Gà dai Hàn Quốc lại hút khách ầm ầm

(Kiến Thức) -Vắng bóng một thời gian, hiện gà dai Hàn Quốc quay trở lại thị trường với sự săn đón nhiệt tình từ người tiêu dùng.

Trước những thông tin về việc gà dai Hàn Quốc là gà “thải loại”, tồn dư chất kháng sinh cao và tại nhiều nước, họ chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, món ăn giá rẻ này từng khiến người tiêu dùng trong nước hoang mang, thậm chí tạo nên làn sóng tẩy chay hồi cuối năm 2012.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, khi các cơ quan chức năng vào cuộc và không tìm ra bất cứ lý do gì để cấm nhập khẩu, gà dai Hàn Quốc lại tái xuất trên kệ các siêu thị, mặc những cảnh báo, khuyến cáo không nên sử dụng, người tiêu dùng vẫn xếp hàng, chen nhau để mua được gà dai.
Trong khi gà ta làm sẵn bán trên thị trường có giá 150.000 - 180.000 đồng/kg thì gà dai Hàn Quốc đã chế biến luộc, quay giá bán rẻ "bèo": quay, luộc nguyên con có giá 79.800 đồng/con, đùi gà rán từ 80.000 - 95.000 đồng/kg, cánh gà. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, với mức giá chỉ bằng 1/3, 1/4 giá gà trong nước, không khó hiểu khi gà dai có sức hút lớn với người tiêu dùng như vậy.
Gà dai Hàn Quốc chế biến sẵn bán trong siêu thị BigC. Ảnh: N.Đ
 Gà dai Hàn Quốc chế biến sẵn bán trong siêu thị BigC. Ảnh: N.Đ
Con số nhập khẩu, tiêu thụ gà dai cho thấy, năm tháng đầu năm 2013, cả nước nhập trên 32.900 tấn gà đông lạnh, tăng 13,7% so cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, trong tháng 5, có doanh nghiệp nhập hàng chục tấn gà dai Hàn Quốc, thế nhưng cầu vẫn không đủ cung.
Các cơ quan chức năng lên tiếng khuyến cáo người dân không nên ăn nhưng thực tế, vẫn cho phép nhập khẩu gà dai theo đường chính ngạch bởi chưa tìm ra lý do nào để cấm.Theo ông Diệp Kỉnh Tần - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, gà thải loại Hàn Quốc được nhập chính thức từ năm 2011. Sau khi có thông tin, gà dai Hàn Quốc chỉ là gà thải loại, Bộ NN&PTNT đã giao các đơn vị chức năng thuộc Bộ lấy mẫu xác định lượng tồn dư các chất kháng sinh, hoócmôn, kết quả cho thấy tất cả chỉ tiêu đều dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, vấn đề hàm lượng dinh dưỡng hiện chưa xét nghiệm được.
Trao đổi với Kiến Thức, ông Nguyễn Thanh Phong- Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay: “Gà dai được các siêu thị nhập về có nguồn gốc rõ ràng, các chỉ tiêu về an toàn đã được xét nghiệm đều đảm bảo nên không có lý do gì yêu cầu họ ngừng bán”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cũng cho rằng, nếu cơ quan chức năng đã kiểm nghiệm và chứng nhận về sản phẩm vẫn ở ngưỡng an toàn cho phép thì không có lý do gì mà người tiêu dùng trong nước không thể sử dụng.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài những lời khuyến cáo, các cơ quan chức năng chưa đưa ra bất cứ một văn bản chính thức nào để chứng minh gà dai Hàn Quốc là gà thải loại, kém chất lượng. Mỗi lô hàng nhập khẩu gà dai Hàn Quốc của các siêu thị đều có giấy chứng nhận nhập khẩu của Cục Thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng về đảm bảo vệ sinh ATTP, không có hại cho sức khỏe. Do vậy, người dân đang "săn đón" món ăn giá rẻ này.

1.250 tấn gà dai nhập từ Hàn Quốc

Số lượng gà này nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam từ đầu năm tới nay, và cơ quan chức năng khẳng định tất cả đều được kiểm duyệt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quy định.


Sau khi xuất hiện thông tin gà nhập từ Hàn Quốc đã hết giá trị dinh dưỡng, chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc, cùng với việc các siêu thị ngừng bán loại gà này, Công ty nhập khẩu Hoàng Long Phát (đơn vị phân phối sản phẩm) hôm nay đã chủ động gửi mẫu gà của mình cho cơ quan chức năng để kiểm nghiệm chất lượng. "Dự kiến kết quả sẽ có trong vài ngày tới", đại diện đơn vị này cho biết.

v
Cơ quan chức năng cho biết đã kiểm duyệt kỹ loại gà dai nhập từ Hàn Quốc.

