FPT mua thêm công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

(Vietnamdaily) - Ngày 6/11, Tập đoàn FPT (HOSE: FPT) công bố thương vụ mua Cardinal Peak, một công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ có tuổi đời 20 năm tại thị trường Bắc Mỹ.

Được biết, Cardinal Peak đã và đang cung cấp các dịch vụ công nghệ gồm phần cứng, phần mềm nhúng, IoT, điện toán đám mây và phát triển sản phẩm di động cho hơn 300 công ty, trong các lĩnh vực ô tô, điện tử tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, phát nội dung trực tuyến, robot, an ninh - an toàn, quốc phòng - hàng không vũ trụ.
Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại thị trường Mỹ trong vòng 2 năm tới.
Như vậy, trong năm 2023, FPT mở rộng hiện diện tại Mỹ khi mua lại toàn bộ mảng dịch vụ công nghệ của công ty Intertec International. Tháng 10 vừa qua, FPT công bố trở thành nhà đầu tư lớn của Landing AI, công ty phần mềm thị giác máy tính và AI của Mỹ.
FPT mua them cong ty cong nghe 20 nam tuoi tai My
 
Châu Mỹ hiện là một trong những thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, với hệ thống 14 văn phòng trên khắp nước Mỹ, Canada, Colombia, Costa Rica và Mexico.
Từ năm 2014, FPT liên tục thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Thương vụ M&A đầu tiên của FPT là mua công ty RWE IT Slovakia (Công ty thành viên của Tập đoàn năng lượng RWE). Năm 2018, FPT mua 90% cổ phần của Intellinet, công ty tư vấn chuyển đổi số có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Sang năm 2022, FPT đầu tư chiến lược vào LTS, Inc., tại Nhật Bản.
Theo FPT, các thương vụ mua bán sáp nhập đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của FPT và góp phần hoàn thành mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào cuối năm 2023.
Về tình hình kinh doanh trong 9 tháng 2023, doanh thu Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT đạt 17.626 tỷ đồng, tăng 30,9%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.878 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. FPT cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 20.700 tỷ đồng, tăng trưởng 23,2% do với cùng kỳ. Trong đó, có 20 dự án với quy mô trên 5 triệu USD.

FPT đặt mục tiêu doanh thu dịch vụ CNTT nước ngoài đạt 1 tỷ USD

(Vietnamdaily) - FPT đặt mục tiêu năm 2023 tăng trưởng 18,8% về doanh thu và 18,2% về lợi nhuận trước thuế trong năm 2023, tương đương 52.289 tỷ đồng và 9.055 tỷ đồng. 

Ngày 6/4/2023, FPT đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 theo hai hình thức trực tuyến và trực tiếp.

ĐHĐCĐ FPT 2023 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chiến lược giai đoạn 2023 – 2025 và kế hoạch 2023; phương án sử dụng lợi nhuận 2022 và chính sách chi trả cổ tức năm 2023; ngân sách thu nhập và thù lao của HĐQT…

FPT báo lãi 9 tháng tăng gần 20%, dịch vụ CNTT nước ngoài tăng 30%

(Vietnamdaily) - CTCP FPT (HoSE: FPT) cho biết, 9 tháng 2023 ghi nhận doanh thu 37.927 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.768 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,4% và 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 4.742 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3%. EPS đạt 3.744 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 19,6% so với năm trước.

TAR kinh doanh èo uột, người nhà Thành viên HĐQT lại mua bán “chui” cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Tính chung 9 tháng, do ảnh hưởng quý 2 thua lỗ, TAR chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng lãi ròng, giảm tới 75% so cùng kỳ. 

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu thuần hơn 966 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ. Nhưng giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp giảm từ mức 8% cùng kỳ về 5%.

Sau khi trừ các loại chi phí, TAR báo lãi ròng gần 12 tỷ đồng, gấp 15 lần cùng kỳ. Tuy nhiên tính chung 9 tháng, do ảnh hưởng quý 2 thua lỗ, TAR chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng lãi ròng, giảm tới 75% so cùng kỳ. 

TAR cho biết một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 3 tăng còn tới từ việc nhận được khoản cổ tức, lợi nhuận năm 2022 được chia từ CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Kiên Giang.

TAR kinh doanh eo uot, nguoi nha Thanh vien HDQT lai mua ban “chui” co phieu
 

Trong tình hình kinh doanh quý lời quý lỗ, ngày 27/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trương Khả Tú, người có liên quan đến bà Lư Lệ Trân - Thành viên HĐQT TAR.

Theo đó, bà Trương Khả Tú bị phạt hành chính hơn 431 triệu đồng do đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Cụ thể, bà Tú thực hiện giao dịch mua gần 1,85 triệu cp TAR từ ngày 18-24/5/2021; mua 100.000 cp TAR và bán 30.000 cp TAR từ ngày 8-13/7/2022; bán hơn 1,9 triệu cp TAR từ ngày 13-18/8/202; bán 191.700 cp TAR trong ngày 06/9/2021 nhưng không thực hiện báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Bên cạnh phạt tiền, bà Tú còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 4,5 tháng.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TAR đang bị hạn chế giao dịch (chỉ được phép giao dịch vào thứ sáu hàng tuần) từ ngày 30/10. Nguyên nhân do TAR chậm công bố BCTC bán niên năm 2023 đã soát xét quá 45 ngày so với thời gian quy định.