Đồng Nai phấn đấu vào tốp 10 giải ngân vốn đầu tư công

UBND tỉnh đã đặt mục tiêu đưa Đồng Nai vào tốp 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) cao nhất cả nước vào thời điểm cuối tháng 6/2025.

Đồng Nai đặt mục tiêu nằm trong tốp 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước vào cuối tháng 6-2025. Trong ảnh: Thi công Dự án Đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa. Ảnh:P.Tùng

Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh đã phát động Cao điểm thi đua giải ngân VĐTC trong 45 ngày đêm.

Tỷ lệ giải ngân vốn thấp hơn mức bình quân chung cả nước

Theo UBND tỉnh, tính đến ngày 15-5, Đồng Nai được giao VĐTC năm 2025 gần 16 ngàn tỷ đồng. Trong đó, số VĐTC đã được giải ngân của tỉnh gần 1,9 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 12% kế hoạch. Như vậy, tính đến giữa tháng 5, Đồng Nai là một trong 27 địa phương trên cả nước có tỷ lệ giải ngân VĐTC thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Theo Sở Tài chính, tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh đến giữa tháng 5 vẫn đạt thấp có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là các dự án đã có mặt bằng thi công xây dựng nhưng chủ đầu tư dự án chưa quyết liệt đôn đốc, thúc đẩy đơn vị thi công tăng cường thiết bị, nhân công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân VĐTC. Một số dự án các nhà thầu chưa chủ động chuẩn bị đầy đủ vật liệu phục vụ thi công xây dựng. Các đơn vị chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh dự án, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở… Đồng thời, chưa đánh giá tổng quan về việc triển khai thực hiện từng dự án để lường trước những khó khăn, vướng mắc và kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý.

Cùng với đó, người đứng đầu các đơn vị chủ đầu tư, chủ tịch UBND các địa phương cấp huyện chưa sâu sát, quyết liệt trong công tác thực hiện bồi thường, triển khai dự án, chưa chủ động rà soát đầu tư các khu tái định cư theo chỉ đạo của UBND tỉnh để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, trong nhóm các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ giải ngân VĐTC trên địa bàn tỉnh còn đạt thấp, qua phân tích, đánh giá UBND tỉnh nhận thấy, nguyên nhân chính vẫn là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan giao vốn và trách nhiệm của các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Trước thực trạng “ì ạch” trong công tác giải ngân VĐTC, UBND tỉnh đã phát động Cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân VĐTC trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu tỉnh đề ra là đến cuối tháng 6-2025, Đồng Nai phải có mặt trong tốp 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân VĐTC cao nhất cả nước.

Để đạt được mục tiêu này, tại buổi làm việc về tình hình giải ngân VĐTC năm 2025 trên địa bàn tỉnh vào ngày 13-5 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà yêu cầu Sở Tài chính rà soát, xác định tỷ lệ giải ngân VĐTC cần phải đạt được của tỉnh tính đến thời điểm cuối tháng 6-2025. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện để các sở, ngành, đơn vị chủ đầu tư và các địa phương triển khai thực hiện.

“Người đứng đầu các đơn vị phải trực tiếp ký vào biên bản cam kết giải ngân VĐTC để chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà nhấn mạnh.

Triển khai kế hoạch của UBND tỉnh, hiện nhiều đơn vị chủ đầu tư được bố trí nguồn VĐTC lớn trong năm 2025 đã lập đường gantt giải ngân vốn đến thời điểm cuối tháng 6-2025.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ngô Thế Ân cho biết, năm 2025, kế hoạch vốn giao cho đơn vị là hơn 2,5 ngàn tỷ đồng, trong đó có 5 dự án có tỷ trọng bố trí vốn lớn. Trong các dự án được bố trí vốn lớn, hiện Dự án Thành phần 3, Dự án Đường vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh đang là dự án có điều kiện thi công thuận lợi nhất. Do đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đặt mục tiêu giải ngân cao hơn mức đăng ký là giải ngân 51% kế hoạch vốn của dự án vào cuối tháng 6-2025. Tại các dự án còn lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phấn đấu giải ngân đạt mức cao hơn tỷ lệ đã đăng ký đến cuối tháng 6-2025.

“Đơn vị mong muốn các địa phương hỗ trợ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để hoàn thành mục tiêu đề ra” - ông Ngô Thế Ân cho hay.

Trong khi đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đặt mục tiêu sẽ giải ngân VĐTC đạt khoảng 35% trong tổng vốn 396 tỷ đồng được bố trí trong năm 2025 vào thời điểm cuối tháng 6.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các dự án do đơn vị làm chủ đầu tư chủ yếu là các dự án chuyển tiếp, thời gian qua gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, đơn vị mong muốn các địa phương đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ công tác thi công, tăng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, UBND tỉnh đã yêu cầu 25 đơn vị chủ đầu tư của 153 dự án được giao VĐTC năm 2025 xây dựng lại đường gantt công việc của từng dự án, phân công lãnh đạo theo dõi chỉ đạo. Hàng tuần, tháng, quý có họp giao ban rà soát đôn đốc để thúc đẩy giải ngân VĐTC năm 2025 đạt kế hoạch đề ra là 100%. Đây là tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ lãnh đạo cuối năm, cũng như đánh giá sắp xếp cán bộ nhiệm kỳ sau, đơn vị nào không đạt kế hoạch sẽ thay thế người đứng đầu của đơn vị được giao vốn.