Về quy trình kiểm duyệt thịt gà Hàn Quốc nhập vào Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng VI (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trước khi muốn nhập hàng thực phẩm vào Việt Nam thì các nhà máy của Hàn Quốc phải ký với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn của Việt Nam các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y và nhiều tiêu chuẩn khác.

Theo đó, tiêu chuẩn gà nhập vào Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu như không bị các dịch cúm gia cầm, các bệnh khác (nằm trong vùng nuôi gà với khoảng thời gian một năm). Ngoài ra, thực phẩm đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Và đây là những tiêu chuẩn mà hai nước yêu cầu bắt buộc.

Hiện nay, có 6 nhà máy của Hàn Quốc đăng ký xuất khẩu sản phẩm qua Việt Nam với loại gà nguyên con gồm cả gà thịt hoặc gà đẻ loại. "Việc này cũng tương tự như trường hợp Việt Nam muốn xuất khẩu tôm, cá hay bất kỳ sản phẩm đông lạnh nào sang các nước khác phải đăng ký các tiêu chuẩn với nước đó", ông Bình nói.

Khi sản phẩm về đến Việt Nam còn phải đáp ứng đủ các yếu cầu như hồ sơ mua bán, giấy kiểm dịch bên Hàn Quốc và ghi đầy đủ các tiêu chuẩn mà Việt Nam yêu cầu. Hàng về đến cảng Việt Nam sẽ tiếp tục được cơ quan thú y kiểm tra lại.

Ông Bình cho biết, từ năm 2010 tới nay, tất cả sản phẩm nhập khẩu đông lạnh đều để ngoài cảng cho hải quan quản lý. Sau khi lấy mẫu kiểm tra theo các chuẩn quy định của Bộ Y tế về thực phẩm Việt Nam, nếu đáp ứng mới cho nhập vào, còn không sẽ phải tái xuất. Việc kiểm tra trải qua nhiều khâu như bằng cảm quan, tức nấu chín để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn theo quy định cho phép. Thứ hai là kiểm tra 6 chỉ tiêu về vi khuẩn và phải đảm bảo tiêu chuẩn do Việt Nam quy định.

"Khi đạt các điều kiện đó rồi thì mới cấp giấy kiểm dịch và cho thông quan. Sau đó các sản phẩm này mới được nhập vào Việt Nam và cho lưu hành trên thị trường", ông Bình nói.

Trước những nghi ngại của giới chuyên gia về khả năng vẫn còn tồn dư kháng sinh trong thịt gà nhập từ Hàn Quốc, ông Bình khẳng định, các sản phẩm thịt của các nước nhập vào Việt Nam (không riêng thịt gà của Hàn Quốc) đều được kiểm tra kỹ về các chất tồn dư này. "Chúng tôi đã kiểm tra và đảm bảo các sản phẩm này không có chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng hay thuốc trừ sâu... ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Kết quả kiểm nghiệm đều được báo cáo lên Cục Thú ý", ông Bình nhấn mạnh.

Riêng về lo ngại giá trị dinh dưỡng không đảm bảo như nhiều chuyên gia phân tích, ông Bình cho biết, đến thời điểm này, Bộ Y tế chỉ đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. "Còn các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm nhập khẩu trước giờ chưa có cơ quan nào quy định cụ thể", ông nói. Do đó, những quan điểm cho rằng gà nhập này không đảm bảo giá trị dinh dưỡng có thể chỉ dựa vào cảm tính chủ quan.

Ông Bình thông tin thêm, số gà từ Hàn Quốc nhập vào Việt Nam từ đầu năm đến nay khoảng 1.250 tấn, nghĩa là mỗi tháng khoảng 100 tấn. Bình quân mỗi con khoảng 1,5 kg, tức mỗi tháng nhập khoảng 60.000 con, trong khi ở TP HCM tiêu thụ một ngày trên 150.000 con gia cầm bình thường.

Đại diện Cục chăn nuôi cũng xác nhận, từ trước đến nay Việt Nam chưa từng nhập loại gà nào về làm thức ăn cho gia súc.

Tương tự, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cũng khẳng định, Việt Nam chưa nhập gà nguyên con hay đùi gà, cánh gà về để chế biến thành thức ăn cho gia súc.

"Gà già (gà dai) nói trên là giống nuôi với mục tiêu lấy trứng chứ không phải lấy thịt. Sau khi nuôi khoảng 550 ngày tuổi lấy khoảng 300 trứng thì gà sẽ bị loại thải", ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam phân tích.

"Gà công nghiệp trong nước nuôi 38 ngày là chúng ta lấy ăn thịt, gà thả vườn là 56 ngày, khi ăn gà chất lượng thì khả năng tiêu hóa lên đến 85%, còn gà già thì chỉ còn 55-60%", ông Vang nói.

