Giả danh công an lừa đảo hơn 6,3 tỷ đồng xuyên Bắc - Nam

(Kiến Thức) - Bằng thủ đoạn giả danh công an nhóm đối tượng đã lừa trót lọt 5 bị hại, với số tiền lên đến hơn 6,3 tỷ đồng.

Ngày 13/11, Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội đã chuyển hồ sơ lên Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 4 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị can gồm: Ma Thiếu Quân, Tô Văn Báo, Vương Quang Đằng và Hoàng Thị Luyến (đều trú ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn).
Theo tài liệu, khoảng tháng 5/2016, Hoàng Chấn Lâm (đang ở nước ngoài) móc nối với nhóm bị can trên sử dụng chứng minh nhân dân để làm thẻ ATM tại một số ngân hàng ở TP Lạng Sơn. Nhóm bị can sẽ được trả công 600.000 đồng đồng/ngày/người nhằm rút tiền trong tài khoản.
Gia danh cong an lua dao hon 6,3 ty dong xuyen Bac - Nam
 Hai trong số các đối tượng trong vụ án. Ảnh: ANTĐ.
Theo hướng dẫn của Lâm, nhóm Quân, Báo, Đằng mỗi người làm 8 thẻ ATM; Luyến và Lộc Thị Loan (bạn của Luyến) mỗi người mở 6 tài khoản.
Từ đầu tháng 6/2016 đến đầu tháng 7/2016, nhóm đối tượng giả danh làm Công an đang điều tra về nợ cước điện thoại, rửa tiền… và gọi điện lừa đảo trót lọt 5 bị hại (4 người ở TP.HCM, 1 người ở Hà Nội), với số tiền hơn 6,3 tỷ đồng. Trong số các vụ lừa này, thì chị Nguyễn (ở phường 10, quận Tân Bình, TP HCM) bị nhóm đối tượng chiếm đoạt gần 2,4 tỷ đồng vào trưa ngày 4/7/2016.
Cảnh sát xác định, Ma Thiếu Quân được các đối tượng chi tiền làm thẻ ATM để rút tiền 24 triệu đồng; Vương Quang Đằng được hơn 10 triệu đồng, Tô Văn Báo được gần 15 triệu đồng và Hoàng Thị Luyến được khoảng 1,8 triệu đồng.
Cảnh sát tiếp tục xác định nhân thân, lai lịch của đối tượng chủ mưu Hoàng Chấn Lâm.
Hiện vụ việc tiếp tục được làm rõ.

Bắt giữ đối tượng giả danh công an “mật” lừa tiền

Giả danh công an “mật” lên nằm vùng truy quét tội phạm nên bà V. rất tin tưởng và lừa đào 700 triệu đồng.

Theo kết quả điều tra, từ tháng 4/2017, Nguyễn Văn Hiếu (SN 1986) trú xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tình cờ gặp bà V. (trú xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương).

Hiếu tự giới thiệu mình tên Hùng hiện đang là công an “mật” ở tỉnh lên đây nằm vùng để truy quyết tội phạm. Nghe "kẻ giả danh công an"nói chuyện cộng với việc thanh niên này mặc sắc phục công an nên bà V. rất tin tưởng. Người phụ nữ này ngỏ ý nhờ Hiếu đòi số tiền 700 triệu tiền nợ.

Công an không tìm ra người làm giả vé số ở Kiên Giang

(Kiến Thức) - Cơ quan điều tra không tìm ra người làm giả tờ vé số của bà Nguyễn Thị Tuyết trong vụ kiện tranh chấp giao dịch dân sự với đại lý Triều Phát.

Liên quan đến vụ kiện tranh chấp giao dịch dân sự giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Tuyết (55 tuổi, ở xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) và bị đơn là ông Ngô Xương Phúc (46 tuổi, ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) - đại lý vé số Triều Phát hơn sáu năm qua thì phiên phúc thẩm Tòa buộc đại lý vé số Triều Phát phải trả cho bà 1,344 tỷ đồng nhưng dư luận vẫn đang bày tỏ nhiều vấn đề thắc mắc vì công an không tìm ra người làm giả tờ vé số mà đại lý Triều Phát đã đánh tráo của bà Tuyết, trong khi Viện Khoa học hình sự kết luận rõ tờ vé đó là giả.
Cụ thể theo kết luận giám định số 1868 ngày 21/8/2013 của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) về nội dung hình ảnh camera xác định "tờ vé số mà đại lý Triều Phát nhận vào và tờ vé số đưa ra cho bên trúng thưởng không phải là một". Tuy nhiên, ở hai phiên xử sơ thẩm và cấp thẩm, giám định viên Ngô Minh Dũng cho biết, đoạn băng ghi hình tại đại lý Triều Phát với tốc độ 3 khung hình/giây liên tục, không cắt dán.