F-35C bay thử nghiệm với đầy đủ vũ khí gắn ngoài

(Kiến Thức) - Tiêm kích hạm F-35C đã thực hiện thành công cuộc bay thử nghiệm với đầy đủ vũ khí (bom, tên lửa) trên giá treo ngoài.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, biến thể tiêm kích hạm Lockheed Martin F-35 Lightning II JSF, hay còn gọi là F-35 đã thực hiện cuộc bay thử với việc mang tải toàn bộ vũ khí trên giá treo ngoài cánh vào ngày 13/1 ở căn cứ hàng không hải quân Patuxent River.
Phương tiện thử F-35C (CF-01) được trang bị tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder, đạn dẫn đường bằng lade GBU-12 Paveway II và gunpod.
F-35C mang đầy đủ vũ khí trên các giá treo ngoài cánh.
 F-35C mang đầy đủ vũ khí trên các giá treo ngoài cánh.
“Tải trọng vũ khí không phải là lớn nhất mà F-35 có thể mang, nhưng các giá treo ngoài có thể mang vũ khí đã được lắp”, phát ngôn viên chương trình F-35 Laura Siebert nói với IHS Jane’s.
F-35C và F-35B – biến thể cất hạ cánh thẳng đứng/ngắn dành cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ, Hải quân Mỹ, Không quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoàng gia Anh tất cả đều bị gỡ bỏ pháo trong thân, thay vào đó nó phải mang gunpod gắn ngoài. Còn biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A dành cho Không quân Mỹ được thiết kế với pháo trong thân.
F-35 là một mẫu tiêm kích tàng hình, tuy nhiên việc mang thêm vũ khí gắn ngoài khiến nó phải hi sinh khả năng tàng hình khi tác chiến.

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20

(Kiến Thức) - Hệ thống “bú sữa” – tiếp nhiên liệu trên không của J-20 có nhiều điểm khác biệt so với tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
 Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
 Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.

Tàu chiến lớn nhất Nhật Bản chở được 20 F-35?

(Kiến Thức) - Tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo của Nhật Bản có khả năng chở tới 20 tiêm kích tàng hình F-35.