chuyến hết vé.

Giá vé chặng này của hãng hàng không Vietjet Air có giá từ 2,37-3,69 triệu đồng, Bamboo Airways 2,249 triệu đồng. Nếu tính cả thuế, phí, vé máy bay Tết của các hãng hàng không chặng TP.HCM - Hà Nội gần tương đương nhau, mức chênh chỉ từ 200.000-400.000 đồng/chiều.

Gia ve may bay Tet: Chang cao ngat, chang re beo

Nhu cầu đi lại của người dân vào dịp Tết tăng cao (Ảnh Hoàng Hà)

Tuy nhiên, với các chặng bay khác, như từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa,... do nhu cầu thăm thân tăng cao, lại ít chuyến bay nên tình hình căng thẳng hơn, giá vé vừa đắt đỏ vừa khan hiếm. Tại Vietnam Airlines, các chặng này chỉ còn vé hạng thương gia, ít chỗ, giá lên tới 5,969 triệu đồng. Riêng ngày 18/1/2023 (27 Tết) đã hết chỗ.

Tương tự như vậy với Vietjet Air, chặng TP.HCM - Vinh/Thanh Hóa đã hết chỗ ban ngày, chỉ còn ít chỗ vào chuyến tối từ 19h. Giá vé dao động từ 2,694-3,69 triệu đồng (chưa thuế phí), nếu chấp nhận bay sát Tết (29-30 Tết) thì cơ hội mua vé nhiều hơn.

Với hãng hàng không Bamboo Airways, chặng này cũng hết vé phổ thông, chỉ còn vé 4,299 triệu đồng (chưa gồm thuế phí).

Với Vietravel Airlines, do số chuyến bay còn ít nên ngay sau khi mở bán vé Tết, đại diện hãng cho hay chặng giữa TP.HCM và Hà Nội/Quy Nhơn, 100% số chỗ đã bán hết; các chặng bay chính còn lại đã bán được 60%. Do đó, hãng vừa tăng tần suất chặng bay này lên 3 chuyến khứ hồi/ngày (tăng 200%) để thêm sự lựa chọn cho hành khách khung giờ bay và giá vé.

Theo thông tin từ Vietnam Airlines, lượng khách đặt vé máy bay nội địa của hãng giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2023 đến nay đã tăng 16-20% so với cùng kỳ năm 2019. Các đường bay đông khách nhất là từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Huế, Quy Nhơn,... với tỷ lệ lấp đầy lên tới 95-98%.

Ngược lại, với các đường bay lệch đầu, giá vé lại rất rẻ. Chẳng hạn, trong khi người dân ở TP.HCM đổ xô về quê ăn Tết, thì các chặng bay từ các địa phương tới Sài Gòn lại vắng, giá vô cùng hấp dẫn.

Ví như, giá vé từ Hà Nội vào TP.HCM trước Tết chỉ từ 739.000 đồng/chiều (Vietnam Airlines, đã gồm thuế phí), hay 109.000 đồng, tương đương 685.000 đồng đã gồm thuế phí (Vietjet Air)... Tương tự với các chặng bay từ Vinh, Hải Phòng, Đồng Hới, Thanh Hóa,… vào Sài Gòn giá cũng rất rẻ.

Chính vì vậy, Vietnam Airlines ngày 7/12 vừa thông báo hành khách có cơ hội mua vé hạng phổ thông đồng giá chỉ 666.000 đồng/chiều giữa TP.HCM và Buôn Ma Thuột/Pleiku/Tuy Hòa, Quy Nhơn/Chu Lai/Đà Nẵng,... và 789.000 đồng/chiều từ TP.HCM đi Vinh/Thanh Hóa/Hải Phòng, Hà Nội.

Giá vé hạng thương gia của hãng này cũng chỉ còn 2,868 triệu đồng/chiều giữa TP.HCM và Hà Nội/Vinh/Hải Phòng/Thanh Hóa/Quảng Ninh/Đồng Hới; 1,868 triệu đồng từ TP.HCM đi Quy Nhơn/Chu Lai/Tuy Hòa/Pleiku,...

Vé được mở bán từ nay đến cuối tháng 1, đầu tháng 2/2023, tùy chặng.

Để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao dịp Tết Quỹ Mão 2023, các hãng hàng không đã được nhà chức trách cấp phép cho gần 33.700 chuyến bay toàn mạng nội địa, tăng thêm hơn 8.000 chuyến (tăng 32%) so với ngày thường; tương ứng hơn 6,7 triệu ghế được bán ra (tăng thêm hơn 1,7 triệu ghế so với ngày thường).

