Giá heo hơi hôm nay 23/3: Hàng nghìn tấn thịt lợn nhập bán ở đâu?

Giá heo hơi hôm nay 23/3 ở các vùng miền tiếp tục ổn định, nhiều nơi ở miền Bắc giá lợn hơi vẫn duy trì mức cao, từ 80.000 - 85.000 đồng/kg.
 

Để góp phần bình ổn thị trường thịt lợn, Bộ NN&PTNT đã trực tiếp kết nối Tập đoàn Miratorg của Nga và dự kiến nhập khoảng 50.000 tấn thịt lợn của đơn vị này. Điều mà người tiêu dùng băn khoăn hiện nay là, thịt lợn nhập khẩu sẽ được bán ở đâu?

1.500 tấn thịt lợn Nga đã về cảng TP.Hồ Chí Minh

Trao đổi với PV Dân Việt chiều 22/3, ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau buổi làm việc với Bộ NN&PTNT mới đây, Tập đoàn Miratorg của Nga cho biết đang làm thủ tục để xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 3.500 - 4.000 tấn thịt lợn. Trong số này, lượng hàng đã về tới cảng TP.Hồ Chí Minh khoảng 1.500 tấn. 

Số thịt lợn từ Tập đoàn Miratorg của Nga sẽ được thông qua 15 doanh nghiệp nhập khẩu, từ đó phân phối ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị nhập khẩu chưa làm thủ tục kiểm dịch nên phải ít ngày nữa, thịt lợn nhập khẩu mới chính thức tung ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.

Ông Long cho biết thêm, số thịt lợn còn lại trong đơn hàng lần này (khoảng 1.900 tấn) cũng đã được phía Tập đoàn của Nga làm thủ tục và đang trên đường vận chuyển về Việt Nam. Đây là một trong những nhà cung cấp thịt gia súc, gia cầm lớn nhất Liên bang Nga. 

Gia heo hoi hom nay 23/3: Hang nghin tan thit lon nhap ban o dau?

Tại thị trường Nga, Miratorg được xem là nhà cung cấp thịt lớn nhất với sản lượng lên tới hơn 400.000 tấn thịt lợn, 114.000 tấn thịt gia cầm, 80.000 tấn thịt bò mỗi năm. Ảnh: I.T

Cũng theo ông Long, từ đầu năm đến nay, các đơn vị của Cục Thú y đã làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa cho khoảng 399 tấn thịt lợn các loại. Tuy nhiên, do số lượng thịt lợn nhập khẩu còn ít nên hầu như không bán trong siêu thị mà chủ yếu cung cấp cho các đơn đặt hàng đặt trước, hoặc các khu công nghiệp, nhà hàng đã ký hợp đồng. 

"Ví dụ trong miền Nam, doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất là Công ty TNHH Nhiêu Lộc. Theo con số chúng tôi cập nhật đến ngày 18/3, công ty này vừa nhập về cảng khoảng 722 tấn thịt lợn", ông Long cho biết. 

PV đã thử truy cập vào website của Công ty TNHH Nhiêu Lộc (trụ sở nhà máy tại Bình Dương) thì thấy các mặt hàng thịt heo đông lạnh nhập khẩu của công ty này là nạc vai heo, chân heo, tim heo và sườn heo. Ngoài ra, Nhiêu Lộc cũng nhập khẩu các mặt hàng thịt bò đông lạnh, thịt gà đông lạnh. 

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã trực tiếp kết nối với Tập đoàn Miratorg của Nga để triển khai việc hợp tác nhập khẩu, phân phối, tiêu thụ thịt lợn của doanh nghiệp này tại thị trường Việt Nam. Bộ NN&PTNT cũng đang đề nghị một số doanh nghiệp trong nước kết nối, thương thảo với Tập đoàn Miratorg của Nga để sớm đưa các sản phẩm thịt lợn của Nga tới tay người tiêu dùng, qua đó góp phần giảm áp lực nguồn cung thịt lợn trong nước.

Đại diện Tập đoàn Miratorg cũng kỳ vọng, trong năm 2020 sẽ xuất khẩu khoảng 50.000 tấn thịt lợn các loại sang thị trường Việt Nam và tăng dần ở các năm tiếp theo.

