Gần 9.000 căn nhà ở tồn kho do ảnh hưởng từ dịch bệnh

(Vietnamdaily) - Gần 9.000 căn nhà ở tồn kho chưa được hấp thụ chủ yếu ở các địa phương chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 như TP Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang...

Bộ Xây dựng cho biết theo số liệu về nguồn cung bất động sản và lượng giao dịch từ các báo cáo của 56/63 địa phương, tính đến hết quý I/2020, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa có giao dịch ước tính gần 13.000 căn.

Trong quý II/2020 và quý III/2020, tác động tiêu cực từ COVID-19, cộng với khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách… đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư dự án, tiến độ triển khai các dự án. Do đó, nguồn cung bất động sản trong giai đoạn này không có sự gia tăng đáng kể.

Mặt khác, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư thu hút vốn tốt, được cho là an toàn và lượng giao dịch vẫn khá tốt, vì vậy, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa có giao dịch tính đến hết quý III/2020 ước tính vào khoảng gần 6.000 căn.

Sang quý IV/2020, thị trường được bổ sung thêm khoảng 30.000 căn, đồng thời lượng giao dịch khá ổn định. Do đó, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa có giao dịch riêng trong quý IV/2020 ước tính khoảng gần 3.000 căn.

Số liệu từ Bộ Xây dựng cho biết số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa có giao dịch trong năm 2020 ước tính gần 9.000 căn. Trong đó, số lượng bất động sản đưa ra thị trường chưa được hấp thụ nhiều chủ yếu ở các địa phương chịu nhiều tác động ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 như TP Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bình Dương...

 Còn lại, các tỉnh/thành phố, đô thị lớn, tập trung như TP Hà Nội, TP HCM, tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đang có tốc độ đô thị hóa mạnh như TP Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai) cơ bản vẫn giữ được phát triển ổn định, lượng nhà ở đưa ra thị trường chưa được hấp thụ ở mức vừa phải.

Gan 9.000 can nha o ton kho do anh huong tu dich benh
 Gần 9.000 căn nhà ở tồn kho.

Bộ dẫn số liệu thống kê gần 80 doanh nghiệp bất động sản lớn đang giao dịch cổ phiếu trên sàn cho thấy hầu hết đều báo cáo dự kiến đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra. Ngành kinh doanh bất động sản đã đóng góp khoảng 4,42% GDP năm 2020.

Ngành này cũng có sự thanh lọc với việc nâng cao năng lực và tăng khả năng thích nghi của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới cả năm đạt 6.694 doanh nghiệp, giảm 16% so với năm trước; 978 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Bộ Xây dựng nhận định thị trường bất động sản đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất trong năm 2020 để từng bước đứng vững, phục hồi. Trong thời gian tới, bất động sản công nghiệp có thể coi là điểm sáng của thị trường bởi nhiều nguyên do như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực.

Kế hoạch rời Trung Quốc của nhiều Tập đoàn đa quốc gia và điểm đến là Việt Nam; việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao cũng là lực kéo quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam… Những dấu hiệu, kết quả tích cực nêu trên sẽ là cơ sở, động lực tốt cho thị trường bất động sản năm 2021 tiếp tục phát triển ổn định.

Rà soát việc bổ nhiệm thanh tra xây dựng “vòi tiền” ở Vĩnh Phúc

(VietnamDaily) - Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc vẫn còn diễn ra ở nhiều cấp. 

Qua vụ Thanh tra xây dựng nghi "vòi" tiền ở Vĩnh Phúc, ngày 17/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có công văn số 219-CV/BCĐTW gửi Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, về việc rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.

Công văn nêu rõ, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân.

Tuy nhiên, tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc vẫn còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, mới nhất là vụ việc cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng có hành vi “vòi tiền” trong quá trình thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Ra soat viec bo nhiem thanh tra xay dung “voi tien” o Vinh Phuc
 Bà Nguyễn Thị Kim Anh.

Em gái Trưởng Đoàn Thanh tra Bộ xây dựng tích cực giúp sức cho chị gái nhận hối lộ

Liên quan vụ truy tố 4 thành viên đoàn thanh tra Bộ Xây dựng "vòi vĩnh", nhận hối lộ ở Vĩnh Phúc, bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Vĩnh Phúc nhận định, hành vi của các bị can gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân đối với ngành thanh tra nên cần xử lý nghiêm.
 

Biết luật nhưng vẫn phạm luật

Thị trường bất động sản 2021: Cơ hội và thách thức đan xen

(Vietnamdaily) - Giới chuyên gia kỳ vọng bức tranh kinh tế vĩ mô 2021 được cải thiện rõ rệt, thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại với nhiều chính sách sửa đổi luật mới có hiệu lực. Phân khúc nhà ở, cho thuê khu công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc trong khi loại hình nghỉ dưỡng có những trở ngại riêng.

Nhiều yếu tố vĩ mô kiến tạo cơ hội phục hồi

Chia sẻ quan điểm về sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS), TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia đánh giá ngành này có thể đạt mức tăng trưởng 6 - 7,5% trong năm 2021 và đạt 7% bình quân 10 năm tới. Những thay đổi trong pháp lý là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng, đi kèm với việc Chính phủ gia tăng giải ngân vốn đầu tư công, lĩnh vực BĐS sẽ hưởng lợi.