Giá rau xanh giảm một nửa, đổ đống không một khách mua

Tại chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, cận Tết, giá nhiều loại rau củ không tăng, thậm chí còn giảm hơn một nửa so với cùng thời điểm năm ngoái. Tuy vậy, hoạt động mua bán vẫn khá đìu hiu.

Nhiều khu chợ trên địa bàn Hà Nội khá vắng khách, người mua thưa thớt. Trên các quầy hàng, các loại thực phẩm rau xanh, củ quả chất đầy ắp, rất dồi dào phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, không có tình trạng cháy hàng như dịp cận Tết năm ngoái.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sức mua giảm, cộng với đó là thời tiết nắng ấm nên giá nhiều loại rau xanh giảm mạnh.

Chị Thu Hòa - tiểu thương bán rau ở chợ Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - cho biết, Tết năm nay giá rau xanh lên xuống từng ngày, mỗi đợt chênh nhau một vài giá. Song, so với tháng trước và Tết năm ngoái, giá rau giảm mạnh.

Đơn cử, rau bắp cải chỉ 7.000-8.000 đồng/kg; súp lơ 5.000-7.000 đồng/cây; su hào 2.000-3.000 đồng/củ; cải thảo 7.000-8.000 đồng/kg; cải cúc 2.000-3.000 đồng/mớ,...

Gia rau xanh giam mot nua, do dong khong mot khach mua
Đang vào những ngày cao điểm mua sắm cho Tết Tân Sửu 2021, nhưng hàng rau xanh tại chợ vẫn vắng khách mua dù giá giảm một nửa

Tuy giá rẻ như vậy nhưng chị Hòa nhận xét, dù đã 27 Tết, sức mua vẫn khá chậm, không có tình trạng chen chúc, tranh nhau như Tết mọi năm. Lý do là bởi người dân đã nghỉ Tết sớm để tránh dịch bệnh. Nhiều quán ăn, nhà hàng đóng cửa sớm vì các hoạt động ăn uống tất niên đã bị hoãn, cửa hàng hầu như không có khách.

Chưa kể, thời tiết nắng ấm khiến các loại rau vụ đông như súp lơ, su hào, bắp cải, các loại rau cải,... cũng cho thu hoạch rộ. Những loại rau củ này lại không để được nên người dân buộc phải thu hoạch để bán từ sớm trước Tết Nguyên đán cả nửa tháng đến 10 ngày.

Cùng chung cảnh ngộ, chị Nguyễn Mai Hương - một đầu mối khác bán rau tại đây - thừa nhận, tầm này mọi năm, một số loại rau nhà chị không có mà bán như súp lơ, cải thảo,... khách không mua sớm để tích trữ tủ lạnh ăn dần mấy ngày Tết thì “cháy” chợ, không có mà mua.

“Giờ thì rau rẻ lại sẵn, mua lẻ như mua buôn mà vẫn vắng khách, hàng hóa ế ẩm. Tính ra cả buổi sáng chị mới bán được khoảng hơn chục cân rau các loại, chậm hơn nhiều so với đợt trước dịch bùng phát”, chị buồn bã nói. Giá rau củ trung bình giảm 40-60% so với năm ngoái, trong đó các loại rau củ vụ đông giảm mạnh nhất như: su hào, súp lơ, bắp cải,...

“Nếu từ nay đến 30 Tết, lượng người mua tăng lên thì giá rau có thể sẽ nhích lên một vài giá”, chị Hương hy vọng.

Vừa mua được 5 cây súp lơ với giá 5.000 đồng/cây và chục củ su hảo giá 2.000 đồng/củ, chị Lê Hoài Thương ở Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hớn hở: “Chưa năm nào giá rau củ gần Tết lại rẻ đến vậy. Năm ngoái, ngày 29 Tết tôi mua súp lơ 20.000 đồng/cây, 7.000 đồng/củ su hào mà còn tranh nhau, do vậy năm nay tôi không định mua sớm tích trữ nữa”.

Gia rau xanh giam mot nua, do dong khong mot khach mua-Hinh-2
Cận Tết, giá rau xanh thường tăng mạnh vì nhiều người có nhu cầu mua tích trữ ăn trong những ngày Tết. Song dịp này nhiều loại rau củ giảm giá mạnh
Gia rau xanh giam mot nua, do dong khong mot khach mua-Hinh-3
Súp lơ có giá chỉ 5.000-7.000 đồng/cây, giảm còn 1/3 giá so với trước
Gia rau xanh giam mot nua, do dong khong mot khach mua-Hinh-4
Giá rau củ trung bình giảm 40-60% so với năm ngoái, trong đó các loại rau củ vụ đông giảm mạnh nhất
Gia rau xanh giam mot nua, do dong khong mot khach mua-Hinh-5
Tuy vậy, sức mua vẫn giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch bệnh
Gia rau xanh giam mot nua, do dong khong mot khach mua-Hinh-6
Khu vực bán rau này còn không có một bóng khách tới hỏi mua

Loạt bonsai dáng quái, giá cả tỷ đồng khiến đại gia mê mệt

(Kiến Thức) - Bonsai dáng quái là một dáng được người trồng biến thể, không theo một chuẩn mực nhất định nào. Cũng bởi thế mà giá của chúng có thể lên tới cả tỷ đồng.

Loat bonsai dang quai, gia ca ty dong khien dai gia me met
Bonsai dáng quái mang hình ảnh thiên nhiên thu nhỏ vào chậu cây để thể hiện những mặt đối lập trong nhân sinh thế giới quan của con người. Ảnh: Chauximang. 

Giá ớt hiểm cao hơn giá rau muống ?

Giá ớt hiểm tăng cao do sản lượng cũng như chất lượng giảm.

Ngày 6-11, ghi nhận tại một số chợ lẻ cho thấy giá các loại rau quả so với tuần trước không biến động nhiều như rau muống, cà chua còn 30.000 đồng/kg; xà lách 70.000-80.000 đồng/kg. Riêng cà rốt Đà Lạt, su hào tăng giá 5.000 đồng lên 40.000-45.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, mặt hàng ớt hiểm tùy chợ giá từ 80.000-120.000 đồng/kg vẫn còn khá cao. Do đó, nhiều tiểu thương bán lẻ 2.000 đồng/ bịch chưa tới 10 trái.

Hàng ăn cố thủ không chịu giảm giá mặc dù thịt lợn đã hết sốt

Không còn sốt giá như tầm này năm ngoái, giá thịt lợn nay về mức hợp lý hơn. Ngoài chợ, mặt hàng này cũng đã giá giảm mạnh khi nguồn cung ngày càng dồi dào. Song, hàng ăn vẫn cố thủ, nhất quyết không giảm giá theo.

Tầm này năm ngoái, giá thịt lợn bắt đầu tăng như “lên đồng”, tạo nên cơn sốt giá chưa từng có. Từ mức 40.000-50.000 đồng/kg, chỉ trong một thời gian ngắn, giá lợn hơi đã vọt lên 70.000-75.000 đồng/kg. Thậm chí, vào thời điểm tháng 12/2020, giá thịt lợn đã chạm mốc 95.000 đồng/kg, sau đó đạt đỉnh cao lịch sử 100.000 đồng/kg vào tháng 5/2020.

Tại chợ, giá thịt lợn theo đà tăng phi mã. Từ mức 80.000-90.000 đồng/kg nhanh chóng vọt lên 160.000-250.000 đồng/kg tùy loại. Trong siêu thị, có thời điểm còn ghi nhận giá lên tới gần 300.000 đồng/kg với mặt hàng thịt ba chỉ và sườn thăn.