Giá điện bắt đầu tăng 5% từ hôm nay

Giá bán điện bình quân sẽ tăng từ1.437 đồng/kWh lên 1.508,85 đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức là tăng 71,85 đ mỗi kWh (5%).

 

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, kể từ hôm nay (1/8), giá bán điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng/kWh).

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lần điều chỉnh giá bán điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá mà chỉ điều chỉnh mức giá đối với các đối tượng theo quy định tại Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo và thu nhập thấp không thay đổi.
Với biểu giá bán điện ban hành kèm theo, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi. Các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng.
Cũng theo EVN, việc điều chỉnh giá bán điện lần này để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí, đặc biệt là giá than từ ngày 20/4 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than.

Những bê bối chấn động giới tỷ phú 2012

(Kiến Thức) - Năm 2012 - một năm đầy biến động bởi các bê bối của các tỷ phú thế giới, từ việc kiện cáo, hối lộ cho đến lái siêu xe đâm chết người...

1. Anh em nhà Kwok và bê bối hối lộ chấn động Hong Kong

Cận cảnh “thuốc độc” ẩn trong bún tươi

(Kiến Thức) - Thông tin phát hiện axit cực độc và hóa chất dùng sản xuất xà phòng trong bún đang gây hoang mang đối với người tiêu dùng Việt.

Gần đây, thông tin phát hiện trong bún có chất Tinopal (chất làm trắng huỳnh quang) và axit oxalic, chất cực độc, tuyệt đối không dùng trong thực phẩm khiến người tiêu dùng Việt thực sự lo lắng.
 Gần đây, thông tin phát hiện trong bún có chất Tinopal (chất làm trắng huỳnh quang) và axit oxalic, chất cực độc, tuyệt đối không dùng trong thực phẩm khiến người tiêu dùng Việt thực sự lo lắng.  
Tinopal là một hóa chất tẩy rửa dạng bột màu hơi vàng được sử dụng trong công nghiệp. Nó có tác dụng làm tăng trắng quang học (OBA) dạng tetra sulphur sử dụng cho giấy. Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy.
 Tinopal là một hóa chất tẩy rửa dạng bột màu hơi vàng được sử dụng trong công nghiệp. Nó có tác dụng làm tăng trắng quang học (OBA) dạng tetra sulphur sử dụng cho giấy. Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy.
Chất này được rao bán phổ biến trên mạng dưới dạng bột đóng thùng (hoặc bao) 20kg/25 kg. Nếu sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa Tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất Tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.
Chất này được rao bán phổ biến trên mạng dưới dạng bột đóng thùng (hoặc bao) 20kg/25 kg. Nếu sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa Tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất Tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư. 
Axit oxalic là hóa chất dùng trong công nghiệp, cấm dùng trong thực phẩm.
Axit oxalic là hóa chất dùng trong công nghiệp, cấm dùng trong thực phẩm. 
Nếu sử dụng thực phẩm có chứa axit oxalic sẽ gây ra sỏi thận, kích thích làm phát cơn hen suyễn và gây ung thư.
Nếu sử dụng thực phẩm có chứa axit oxalic sẽ gây ra sỏi thận, kích thích làm phát cơn hen suyễn và gây ung thư. 
Trước những thông tin nguy hại về bún chứa hóa chất cực độc, ngày 29/7, Sở Y tế và Sở Công thương TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất bún tươi trong một hội nghị liên quan đến bún trước sự theo dõi của hàng trăm nhà sản xuất bún tươi trên địa bàn.
 Trước những thông tin nguy hại về bún chứa hóa chất cực độc, ngày 29/7, Sở Y tế và Sở Công thương TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất bún tươi trong một hội nghị liên quan đến bún trước sự theo dõi của hàng trăm nhà sản xuất bún tươi trên địa bàn.
Ngâm gạo là khâu quan trọng trong sản xuất bún. Trong ảnh là ngâm gạo tại những cơ sở sản xuất bún nhỏ lẻ.
Ngâm gạo là khâu quan trọng trong sản xuất bún. Trong ảnh là ngâm gạo tại những cơ sở sản xuất bún nhỏ lẻ.
Ngâm theo phương thức công nghiệp tại những cơ sở sản xuất lớn.
 Ngâm theo phương thức công nghiệp tại những cơ sở sản xuất lớn. 
Sau đó là xay ướt và tách nước. Trong ảnh là phương thức tách nước thủ công...
Sau đó là xay ướt và tách nước. Trong ảnh là phương thức tách nước thủ công... 
...và nhào trộn bột theo thiết bị đang được dùng phổ biến.
 ...và nhào trộn bột theo thiết bị đang được dùng phổ biến.
Bún được tạo hình, luộc chín và làm nguội bằng hệ thống thiết bị liên hoàn...
Bún được tạo hình, luộc chín và làm nguội bằng hệ thống thiết bị liên hoàn... 
...và định hình bằng phương pháp thủ công.
...và định hình bằng phương pháp thủ công. 
Bún thành phẩm chuẩn bị ra thị trường. Hiện cơ quan chức năng đề nghị các cơ sở sản xuất bún tươi nhanh chóng sử dụng bao bì có nhãn mác và địa chỉ cụ thể giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn bún an toàn trên thị trường.
Bún thành phẩm chuẩn bị ra thị trường. Hiện cơ quan chức năng đề nghị các cơ sở sản xuất bún tươi nhanh chóng sử dụng bao bì có nhãn mác và địa chỉ cụ thể giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn bún an toàn trên thị trường.