Theo VNE

Bộ sưu tập đồng hồ “dị” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Được làm từ những vật liệu siêu đắt, quý hiếm với hình dáng kỳ lạ cùng những tính năng độc nhất là đặc điểm nổi bật của những chiếc đồng hồ này.

Chiếc đồng hồ Joaillerie 101 Manchette của hãng Jaeger le Coultre được làm từ mã não và bạch kim, có thiết kế như một chiếc lắc tay màu bạch kim sang trọng. Có tất cả 576 viên kim cương được chọn lựa kĩ lưỡng, đính lên thân chiếc đồng hồ này. Chiếc đồng hồ quý giá tới mức, cho tới thời điểm này, người ta vẫn khó có thể... định giá.
Chiếc đồng hồ Joaillerie 101 Manchette của hãng Jaeger le Coultre được làm từ mã não và bạch kim, có thiết kế như một chiếc lắc tay màu bạch kim sang trọng. Có tất cả 576 viên kim cương được chọn lựa kĩ lưỡng, đính lên thân chiếc đồng hồ này. Chiếc đồng hồ quý giá tới mức, cho tới thời điểm này, người ta vẫn khó có thể... định giá. 
Chopard 201 Carat được xem là chiếc đồng hồ lộng lẫy nhất thế giới được thiết kế từ những viên kim cương nhiều màu khác biệt về kiểu dáng cũng như kích cỡ. Đặc biệt phải kể đến 3 viên kim cương hình trái tim với sắc xanh, hồng, trắng nổi bật. Mỗi viên kim cương trái tim này nặng tới 201 carats. Muốn sở hữu chiếc đồng hồ này, bạn phải trả 25 triệu USD.
 Chopard 201 Carat được xem là chiếc đồng hồ lộng lẫy nhất thế giới được thiết kế từ những viên kim cương nhiều màu khác biệt về kiểu dáng cũng như kích cỡ. Đặc biệt phải kể đến 3 viên kim cương hình trái tim với sắc xanh, hồng, trắng nổi bật. Mỗi viên kim cương trái tim này nặng tới 201 carats. Muốn sở hữu chiếc đồng hồ này, bạn phải trả 25 triệu USD. 
Chiếc đồng hồ Patek Phillipe’s Supercomplication có giá rất đắt đỏ bởi được làm từ vàng 18k. Nhưng điều đáng nói là chiếc đồng hồ này có tất cả 24 bộ đo thời gian phức tạp khác biệt. Trong một phiên bán đấu giá, có người đã sở hữu chiếc đồng hồ quý này với giá khoảng 11 triệu USD.
 Chiếc đồng hồ Patek Phillipe’s Supercomplication có giá rất đắt đỏ bởi được làm từ vàng 18k. Nhưng điều đáng nói là chiếc đồng hồ này có tất cả 24 bộ đo thời gian phức tạp khác biệt. Trong một phiên bán đấu giá, có người đã sở hữu chiếc đồng hồ quý này với giá khoảng 11 triệu USD. 
Chiếc đồng hồ hình chim phượng hoàng đặc biệt này có tên Secret Watch with Phoenix Bird, được đính kín toàn bộ bằng 3.010 viên kim cương, có giá 2 triệu 755 ngàn USD.
 Chiếc đồng hồ hình chim phượng hoàng đặc biệt này có tên Secret Watch with Phoenix Bird, được đính kín toàn bộ bằng 3.010 viên kim cương, có giá 2 triệu 755 ngàn USD. 
Mới đây, nhà sản xuất đồng hồ lừng danh thế giới Patek Philippe cũng đang chuẩn bị tung ra chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất từ trước đến nay của hãng với giá 1,3 triệu USD. Chiếc đồng hồ này có 12 tính năng phức tạp (complications) bên ngoài chức năng chỉ giờ, bao gồm bộ chuyển động đa năng (tourbillon), điểm chuông từng phút, biểu đồ bầu trời, lịch vạn niên…
 Mới đây, nhà sản xuất đồng hồ lừng danh thế giới Patek Philippe cũng đang chuẩn bị tung ra chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất từ trước đến nay của hãng với giá 1,3 triệu USD. Chiếc đồng hồ này có 12 tính năng phức tạp (complications) bên ngoài chức năng chỉ giờ, bao gồm bộ chuyển động đa năng (tourbillon), điểm chuông từng phút, biểu đồ bầu trời, lịch vạn niên… 