Tuy nhiên ông Long cũng chia sẻ, việc nhập khẩu thịt lợn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, do một số nguyên nhân sau: Tổng lượng cung toàn thế giới giảm; Trung Quốc đang có nhu cầu mua thịt lợn rất lớn, giá mua cao hơn Việt Nam; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giao thương đình trệ nên việc đưa thịt lợn nhập khẩu về nước gặp trở ngại. Ngoài ra, phần lớn người dân Việt Nam vẫn có thói quen tiêu dùng thịt nóng, chưa quen sử dụng thịt đông lạnh. 

Gia heo hoi hom nay 23/3: Hang nghin tan thit lon nhap ban o dau?-Hinh-2

Tập đoàn Miratorg kỳ vọng trong năm 2020 sẽ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam trên 50.000 tấn thịt lợn. Ảnh: I.T

Giá heo hơi hôm nay 23/3: Duy trì mức cao 

Theo ghi nhanh của PV, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải đưa về mức bình quân 60.000 đồng/kg.

Anh Thế Anh, một thương lái ở phường Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, giá lợn hơi anh thu mua trong dân những ngày gần đây dao động từ 83.000 - 85.000 đồng/kg, tùy loại. Ở các vùng quanh Hà Nội như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, giá heo hơi vẫn neo ở mức cao, khoảng 82.000 đồng/kg.

"Sở dĩ giá heo hơi chưa thể giảm ngay theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT là do lượng heo trong dân không còn nhiều. Ngày nào cánh thương lái chúng tôi cũng phải gọi điện khắp nơi tìm nguồn hàng, thậm chí lên Facebook để tìm mua lợn. Theo quy luật, nguồn cung thiếu thì đương nhiên giá sẽ cao. Dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại quá nặng nề cho các nông hộ nên bà con vẫn sợ chưa dám vào đàn", anh Thế Anh giải thích về nguyên nhân giá heo hơi duy trì mức cao bất chấp các giải pháp kéo giảm giá của Nhà nước.  

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đang có dấu hiệu giảm ở vài nơi. Đơn cử như ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giá heo hơi đang lần lượt ở mức 81.000 đồng/kg và 78.000 đồng/kg, giảm nhẹ 2.000 đồng/kg so với tuần trước.

Tại miền Tây, giá heo hơi hôm nay giảm 3.000 đồng/kg trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, về mức 82.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Vĩnh Long 74.000 - 76.000 đồng/kg; trong khi Cần Thơ và An Giang đang có mức giá heo cao ngang bằng với miền Bắc.

Theo số liệu từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, nguồn nhập khẩu từ Canada chiếm 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Hoa Kỳ 5,53%.

Kiên quyết đưa giá heo hơi xuống dưới 60.000 đồng/kg

(Vietnamdaily) - Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần kiên quyết đưa giá thịt lợn xuống (dưới 60.000 đồng/kg thịt lợn hơi) trong thời gian tới bằng các biện pháp phù hợp, theo thị trường.

Ngày 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp bình ổn giá thịt lợn.

Vừa qua, do các nguyên nhân khách quan, chủ quan, giá thịt lợn đã tăng vọt trong thời gian dài, trước Tết, sau Tết và đến nay, làm cho đời sống người dân khó khăn, làm cho CPI tăng cao do khẩu phần thức ăn của người Việt Nam có nhiều thịt lợn.

Thủ tướng nêu rõ, giá thịt lợn theo cơ chế thị trường, có vai trò quản lý của Nhà nước, trong đó có chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý.

Do đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý Nhà nước về giá, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần kiên quyết đưa giá thịt lợn xuống (dưới 60.000 đồng/kg thịt lợn hơi) trong thời gian tới bằng các biện pháp phù hợp, theo thị trường.

Cụ thể, cần xem giá thành là bao nhiêu. Thủ tướng cho biết, đã hỏi một số doanh nghiệp thực phẩm lớn thì “người nói 38.000 đồng/kg, người nói 40.000 đồng/kg, người nói 35.000 đồng/kg”.