Đồng Nai phấn đấu vào tốp 10 địa phương giải ngân vốn đầu tư công cao nhất nước

UBND tỉnh đã đặt mục tiêu đưa Đồng Nai vào tốp 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) cao nhất cả nước vào thời điểm cuối tháng 6/2025.

Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh đã phát động Cao điểm thi đua giải ngân VĐTC trong 45 ngày đêm.

Tỷ lệ giải ngân vốn thấp hơn mức bình quân chung cả nước

Theo UBND tỉnh, tính đến ngày 15-5, Đồng Nai được giao VĐTC năm 2025 gần 16 ngàn tỷ đồng. Trong đó, số VĐTC đã được giải ngân của tỉnh gần 1,9 ngàn tỷ đồng, đạt hơn 12% kế hoạch. Như vậy, tính đến giữa tháng 5, Đồng Nai là một trong 27 địa phương trên cả nước có tỷ lệ giải ngân VĐTC thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Theo Sở Tài chính, tỷ lệ giải ngân VĐTC của tỉnh đến giữa tháng 5 vẫn đạt thấp có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là các dự án đã có mặt bằng thi công xây dựng nhưng chủ đầu tư dự án chưa quyết liệt đôn đốc, thúc đẩy đơn vị thi công tăng cường thiết bị, nhân công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân VĐTC. Một số dự án các nhà thầu chưa chủ động chuẩn bị đầy đủ vật liệu phục vụ thi công xây dựng. Các đơn vị chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh dự án, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở… Đồng thời, chưa đánh giá tổng quan về việc triển khai thực hiện từng dự án để lường trước những khó khăn, vướng mắc và kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý.

Cùng với đó, người đứng đầu các đơn vị chủ đầu tư, chủ tịch UBND các địa phương cấp huyện chưa sâu sát, quyết liệt trong công tác thực hiện bồi thường, triển khai dự án, chưa chủ động rà soát đầu tư các khu tái định cư theo chỉ đạo của UBND tỉnh để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, trong nhóm các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ giải ngân VĐTC trên địa bàn tỉnh còn đạt thấp, qua phân tích, đánh giá UBND tỉnh nhận thấy, nguyên nhân chính vẫn là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan giao vốn và trách nhiệm của các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Trước thực trạng “ì ạch” trong công tác giải ngân VĐTC, UBND tỉnh đã phát động Cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân VĐTC trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu tỉnh đề ra là đến cuối tháng 6-2025, Đồng Nai phải có mặt trong tốp 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân VĐTC cao nhất cả nước.

Để đạt được mục tiêu này, tại buổi làm việc về tình hình giải ngân VĐTC năm 2025 trên địa bàn tỉnh vào ngày 13-5 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà yêu cầu Sở Tài chính rà soát, xác định tỷ lệ giải ngân VĐTC cần phải đạt được của tỉnh tính đến thời điểm cuối tháng 6-2025. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện để các sở, ngành, đơn vị chủ đầu tư và các địa phương triển khai thực hiện.

“Người đứng đầu các đơn vị phải trực tiếp ký vào biên bản cam kết giải ngân VĐTC để chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà nhấn mạnh.

Triển khai kế hoạch của UBND tỉnh, hiện nhiều đơn vị chủ đầu tư được bố trí nguồn VĐTC lớn trong năm 2025 đã lập đường gantt giải ngân vốn đến thời điểm cuối tháng 6-2025.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ngô Thế Ân cho biết, năm 2025, kế hoạch vốn giao cho đơn vị là hơn 2,5 ngàn tỷ đồng, trong đó có 5 dự án có tỷ trọng bố trí vốn lớn. Trong các dự án được bố trí vốn lớn, hiện Dự án Thành phần 3, Dự án Đường vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh đang là dự án có điều kiện thi công thuận lợi nhất. Do đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đặt mục tiêu giải ngân cao hơn mức đăng ký là giải ngân 51% kế hoạch vốn của dự án vào cuối tháng 6-2025. Tại các dự án còn lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phấn đấu giải ngân đạt mức cao hơn tỷ lệ đã đăng ký đến cuối tháng 6-2025.

“Đơn vị mong muốn các địa phương hỗ trợ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để hoàn thành mục tiêu đề ra” - ông Ngô Thế Ân cho hay.

Trong khi đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đặt mục tiêu sẽ giải ngân VĐTC đạt khoảng 35% trong tổng vốn 396 tỷ đồng được bố trí trong năm 2025 vào thời điểm cuối tháng 6.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các dự án do đơn vị làm chủ đầu tư chủ yếu là các dự án chuyển tiếp, thời gian qua gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, đơn vị mong muốn các địa phương đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ công tác thi công, tăng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn.