Như vậy, cao điểm Tết, trung bình mỗi ngày có 1.087 chuyến bay, tăng 260 chuyến/ngày. 

Giá xăng đắt nhất 8 năm qua, vé máy bay tăng, hãng hàng không chật vật

Không chỉ hàng không quốc tế, giá xăng liên tục tăng cao cũng khiến các hãng bay trong nước chật vật với bài toán kinh doanh, lợi nhuận. Giá vé máy bay vì thế cũng nóng lên hàng ngày.

Tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây

Trên các diễn đàn về hàng không, du lịch, câu chuyện giá vé máy bay tăng cao đang gây xôn xao. Bởi, cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch sau đại dịch, giá vé máy bay đến các điểm nóng du lịch mùa hè cũng đang tăng nóng.

Trên các kênh bán vé trực tuyến, giá vé khứ hồi chặng bay Hà Nội - Đà Nẵng (đã gồm thuế phí) của Vietnam Airlines dao động từ 3-5 triệu đồng. Mức giá này cũng tương tự với Bamboo Airways, khoảng 3-4 triệu đồng tùy giờ bay. Giá vé bay của Vietjet Air dù có tăng như thường lệ, song vẫn thấp hơn so với Vietnam Airlines và Bamboo.

Với chặng bay Hà Nội - Phú Quốc, giá vé của Vietnam Airlines và Bamboo Airways dao động từ 4-10 triệu đồng một cặp vé khứ hồi. Giá vé chuyến bay đêm thấp nhất của Vietnam Airlines là hơn 2 triệu đồng/vé, nếu chọn bay vào giờ không đẹp, hành khách cũng phải trả không dưới 5 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi.

Gia xang dat nhat 8 nam qua, ve may bay tang, hang hang khong chat vat

Giá vé máy bay chặng Hà Nội - TP.HCM thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 của một hãng hàng không (ảnh chụp màn hình)

Với hãng hàng không Vietjet, giá vé máy bay khoảng từ 3-7 triệu đồng/khứ hồi.

Tương tự, chặng bay Hà Nội - TP.HCM của Vietnam Airlines có giá đắt nhất, lên tới 11 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi. Giá vé đắt nhất của Bamboo Airways cũng khoảng 10 triệu đồng/một cặp vé khứ hồi và Vietjet Air là 7 triệu đồng.

Giá vé máy bay dịp hè đang thay đổi hàng ngày, hàng tuần với xu hướng tăng theo diễn biến giá dầu thô và xăng, dầu trên thế giới. So với đầu năm và cả năm 2021, mức giá này đã tăng gấp đôi, song vẫn tăng thấp hơn so với hàng không thế giới.

Lý giải về tình trạng này, theo nhiều chuyên gia, xuất phát từ yếu tố đặc biệt quan trọng là giá xăng đang không ngừng lập đỉnh. Kể từ đầu năm 2022, giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014.

Giá xăng liên tục tăng trong 7 kỳ điều hành. Gần đây nhất, giá xăng dầu được các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng sau phiên điều hành của liên bộ Tài chính - Công Thương ngày 21/6. Giá xăng E5RON92 tăng thêm 190 đồng/lít, từ 31.110 đồng/lít lên mức 31.300 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 500 đồng/lít, từ mức 32.370 đồng/lít lên mức 32.870 đồng/lít. Dầu diesel tăng 990 đồng/lít, từ mức 29.020 đồng/lít lên mức 30.010 đồng/lít. Dầu hỏa là 28.780 đồng một lít, tăng 950 đồng. Còn dầu mazut là 20.730 đồng một ký, tăng 380 đồng.

Nguyên nhân khác là nhu cầu đi du lịch dịp hè tăng rất mạnh. Người dân ai cũng có kế hoạch đi du lịch sau một thời gian dài giãn cách xã hội, đóng cửa các điểm đến. Cùng với sự phục hồi của kinh tế - xã hội, lượng khách du lịch nội địa 5 tháng đầu năm 2022 của Việt Năm tăng 243% so với cùng kỳ năm 2021, với tổng lượng khách nội địa lên đến 48,6 triệu lượt.

Gia xang dat nhat 8 nam qua, ve may bay tang, hang hang khong chat vat-Hinh-2

Nhu cầu khách đi du lịch tăng cao khiến giá vé bay nội địa tới các điểm đến hàng đầu của Việt Nam tăng cao (ảnh Ngọc Hà)

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho hay, năm nay, ngành du lịch đặt mục tiêu đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng.

Nhu cầu khách đi du lịch tăng cao khiến giá vé bay nội địa tới các điểm đến hàng đầu của Việt Nam như Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang,... luôn căng thẳng. Dự báo, giá vé bay còn tăng trong thời gian tới.

