Fecon huy động 150 tỷ đồng trái phiếu đảm bảo vốn ở 2 công ty con

(Vietnamdaily) - Số trái phiếu được đảm bảo bằng 22,7 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Fecon (FCI) và 15,6 triệu cổ phần CTCP Công trình ngầm Fecon, đây là 2 công ty con của Fecon.

Theo Nghị quyết HĐQT, CTCP Fecon (FCN ) sẽ qua phát hành 150.000 trái phiếu riêng lẻ với mệnh giá 1 triệu đồng/đơn vị, tương đương tổng mệnh giá lên đến 150 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo và không phải nợ thứ cấp.
Số trái phiếu được đảm bảo bằng 22,7 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Fecon (FCI) và 15,6 triệu cổ phần CTCP Công trình ngầm Fecon. Đây là 2 công ty con của Fecon.
Fecon nhắm tới đối tượng phát hành là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trái phiếu có thời hạn 18 tháng, lãi suất cố định 11%/năm. Ngày phát hành dự kiến vào 13/6. Ngoài ra, toàn bộ số tiền thu được dùng để bổ sung vốn cho hoạt
Fecon huy dong 150 ty dong trai phieu dam bao von o 2 cong ty con
 
Tính tới cuối năm 2021, Công ty có dư nợ trái phiếu là 150 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/3, nợ vay tài chính của Fecon ở mức 2.389 tỷ đồng, giảm 3,3% so với số đầu năm.
Còn về tình hình kinh doanh, trong quý 1, Fecon ghi nhận doanh thu thuần giảm gần 14% về 502 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt gấp đôi cùng kỳ, hơn 10,5 tỷ đồng.
Kết quả, Fecon lỗ sau thuế quý đầu năm 2022 hơn 6,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 17 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp này thua lỗ kể từ khi hoạt động.
Theo công ty, nguyên nhân chủ yếu do tiến độ triển khai một số dự án lớn chậm hơn dự kiến nên ảnh hưởng đến tiến độ chào thầu, ký kết hợp đồng, khiến sản lượng thi công ở mức thấp, doanh thu suy giảm.
Mặt khác, giá vốn giảm ít hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 16%, còn 88 tỷ đồng, ngoài ra chi phí lãi vay cũng cao.
Cụ thể, chi phí lãi vay tăng 61%, lên hơn 46 tỷ đồng. Chi phí lãi vay phát sinh thêm chủ yếu đến từ đơn vị thành viên là Công ty Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng khi dự án điện gió này đi vào vận hành thương mại cuối tháng 10/2021.

Vì sao doanh nghiệp ngày càng đua nhau phát hành trái phiếu?

Trên thị trường tài chính, bên cạnh dòng vốn tín dụng ngân hàng và vốn từ thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu cũng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp chưa niêm yết.

 

Theo quy định hiện nay, trái phiếu là một loại chứng khoán có kỳ hạn tối thiểu 1 năm do doanh nghiệp phát hành.

Tuy nhiên, khác với cổ phần, cổ phiếu, thường có mệnh giá 10.000 đồng/đơn vị và nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu là đang góp vốn vào doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá cao hơn, là bội số của 100.000 đồng/đơn vị và được xác nhận quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu (trái chủ) đối với một phần nợ của doanh nghiệp.

Trái phiếu khác gì cổ phiếu?

Với việc là một khoản nợ giữa doanh nghiệp phát hành và người đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp cũng có kỳ hạn, lãi suất và tài sản đảm bảo (không bắt buộc)…

Theo đó, kỳ hạn tối thiểu của các khoản trái phiếu doanh nghiệp thường là 1 năm. Tuy nhiên, nhiều khoản trái phiếu được phát hành với mục đích huy động vốn trung, dài hạn lên tới 7-10 năm.

Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được chi trả mức lãi suất cố định hoặc thỏa thuận theo định kỳ trong hợp đồng mua - bán trái phiếu, thường là 6 tháng/đợt. Khi trái phiếu đến hạn, nhà đầu tư sẽ nhận lại toàn bộ tiền đầu tư (với trái phiếu không chuyển đổi) hoặc chuyển đổi thành cổ phần doanh nghiệp phát hành (với các khoản trái phiếu chuyển đổi).

Trên thị trường, trái phiếu được gọi tên theo tính chất, mục đích phát hành, phổ biến hiện nay gồm có trái phiếu xanh (huy động để đầu tư cho dự án bảo vệ môi trường); trái phiếu chuyển đổi (có thể chuyển đổi thành cổ phiếu khi đáo hạn); trái phiếu có bảo đảm (có tài sản bảo đảm khi phát hành); trái phiếu không bảo đảm (không có tài sản bảo đảm đi kèm)…

Nội dung

Trái phiếu doanh nghiệp

Cổ phiếu

Doanh nghiệp phát hành

Công ty cổ phần, Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Bản chất

Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty, không làm tăng vốn chủ sở hữu

Người nắm giữ cổ phiếu là một chủ sở hữu của công ty, làm tăng vốn chủ sở hữu

Lợi tức thu được

Trả lãi định kỳ theo thỏa thuận, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

Nhận cổ tức (không bắt buộc), phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

Nguồn trả lãi của doanh nghiệp

Chi phí

Lợi nhuận sau thuế

Thời hạn

Được hoàn vốn khi đáo hạn trái phiếu

Không xác định thời hạn

Quyền chủ sở hữu

Không có quyền biểu quyết, đề cử, ứng cử HĐQT tại Đại hội đồng cổ đông

Có quyền biểu quyết, đề cử, ứng cử HĐQT (theo điều kiện) tại Đại hội đồng cổ đông

Thanh toán khi công ty phá sản, giải thể

Được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu

Thanh toán sau cùng khi trả hết nghĩa vụ nợ

Tuy nhiên, về phương thức phát hành, hiện chỉ có 2 dạng phát hành trái phiếu gồm phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ (chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư và chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua).

