G7+Nga: Hồi kết cuộc hôn nhân chính trị gượng ép

Dự luật chống việc Nga quay về G7 được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng chắc chắn nó sẽ được thông qua.

Mỹ ra dự luật cấm Nga trở lại G7
Theo tin của giới truyền thông Mỹ, thành viên của Đảng Dân chủ là nghị sĩ Albio Cyres, đã đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ dự luật chống lại việc Nga quay trở về với nhóm các nước G7 (Group of Seven, tức là Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển, bao gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ và Canada).
Theo tài liệu, sự tham gia của Moscow vào câu lạc bộ quốc tế chỉ có thể được chấp thuận sau khi Nga tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Cụ thể, nghị sĩ khẳng định Nga "chiếm" lãnh thổ Ukraine và thực hiện "các cuộc tấn công vào các nền dân chủ trên toàn thế giới", với ám chỉ Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ hoặc tiến trình Brexit ở Anh, hay là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Theo ông Albio Cyres, để trở lại tham gia vào hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7), Moscow nên từ bỏ những hành động như vậy. "Hạ viện Hoa Kỳ cần lên tiếng kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo G-7 phản đối sự trở lại của Nga" - nghị quyết nói.
Ông Cyres tin rằng, Tổng thống Donald Trump đang đi những bước mâu thuẫn với luật pháp Hoa Kỳ và sự đồng thuận quốc tế bằng cách ủng hộ việc đưa Nga trở lại  G7. Theo nghị sĩ, hành động của nhà lãnh đạo Mỹ làm suy yếu vị thế đàm phán của Washington.
Liên bang Nga đã bị loại khỏi G8 (Canada, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý) vào năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập với Nga. Hội nghị thượng đỉnh năm đó lẽ ra sẽ được tổ chức ở Sochi vào tháng 8, nhưng các nhà lãnh đạo khác của G8 đã không đến Nga, để phản đối hành động của Moscow sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tháng 8 đã hứa sẽ mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tham dự hội nghị G7 năm 2020, tổ chức tại Hoa Kỳ. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ, việc cùng với Nga thảo luận nhiều vấn đề quốc tế là đúng đắn và cần thiết.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, việc Nga trở lại G8 là đúng đắn, vì nhiều chủ đề trong chương trình nghị sự của G7 liên quan đến Moscow. Theo ông Trump, Nga phải có mặt trong hội trường G8, để thảo luận về các vấn đề của Iran, Syria và Triều Tiên.
Vào cuối tháng 8, tờ The Guardian đã báo cáo rằng, Trump đã có một cuộc cãi vã với các nhà lãnh đạo các nước thành viên câu lạc bộ về vấn đề Nga trở lại. Chỉ có nguyên thủ 2 nước G7 là Pháp và Italia ủng hộ việc mời Nga trở lại nhóm, Nhật Bản không nêu ý kiến, còn lại là phản đối.
Nga đâu cần trở lại G7, Mỹ cần gì phải ra luật?
Mặc dù dự luật cấm Nga trở lại G7 vẫn chưa được ban hành thành luật nhưng hầu như chắc chắn là nó sẽ được thông qua. Nhưng giới phân tích cho rằng, chẳng cần dự luật đó, việc Moscow trở lại định dạng G7 có lẽ là việc khó như lên trời hái sao! Sở dĩ giới phân tích đưa ra nhận định trên là do hai nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất là: Nga không còn muốn quay lại G7
Bình luận về khả năng quay trở lại của Nga, người phát ngôn của chính quyền Mỹ nói với các phóng viên hôm 23/8 rằng, nếu muốn quay trở lại với G7, ngoài việc phải chấp thuận những điều kiện của Mỹ, Nga còn phải tự đưa ra đề nghị về việc tái hợp của G8.
Mặc dù như vậy, Mỹ đã bao giờ nghĩ rằng Nga có thiết tha trở lại với G7 hay không? Trên thực tế, Moscow đã không ít lần thể hiện sự không mấy thiết tha trở lại G8, ngay cả Tổng thống Putin cũng đã từng khẳng định, Nga không cần G8.
G7+Nga: Hoi ket cuoc hon nhan chinh tri guong ep
 Tranh biếm họa của Sputnik – Nga về việc Trump mâu thuẫn với đồng minh về việc mời Nga quay lại G7.
Trải qua 21 năm ‘chung chạ’ với G7, Nga đã nhận ra rằng, bất luận là về địa-chính trị, hình thái ý thức hay là các tiêu chí kinh tế của G8, Nga chẳng có điểm nào chung với 7 nước kia, thực chất, cuộc hôn nhân gượng ép này chỉ giúp hình thành nên cái gọi là “G7+Nga”.
Có thể nói, ngay từ khi mời mọc Nga vào G8 năm 1998, Washington và các nước đồng minh đã mượn cớ “thống nhất hành động” và “dân chủ hóa” để nhốt “gấu Nga” vào trong “cái lồng vàng G8”, để Moscow khỏi vượt tầm kiểm soát, phải nhượng bộ một số quy tắc của G7.
Do đó, Nga không mấy mặn mà với ý tưởng trở lại với cuộc hôn nhân “đồng sàng dị mộng” này. Mặc dù cho biết Moscow “không từ chối bất kỳ tiếp xúc nào” nhưng ông Putin còn thòng thêm một câu rằng: Nga không đặt ra điều này là “mục tiêu chính” và chỉ xem xét nếu “ nhận được lời mời chính thức”.
Thứ hai là: Nga không bao giờ chấp nhận điều kiện của G7
Giới chức lãnh đạo Mỹ cho biết sau hội nghị thượng đỉnh G7 rằng, năm 2014, Nga đã bị loại khỏi G8 do thôn tính Crimea của Ukraine. Hiện nay, việc Moscow trở lại định dạng G8 là “có thể được xem xét”, nhưng chỉ sau khi vấn đề Ukraine được giải quyết và Nga rời khỏi Crimea.
Trong hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã gắn vấn đề khôi phục định dạng G8 với tiến bộ trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine, bao gồm cả cuộc nội chiến ở Donbass, miền đông của đất nước và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Về cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, tiến trình chính trị ở Ukraine tan vỡ là do chính quyền Kiev không chịu thực hiện Thỏa thuận Minsk, chứ không phải do lực lượng ly khai Donetsk và Lugansk hay Nga – bên không hề tham chiến ở Donbass.
Về vấn đề Crimea, nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố thẳng thừng rằng, bán đảo này trở về với “đất mẹ Nga” là hợp với lòng dân và không vi phạm luật lệ quốc tế nào. Vấn đề Crim ea không bao giờ thay đổi và đã chính thức khép lại.
Do hai nguyên nhân chính trên đây, chắc chắn là Moscow sẽ không tiếp nhận bất cứ điều kiện nào để tái hợp với G7, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền của bán đảo Crimea.
Như vậy, việc Nga quay lại với G8 sẽ chỉ xảy ra nếu có một trong hai điều kiện tiên quyết sau: Nga trả lại Crimea cho Ukraine và cầu xin được quay trở lại hoặc các nước phương Tây thay đổi quan điểm của mình, công nhận Crimea của Nga (hoặc chí ít là làm ngơ) và mời Nga quay trở lại G7.
Có thể khẳng định rằng, những điều kiện này sẽ không bao giờ xảy ra trong bối cảnh hiện nay! Vì vậy, Nga sẽ không tình nguyện trở lại G8, nên Mỹ cũng chẳng cần ra luật cấm Nga trở lại G7 làm gì!