Phương án nào để giảm giá thịt lợn, Thủ tướng nhấn mạnh, quan trọng nhất là tăng cung bằng cách đẩy mạnh phục hồi đàn lợn trên 32 triệu con, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, tập đoàn, hộ chăn nuôi như về giá thuê đất, vay ngân hàng… Phải tập trung khắc phục khâu trung gian, thu mua, giết mổ, nhất là các lò mổ. Thủ tướng đề nghị thanh tra khâu này.

Thủ tướng nêu rõ, “mong muốn của chúng ta là chiếm thị phần lớn nhưng nếu cố tình đưa giá lên cao thì Thủ tướng sẽ quyết định nhập khẩu thịt lợn từ các nước về Việt Nam để giảm giá, phục vụ người tiêu dùng”.

Giá cà phê hôm nay 22/3: Cả tuần tăng nhẹ 300 đồng/kg

(Vietnamdaily) - Giá cà phê hôm nay 22/3 chứng kiến mức tăng nhẹ, trên thị trường thế giới có nơi thậm chí tăng hơn 10%. Tuần qua, thị trường trong nước giá cà phê tăng 300 đồng/kg.

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 4 USD, tức tăng 0,32%, lên 1.244 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng tất cả 14 SD, tức tăng 1,47 %, còn 1.272 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Đại gia Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ đồng chống dịch là ai?

(Vietnamdaily) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ, đại gia Lê Văn Kiểm - chủ sân golf Long Thành vừa quyên góp 20 tỷ đồng. Trong đó 10 tỷ để ủng hộ chương trình phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, vào ngày 20/3/2020, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm (Chủ tịch Công ty), Trần Cẩm Nhung (Phó Chủ tịch Công ty) trao số tiền 20 tỷ đồng.

Trong đó, 10 tỷ đồng của bà Trần Cẩm Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ông Lê Văn Kiểm là một trong những doanh nhân Việt đi đầu thời mở cửa kinh tế những năm 1980, là người đã trải qua thăng trầm của hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong suốt 3 thập niên qua.
Dai gia Le Van Kiem ung ho 20 ty dong chong dich la ai?

Vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ chống dịch COVID-19, hạn mặn.

Sinh năm 1945 tại Thừa Thiên Huế, ông Kiểm tốt nghiệp đại học và có bằng kỹ sư. Tuy là con liệt sỹ nhưng ông vẫn tình nguyện gia nhập quân đội, tham gia kháng chiến. Ông từng đi vào chiến trường Lào, Campuchia và chiến trường B2.

Sau ngày 30/4/1975, ông được tham gia tiếp quản Bộ Giao thông Công chánh của chính quyền chế độ cũ và công tác tại Ủy Ban Quân quản Thành phố Sài Gòn Gia Định.

Sau đó ông được bổ nhiệm làm Phó Ban Kiến thiết cầu đường bộ miền Nam. Trong quá trình làm việc đó, ông đã có cơ hội học và xử lý công việc của các người chủ công ty tư nhân. Từ đó, ông đã muốn làm thử kinh doanh theo mô hình kinh tế tư nhân.

Cho tới cuối thập niên 1970, kinh tế cả nước chật vật khó khăn, vợ chồng ông quyết định làm thức ăn gia súc để cung ứng cho thị trường. Đó là năm 1978, đánh dầu bước khởi nghiệp kinh doanh đầu tiên. Ông bà bán chiếc xe Honda duy nhất lúc bấy giờ, mua một chiếc mô tơ chế tạo máy trộn thức ăn gia súc.  
Dai gia Le Van Kiem ung ho 20 ty dong chong dich la ai?-Hinh-2
Vợ chồng ông Lê Văn Kiểm. 

Cơ sở sản xuất thức ăn gia súc nhãn hiệu Huy Hoàng của gia đình ông Kiểm hoạt động “chui” tại địa chỉ nhà riêng ở 39, Phan Xích Long, Phú Nhuận.