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), hiện đa số trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường đều được phát hành dưới dạng riêng lẻ.

Cụ thể, năm 2021, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cả nước đạt trên 658.000 tỷ đồng, tăng 42% so với năm liền trước. Trong đó, chưa đến 4,6% (hơn 30.000 tỷ) là trái phiếu phát hành ra công chúng, còn lại phần lớn là phát hành riêng lẻ.

Cũng theo VBMA, trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị phát hành toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 40.000 tỷ, thì có tới gần 31.000 tỷ đồng là phát hành riêng lẻ.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu huy động vốn trái phiếu thông qua hình thức phát hành này.

Vì sao trái phiếu doanh nghiệp nở rộ?

Theo số liệu của VBMA, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận sự bùng nổ về khối lượng phát hành kể từ năm 2019 đến nay, sau khi Nghị định 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực.

Cụ thể, năm 2018, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành đạt khoảng 238.357 tỷ đồng, trong đó 224.435 tỷ là phát hành riêng lẻ. Đến năm 2019, tổng khối lượng phát hành đã tăng lên 332.852 tỷ, với 93% trong đó vẫn là phát hành riêng lẻ.

Trong các năm tiếp theo, bất chấp cơ quan quản lý đã có các chính sách siết chặt điều kiện, quy định với hoạt động này, khối lượng phát hành trái phiếu mỗi năm vẫn liên tục tăng nhanh, đạt 466.826 tỷ vào năm 2020 và 658.009 tỷ đồng vào năm 2021.

Các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho rằng Nghị định 163/2018 khi mới ban hành có nhiều điều kiện nới lỏng hơn với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến thị trường này bùng nổ.

Bên cạnh đó, các chính sách giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, giới hạn cho vay với 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có, điều chỉnh hệ số rủi ro với cho vay bất động sản… của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn này cũng đã tạo ra sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu.

Việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng mạnh dù cơ quan quản lý đã có nhiều chính sách siết quy định phát hành, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, cho thấy nhu cầu vốn của doanh nghiệp vẫn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch.

Vị chuyên gia cho biết nguyên nhân khiến thị trường này vẫn sôi động, đặc biệt với các doanh nghiệp bất động sản do việc tiếp cận vốn ngân hàng đã trở lên khó khăn hơn.

Việc NHNN liên tục yêu cầu các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay với những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ thị trường khác. Điều này mở ra kênh tiếp cận vốn thông qua huy động thị trường trái phiếu.

Ngoài ra, đây cũng là kênh cung cấp vốn trung, dài hạn tốt cho các doanh nghiệp.

FiinGroup cũng nêu 2 nguyên nhân khiến thị trường này tăng trưởng mạnh giai đoạn vừa qua và dự báo còn tăng mạnh trong năm 2022. Một là, thị trường cổ phiếu biến động mạnh trong bối cảnh đại dịch, nhiều tác động chưa hoàn toàn được kiểm soát. Giá trị huy động từ thị trường cổ phiếu, bao gồm các thương vụ IPO và phát hành cổ phần suy giảm đáng kể so với trước dịch (năm 2019).

Hai là, chủ trương giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại và các quy định của NHNN về việc kiểm soát hạn mức tín dụng cho ngành bất động sản khiến kênh trái phiếu dần trở thành nguồn cung cấp dòng vốn trung và dài hạn thay thế cho kênh tín dụng truyền thống.

UBCKNN kiểm tra hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ tại các công ty chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có công văn nhắc nhở các công ty chứng khoán tuân thủ Nghị định 153 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Theo đó, đối với các hợp đồng tư vấn đang triển khai, UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp, chất lượng các thành phần hồ sơ cung cấp. Đặc biệt là báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành trái phiếu, hồ sơ về tài sản đảm bảo để yêu cầu doanh nghiệp công bố lại thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trước khi phát hành.

Đối với việc tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu, UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán phải công bố đầy đủ, chính xác thông tin của doanh nghiệp phát hành, trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư theo phương án phát hành, bản công bố thông tin chào bán trái phiếu đã được phê duyệt.

Chứng khoán ngày 13/6: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 13/6.

Khuyến nghị khả quan POW với giá mục tiêu 18.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC điều chỉnh giảm 3% giá mục tiêu (TP) cho Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) xuống 18.000 đồng/cổ phiếu nhưng giữ nguyên khuyến nghị KHẢ QUAN.