Toàn cảnh 3 ngày Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp

(Kiến Thức) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel,...đã có mặt tại thành phố Biarritz, Pháp, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap
 Ngày 24/8, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) chính thức khai mạc tại Biarritz, Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Canada và Italy đã có mặt tại đây để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7. (Nguồn ảnh: Reuters/Insider)

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-2
 Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về nhiều vấn đề nóng trên thế giới hiện nay như cháy rừng nghiêm trọng ở Amazon, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gây ra, căng thẳng vùng Vịnh hay chương trình hạt nhân Iran,...

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-3
 Các nhà lãnh đạo G7 chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời tới dự hội nghị ở Biarritz ngày 25/8. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-4
 Tối 26/8, Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc với việc đạt được đồng thuận về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Đáng chú ý, các nhà lãnh đạo G7 cam kết sẽ nhanh chóng giải ngân 20 triệu USD để giúp dập tắt cháy rừng Amazon và bảo vệ "lá phổi xanh của hành tinh" này.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-5
 Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 sẽ công bố bản tóm tắt về các cuộc thảo luận sau hội nghị. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-6
 Ngoài chương trình nghị sự với một loạt chủ đề nóng hiện nay, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-7
Mở màn cho chuỗi các cuộc gặp song phương trong ngày khai mạc Hội nghị G7 là cuộc gặp giữa Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-8
 Được biết, Mỹ và Pháp đã đạt được thỏa hiệp về việc đánh thuế những tập đoàn công nghệ lớn.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-9
Một cuộc gặp đáng chú ý khác là cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Trump. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Boris Johnson trở thành người đứng đầu Chính phủ Anh hồi đầu tháng 7/2019. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-10
Tổng thống Trump trao đổi với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc gặp ở Biarritz ngày 26/8.  