CST-01 là tên dự án sản xuất những chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới. Chiếc đồng hồ này chỉ dày 0.8 mm và màn hình sử dụng công nghệ e-ink. Chính vì siêu mỏng nên sẽ không có một nút bấm điều chỉnh nào, do đó việc sạc pin cũng như thay đổi định dạng 24 giờ sẽ phải thực hiện qua trạm phát sóng. Đặc biệt hơn nữa là chỉ mất 10 phút để nạp năng lượng cho đồng hồ dùng trong suốt một tháng.
 CST-01 là tên dự án sản xuất những chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới. Chiếc đồng hồ này chỉ dày 0.8 mm và màn hình sử dụng công nghệ e-ink. 
Chính vì siêu mỏng nên sẽ không có một nút bấm điều chỉnh nào, do đó việc sạc pin cũng như thay đổi định dạng 24 giờ sẽ phải thực hiện qua trạm phát sóng. Đặc biệt hơn nữa là chỉ mất 10 phút để nạp năng lượng cho đồng hồ dùng trong suốt một tháng. 
Chiếc đồng hồ Tương đối (Relativity) này thực ra vận hành theo cơ chế những con số di chuyển thay vì kim chỉ giờ di chuyển. Hẳn bạn sẽ thấy chóng mặt nếu nhìn chằm chằm một hồi lâu xem giờ.
 Chiếc đồng hồ Tương đối (Relativity) này thực ra vận hành theo cơ chế những con số di chuyển thay vì kim chỉ giờ di chuyển. Hẳn bạn sẽ thấy chóng mặt nếu nhìn chằm chằm một hồi lâu xem giờ.
Năm 2008, hãng đồng hồ Thụy Sĩ, Vacheron Constantin sáng tạo ra 2 mẫu đồng hồ độc đáo để tri ân khám phá của 2 nhà thám hiểm vĩ đại mọi thời đại là Marco Polo và Christopher Columbus. Chiếc đồng hồ này có 2 phần chồng lên nhau. Phần trên là phần địa cầu, bản đồ lịch sử về những kỳ công của nhà thám hiểm vĩ đại. Phần dưới là mặt đồng hồ chỉ giờ với 12 con số từ trái sang phải, rải theo đường cong rộng 132 độ.
 Năm 2008, hãng đồng hồ Thụy Sĩ, Vacheron Constantin sáng tạo ra 2 mẫu đồng hồ độc đáo để tri ân khám phá của 2 nhà thám hiểm vĩ đại mọi thời đại là Marco Polo và Christopher Columbus. Chiếc đồng hồ này có 2 phần chồng lên nhau. Phần trên là phần địa cầu, bản đồ lịch sử về những kỳ công của nhà thám hiểm vĩ đại. Phần dưới là mặt đồng hồ chỉ giờ với 12 con số từ trái sang phải, rải theo đường cong rộng 132 độ.
Hãng đồng hồ Tokyoflash Nhật bản nổi tiếng với những kiểu đồng hồ quái dị nhất đã cho ra chiếc đồng hồ EleeNo EG3. Chiếc đồng hồ này có mặt đồng hồ chỉ giờ bằng một loạt các ô vuông (mỗi ô vuông lại được chia thành 4 ô vuông nhỏ). 3 ô vuông hàng trên chỉ giờ, 3 ô vuông hàng giữa chỉ phút ở hàng chục và 3 ô vuông hàng dưới cùng chỉ phút ở hàng đơn vị. Giá một chiếc là 80 USD.
 Hãng đồng hồ Tokyoflash Nhật bản nổi tiếng với những kiểu đồng hồ quái dị nhất đã cho ra chiếc đồng hồ EleeNo EG3. Chiếc đồng hồ này có mặt đồng hồ chỉ giờ bằng một loạt các ô vuông (mỗi ô vuông lại được chia thành 4 ô vuông nhỏ). 3 ô vuông hàng trên chỉ giờ, 3 ô vuông hàng giữa chỉ phút ở hàng chục và 3 ô vuông hàng dưới cùng chỉ phút ở hàng đơn vị. Giá một chiếc là 80 USD.
Đồng hồ thép Samurai (Iron Samurai watch) được làm từ thép cácbon, nguyên liệu làm ra kiếm Samurai. Chữ số chỉ giờ và phút hiển thị trong những rãnh thép có màu đỏ được nhà sản xuất ví như những giọt máu dũng sĩ. Màn hình LED thực ra dấu bên trong khuôn của dây đeo. Đồng hồ bán với giá 15 USD.
 Đồng hồ thép Samurai (Iron Samurai watch) được làm từ thép cácbon, nguyên liệu làm ra kiếm Samurai. Chữ số chỉ giờ và phút hiển thị trong những rãnh thép có màu đỏ được nhà sản xuất ví như những giọt máu dũng sĩ. Màn hình LED thực ra dấu bên trong khuôn của dây đeo. Đồng hồ bán với giá 15 USD.