Các hãng hàng không gặp khó

Giá xăng liên tục lập đỉnh đang ảnh hưởng rất lớn đến người dân và các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp hàng không cũng không ngoại lệ.

Đơn cử như Vietjet Air, kế hoạch năm 2022 hãng này sẽ vận chuyển gần 20 triệu lượt khách, khôi phục mạng đường bay trong nước và quốc tế để phục vụ nhu cầu đi lại, học tập và giao thương của người dân.

Hãng đã xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá xăng dầu ở mức bình quân 80 USD/thùng trong năm nay. Tuy nhiên, bình quân giá xăng dầu từ đầu năm 2022 đã là 95 USD/thùng, đến tháng 3 là 130 USD/thùng nên chi phí khai thác của Vietjet Air tăng 28-35%; đến tháng 5 giá xăng tiếp tục tăng lên 155 USD/thùng, khiến chi phí khai thác tăng 48-60% so với đầu năm.

Mặc dù liên tục đưa ra các giải pháp để giảm chi phí và kiềm chế giá vé bay, song một lãnh đạo hãng cho hay, giá xăng dầu tăng kỷ lục khiến Vietjet phải gánh thêm chi phí hàng ngàn tỷ đồng trong năm nay.

Gia xang dat nhat 8 nam qua, ve may bay tang, hang hang khong chat vat-Hinh-3

Dự báo, giá vé bay còn tăng trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo đại diện Vietravel Airlines, hãng đã xây dựng kế hoạch khai thác trở lại sau khi thị trường hồi phục với giá nhiên liệu bay Jet-A1 dao động từ 83 đến 90 USD/thùng. Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 3, giá nhiên liệu bay tăng lên gần 170 USD/thùng, cao gần gấp đôi mức giá theo kế hoạch.

Ước tính, riêng chi phí nhiên liệu của hãng đã đội lên khoảng 10 tỷ đồng/tháng, tăng khoảng 25% so trung bình các tháng trước.

Vietnam Airlines thì đưa ra kịch bản, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí của hãng ước tính bị “đội” thêm 5.700 tỷ đồng. Nếu giá tăng lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng vọt thêm đến 9.120 tỷ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong năm 2022. Bamboo Airways cũng trong tình trạng tương tự.

Với mức giá nhiên liệu tăng cao, hoạt động của các hãng hàng không chắc chắn bị tác động tiêu cực. Quan trọng hơn, nếu không có các giải pháp hỗ trợ thực chất, kiềm chế tăng giá vé bay, đà hồi phục của ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng lớn. Trong bối cảnh dịch bệnh vừa được kiểm soát, thu nhập, việc làm của đa số người dân bị giảm, giá vé máy bay tăng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của người dân, khiến họ do dự trong việc thực hiện các chuyến bay, đi du lịch, nghỉ dưỡng.

Đối với hàng không, chi phí nhiên liệu chiếm đến 30-40% tổng chi phí của hãng bay, nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không (ngành động lực phát triển của nền kinh tế), mà tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và đời sống của người dân.

Đổ xô du lịch 30/4-1/5, giá vé máy bay tăng mạnh

Nhu cầu du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay được dự đoán sẽ bùng nổ. Giá vé máy bay dịp này cũng tăng mạnh.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ bốn ngày liên tiếp. Do kỳ nghỉ kéo dài nên đây là cơ hội để người dân trong nước đi du lịch, sau hai năm dồn nén bởi COVID-19. Cùng với đó, giá vé máy bay cũng đang tăng mạnh do nhu cầu cao.

Giá vé bay nghỉ lễ 30/4 - 1/5 lên mức đắt đỏ

Các chặng bay nối những thành phố lớn tới điểm du lịch nội địa nổi tiếng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tiếp tục ghi nhận giá vé nhích tăng từng ngày.

Theo khảo sát của Zing, hành trình từ Hà Nội đi Phú Quốc khởi hành ngày 30/4 và trở lại vào 3/5 theo lịch nghỉ lễ hiện ghi nhận giá vé máy bay rẻ nhất ở mức 4,9 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí, cao gấp gần 4 lần giai đoạn thấp điểm. Hãng bay cung ứng chuyến bay đang có mức giá này là Vietjet Air.

Những lựa chọn khác của hành khách gồm chuyến bay của Bamboo Airways với giá vé rẻ nhất 5,3 triệu đồng và Vietnam Airlines Group với giá vé rẻ nhất 8,2 triệu đồng. Mức giá mà các hãng bay đưa ra cho chặng bay này đã tăng trung bình khoảng gần 2 triệu đồng so với giai đoạn đặt vé đầu tháng 3.