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-11
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) gặp song phương Tổng thống Trump ngày 26/8. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-12
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) trao đổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-13
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) trao đổi với Tổng thống Pháp Macron tại cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 ngày 26/8.

Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-14
 Thủ tướng Anh Johnson thảo luận với người đồng cấp Canada Justin Trudeau cuối tuần trước về thỏa thuận thương mại hiện tại giữa Canada với Liên minh Châu Âu (EU).

Lãnh đạo G7 bàn việc đưa Nga quay trở lại G9

(Kiến Thức) - Lãnh đạo tới từ những quốc gia G7 vừa thảo luận về việc có khả năng sẽ đưa G8 quay trở lại với việc cho Nga trở thành một trong nhóm 8 nước phát triển nhất thế giới.

Lãnh đạo các quốc gia G7 vừa thảo luận về việc có khả năng sẽ công nhận Nga là một trong số 8 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc chương trình nghị sự G8 sẽ tiếp tục được tái khởi động.
Động thái này diễn ra ngay trong phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Biaritz, Pháp.

Bí kíp sống sót qua 10 thảm họa ai cũng nên biết

Sóng thần, lốc xoáy, tuyết lở và nhiều sự cố hy hữu khác thường có thể gây nguy hiểm cho chuyến đi của bạn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cơ hội sống sót qua 10 thảm họa.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet
 Sa mạc: Điều đầu tiên bạn cần làm khi lạc giữa sa mạc là tìm chỗ trú ẩn bóng mát vào ban ngày và ấm áp khi đêm xuống, nên hạn chế di chuyển và che đầu tránh nắng. Nước có thể tìm thấy ở các lưu vực hẻm núi, thung lũng, không khí đêm và sương sáng. Việc đặt vải ướt quanh cổ sẽ làm mát máu qua các tĩnh mạch. Bạn sẽ mất ít hơi nước hơn nếu thở bằng mũi và tránh nói chuyện. Các cây xương rồng và bò sát là nguồn thực phẩm tốt. Cây có nhựa màu trắng đục hoặc họ đậu đỏ không nên chạm vào. Ảnh: Stars Insider.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-2
Nơi lạnh giá: Đầu, cổ và tứ chi có lưu lượng máu cao, da khá mỏng, các mạch máu gần bề mặt, nhiệt bị mất nhanh nên cần giữ ấm. Nền băng màu trắng độ dày khoảng từ 15-30 cm là an toàn nhất. Băng xám dày tối đa 15 cm. Băng đen là khu vực nên tránh xa. Tuyết thường chứa vi khuẩn có hại, làm hạ thân nhiệt, khiến cơ thể lạnh từ bên trong và gây hỏng răng. Bạn cần làm tan chảy, chọn tuyết mịn, mới rơi để uống. Nếu bị mắc kẹt do bão tuyết, bạn nên cắt lớp da từ ghế xe hơi, nhét vào quần áo để cách nhiệt. Ảnh: Tengri Travel. 