BoX: Theo Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, UBND tỉnh đã yêu cầu 25 đơn vị chủ đầu tư của 153 dự án được giao VĐTC năm 2025 xây dựng lại đường gantt công việc của từng dự án, phân công lãnh đạo theo dõi chỉ đạo. Hàng tuần, tháng, quý có họp giao ban rà soát đôn đốc để thúc đẩy giải ngân VĐTC năm 2025 đạt kế hoạch đề ra là 100%. Đây là tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ lãnh đạo cuối năm, cũng như đánh giá sắp xếp cán bộ nhiệm kỳ sau, đơn vị nào không đạt kế hoạch sẽ thay thế người đứng đầu của đơn vị được giao vốn.

Báo Đồng Nai

Đồng Nai: Yêu cầu chấm dứt tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở, ngành, chủ đầu tư tăng tốc ngay từ đầu năm 2025, chấm dứt tình trạng chậm trễ, đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ đề ra.

Năm 2025, Đồng Nai tiếp tục đặt mục tiêu phải giải ngân trên 95% nguồn vốn ĐTC theo kế hoạch.

Chưa đạt kỳ vọng

Đồng Nai lại 'thúc' tiến độ giải ngân đầu tư công

(Vietnamdaily) - Tính đến ngày 24/10, nguồn vốn bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm tại Đồng Nai đã được giải ngân là hơn 3.700 tỷ đồng, đạt gần 61% kế hoạch và tăng hơn 13% so với thời điểm tháng 8/2024.

Theo báo Đồng Nai, ngày 12/11, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh Hồ Thanh Sơn; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì Hội nghị giao ban các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Theo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, sau khi đưa 3 dự án đã cơ bản hoàn thành ra khỏi danh sách, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 25 công trình, dự án trọng điểm. Trong đó, có 8 dự án đang triển khai xây dựng.

Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn đầu tư công bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm năm 2024 là hơn 7.400 tỷ đồng, chiếm hơn 36% tổng nguồn vốn ngân sách năm 2024. Tính đến ngày 24/10, nguồn vốn bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm đã được giải ngân là hơn 3.700 tỷ đồng, đạt gần 61% kế hoạch và tăng hơn 13% so với thời điểm tháng 8/2024.

Dong Nai lai 'thuc' tien do giai ngan dau tu cong
 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: P.Tùng

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho biết, thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều. Theo quy định của pháp luật, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 có thời hạn đến cuối tháng 1/2025. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, các công trình, dự án phải có khối lượng thi công để thực hiện thanh, quyết toán. Để hoàn thành mục tiêu giải ngân nguồn vốn đầu tư công, các đơn vị cần tập trung, nỗ lực tối đa trong thực hiện các nhiệm vụ.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh, để tạo sự quyết tâm mạnh mẽ trong việc triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đề nghị chủ đầu tư của tất cả các dự án phải lập lại đường găng tiến độ.

“Đường găng tiến độ phải lấy các mốc cuối năm 2024, mốc ngày 30-4-2025 và thời điểm diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh để có quyết tâm mạnh mẽ hơn đối với từng dự án” - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị.

Đã nhiều lần thúc tiến độ...

Để thúc đẩy tiến độ các dự án cũng như giải ngân nguồn vốn đầu tư công, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành, thông qua hàng loạt biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này.

Tháng 8/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng lại “đường găng” giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị mình theo từng tuần, sát sao rà soát, theo dõi, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh.

Các nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án như “thi công 3 ca 4 kíp”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ”. Quan điểm của tỉnh là kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm, làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Trước đó, theo Sở Kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối tháng 7/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh mới đạt hơn 28% kế hoạch. Với tỷ lệ này, Đồng Nai là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thấp của cả nước. Đáng nói hơn, nhiều dự án trọng điểm, được bố trí nguồn vốn lớn trong năm 2024 nhưng tiến độ giải ngân nguồn vốn đang rất chậm.

Theo đánh giá, công tác giải ngân vốn tại các công trình trọng điểm đạt thấp nguyên nhân chủ yếu vẫn do chưa thực hiện phần bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, nguồn vốn bố trí cho công tác bồi thường rất lớn. Chậm giải phóng mặt bằng cũng làm ảnh hưởng đến công tác thi công tại các dự án.

Bộ Xây dựng cần giải ngân hơn 9.000 tỷ trong tháng 4

(Vietnamdaily) -Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, tổng số vốn đầu tư công các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng cần giải ngân là gần 9.400 tỷ đồng.

Thông tin từ Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Xây dựng), theo đăng ký giải ngân hằng tháng của các chủ đầu tư, tháng 4/2025, Bộ Xây dựng dự kiến giải ngân khoảng 6.000 tỷ đồng.

Bo Xay dung can giai ngan hon 9.000 ty trong thang 4
Các chủ đầu tư/ban quản lý dự án đang nỗ lực đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án giao thông trong những tháng tới (Ảnh minh họa).