Một thời gian sau, sản phầm Huy Hoàng xuất hiện khắp nơi. Vợ chồng ông Kiểm nghiên cứu sản phẩm kế tiếp, ép dầu từ hạt cao su để làm sơn. Hạt cao su được thu mua ở khắp miền Nam về ép lấy dầu để sản xuất sơn, còn bã thì làm phân bón. Riêng tiền bán bã ép đã đủ trả tiền mua hạt, nhân công. Công việc nhiều, vợ chồng ông Kiểm thuê các nơi khác gia công cho mình.

Sau sơn đến sản xuất bột màu xây dựng, gia đình ông Kiểm tiếp tục nghiên cứu sản xuất ngay trong nhà. Việc kinh doanh “1 lời 10” khiến cho ông tích lũy được tới cả ngàn cây vàng. Vào khoảng năm 1984 – 1985, ông Kiểm đưa Huy Hoàng lên thành một công ty tư nhân đầu tiên.

Đây là thời kỳ bắt đầu mở cửa, Việt Nam nhận được rất nhiều đơn hàng may mặc theo kiểu “hàng đổi hàng” với thị trường Đông Âu. Ông Kiểm cho biết, giữa 1988 – 1990, Huy Hoàng là công ty đầu tiên đầu tư đồng bộ hiện đại dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị nhập từ Nhật, không chỉ làm gia công mà còn xuất khẩu trực tiếp theo phương thức FOB. Xuất hàng may mặc, đổi lấy xi măng, sắt thép và nhiều loại hàng hóa khác nhập khẩu về nước, ông Kiểm kể, việc đổi hàng thường là lời “1 ăn 5”.

Công ty may Huy Hoàng đã được đánh giá là công ty tư nhân may mặc lớn nhất tại Việt Nam thời gian ấy, tuy nhiên cuộc khủng hoảng những năm 1997 đã khiến công ty có những lúc đã đứng trên bờ vực của sự phá sản.

Khởi nghiệp từ tay trắng, thành công vượt bậc năm 1990, để rồi suýt mất sạch trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Kiểm không chỉ tránh được vòng lao lý mà còn duy trì được một cơ nghiệp khổng lồ và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.
Dai gia Le Van Kiem ung ho 20 ty dong chong dich la ai?-Hinh-3
Ông Lê Văn Kiểm. 

Năm 2001, ông quyết định xây dựng sân Golf Long Thành với kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng, diện tích 340 ha. Hiện nay, sân Golf thu hút hơn 800 lao động, 30% CBCNV trong công ty là con em các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ hoặc đã từng tham gia bộ đội tại địa phương, thu nhập bình quân của CBCNV trên 2.000.000 đồng/người/tháng.

Những trầm lắng trong sự nghiệp kinh doanh có lẽ là một phần lý do khiến ông Kiểm và bà Nhung tập trung nhiều thời gian và tiền bạc vào công việc từ thiện và xã hội. Ông bà bắt đầu xây dựng nhà tình nghĩa từ những năm đầu thập niên 1990, những hoạt động từ thiện được chú trọng nhiều hơn sau thời điểm đã vượt khó khăn. Tổng số tiền từ thiện mà gia đình ông Kiểm đóng góp bằng nhiều hình thức đã lên đến 400 tỷ đồng, theo thống kê của công ty. Năm 2008, ông kiểm được nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Trong một cuốn sách viết về gia đình ông mang tên “Cả cuộc đời bình dị một chữ Nhân” của nhà xuất bản Thông Tấn Xã có rất nhiều lưu bút của các vị lãnh đạo hàng đầu Đảng và Chính phủ, kể cả các vị đương chức, khen ngợi những đóng góp của ông Kiểm. Ngoài ra, còn có thư cảm ơn của Thủ tướng Lào và Thủ tướng Camphuchia về những hoạt động từ thiện mà ông thực hiện ở những nước này. Ông Kiểm coi việc làm từ thiện ở Campuchia như một sự đền ơn đáp nghĩa mang tính quốc gia. Ông tổ chức quyên tiền và rủ ông Dương Quốc Minh, Chủ tịch tập đoàn Him Lam cùng xây ngôi trường trị giá 700.000 USD tại quê nhà của ông Hun Sen.