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-3
 Trong rừng: Nếu mắc kẹt trong rừng rậm, việc theo dõi động vật (một cách thận trọng) có thể dẫn bạn đến điểm có nước hoặc nơi nhân viên cứu hộ dễ tìm thấy hơn. Bạn hãy cẩn thận với nấm, quả mọng màu trắng vàng, lá sáng bóng hoặc bất cứ vật gì mang mùi hạnh nhân. Việc đánh dấu điểm phía trước và sau để đi thẳng giúp bạn không bị mất phương hướng. Nước có thể tìm thấy từ những chiếc lá lớn sau cơn mưa. Khi tìm thấy nguồn nước, bạn hãy đun sôi trước nếu có thể sử dụng lửa. Ảnh: Hilton Grand Vacations.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-4
 Mắc kẹt trên biển hoặc tàu đắm: Theo Lonely Planet, nếu tàu gặp sự cố, bạn nên ở gần chỗ đó nhất để tăng khả năng được phát hiện bởi những người cứu hộ. Nếu không thể, việc trôi dạt là cách chắc chắn nhất để cập bến. Một chiếc bè có thể trôi dạt hơn 80 km/ngày. Bạn nên che đầu tránh nắng và ăn cá sống. Nếu không có bè và bị rơi từ tàu du lịch, bạn hãy cố gắng để cơ thể nổi lên mặt nước để tránh bị lạnh. Các chuyên gia cho biết phụ nữ có lợi thế, họ nổi nhiều hơn vì cơ thể chứa 10% mỡ. Ảnh: Puerto Rico - Microjuris.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-5
 Nơi độ cao lớn: Việc ăn tỏi sẽ giúp máu lưu thông và giảm cảm giác buồn nôn khi leo núi cao. Tập thở pranayama trong yoga (về cơ bản là thở chậm) sẽ giúp bạn kiểm soát cơ thể, chống lại cảm giác ốm yếu. Bạn nên lên độ cao từ từ, không quá 610 m mỗi ngày để cơ thể kịp thích nghi. Ảnh: Gorgeous Tiny.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-6
 Sau trận tuyết lở: Lonely Planet cho biết trong trường hợp xảy ra tuyết lở, nếu không có thời gian để tránh, bạn hãy làm cơ thể to nhất và gắng sức bơi để không bị vùi lấp. Bạn có thể tạo "túi khí" bằng cách đưa tay hoặc cánh tay ra trước mặt để có nhiều oxy hơn. Khi trận tuyết lở dừng lại, bạn nên chờ giải cứu thay vì cố gắng để thoát. Sau đó, bạn có khoảng 20 phút để thoát trước khi hình thành lớp băng tạo ra từ hơi thở. Ảnh: Cottage Life.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-7
Sau thảm họa động đất: Khi động đất xảy ra, bạn nên càng xa bất cứ thứ gì có thể rơi vào cơ thể mình càng tốt. Nếu đang ở trong một tòa nhà, bạn đừng chạy ra ngoài. Thay vào đó, việc che chắn cơ thể dưới một số đồ nội thất vững chắc là điều cần thiết và giữ chặt nó để không bị lung lay hay di chuyển đi chỗ khác. Bạn có thể chui xuống giường, lấy gối để che mặt và cổ. Ảnh: Yasminroohi. 

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-8
Sóng thần: Khi sắp xảy ra sóng thần, bạn nên tìm nơi cao nhất có thể càng nhanh càng tốt như trèo lên đỉnh một tòa nhà hoặc cây cao. Nếu đang ở trong nước, bạn hãy tìm thứ gì đó có thể nổi. Sóng thần thường xảy ra một loạt sóng. Con sóng thứ hai thậm chí có thể lớn hơn. Khi đã tới điểm cao và an toàn hơn, các chuyên gia khuyên nên ở yên tại chỗ sau 4 tiếng. Ảnh: Fimopico. 

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-9
 Sau cơn lốc xoáy: Lốc xoáy là những cột không khí quay nhanh, có thể xé toạc các tòa nhà khỏi nền móng và thậm chí làm hỏng các công trình chọc trời. Vì vậy, khi thấy hiện tượng này, bạn nên tránh xa. Các chuyên gia khuyên bạn nên trú trong một căn hầm hoặc không gian ngầm nhỏ, càng nhiều bức tường càng tốt. Phòng tắm là một nơi ẩn náu tốt vì đường ống và khung phụ trên tường có khả năng chắc chắn hơn. Ngoài ra, bạn nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bản thân khỏi các mảnh vụn. Ảnh: Daily Mail.

Bi kip song sot qua 10 tham hoa ai cung nen biet-Hinh-10
Sau vụ nổ hạt nhân: Lonely Planet cho biết bạn nên bảo vệ đôi mắt. Tia flash đủ mạnh để làm mù mắt cách đó vài dặm trở lại. Bạn cần che phần da lộ ra và úp mặt xuống sàn với bàn chân hướng về phía phát nổ. Tấm chắn to và nặng hoặc một cái hang dưới mặt đất là chỗ trú ẩn hợp lý. Trong vòng vài giờ, mưa bụi phóng xạ sẽ xảy ra. Mọi người cần tìm nơi trú ẩn như bãi đậu xe ngầm, cởi bỏ đồ dùng trên người và tìm quần áo khác để che cơ thể. Bạn nên giữ nguyên vị trí ít nhất 24 giờ trước khi tìm sự giúp đỡ. Ảnh: Daily Mail. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video về một trận động đất tại Indonesia (Nguồn: VTC1)