F-35, F-16 Mỹ hủy bay khi biết Su-57 Nga xuất hiện

Theo Đại sứ Nga tại Ấn Độ, các máy bay F-35, F-16 đại diện cho không quân Mỹ đã hủy chương trình bay biểu diễn ở Ấn Độ sau khi biết tiêm kích tàng hình Su-57 cũng tham gia.

TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov cho biết, Mỹ đã hủy bỏ các chương trình bay biểu diễn của máy bay chiến đấu F-35A và F-16 tại triển lãm hàng không vũ trụ Aero India 2025 sau khi biết rằng Su-57 cũng tham gia bay trình diễn.
Thông tin trên được Đại sứ Alipov khi được hỏi vệ việc Ấn Độ đa dạng hóa quan hệ trong lĩnh vực hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước, ông cũng cho rằng  đây là một quá trình tự nhiên.
F-35, F-16 My huy bay khi biet Su-57 Nga xuat hien
 Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ xuất hiện tại căn cứ không quân Yelahanka chuẩn bị cho triển lãm Aero India. (Ảnh: RIA)
"Cạnh tranh là một phần không thể thiếu của sự phát triển. Điều quan trọng nhất là nó được thực hiện mà không ảnh hưởng đến lợi ích hợp tác của các bên”, Đại sứ Alipov nhấn mạnh.
"Như thực tế cho thấy, các đối thủ của chúng tôi chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến công bằng. Sau khi biết về cuộc trình diễn của Su-57 tại Aero India, các công ty Mỹ đã từ bỏ các chương trình bay F-35A và F-16", Đại sứ Alipov cho biết.

Đây cũng là lần đầu tiên máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57E (phiên bản xuất khẩu của Su-57) sẽ  tham gia triển lãm hàng không quốc tế Aero India. Theo Không quân Ấn Độ chiếc Su-57E đã đến Bangalore nơi triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 10/2.

Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới chứng minh được hiệu quả trong việc chống lại các hệ thống phòng không phương Tây trong điều kiện chiến đấu thực tế. Máy bay có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác và có đặc điểm là khó bị radar của đối phương phát hiện.

Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Aero India đã được tổ chức thường niên từ năm 1996 tại căn cứ không quân Yelahanka. Triển lãm lần năm nay sẽ diễn ra từ từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 2. 
 >>> Mời độc giả xem thêm video: Su-57 của Nga trình diễn tại Aero India 2025
  Nguồn: RT

TASS

Quân đội Ukraine có cách gì để chống lại “hung thần” Lancet Nga?

Trước sự “càn quét” hàng loạt với các loại vũ khí ở chiến tuyến của Ukraine do UAV tự sát Lancet của Nga gây nên, gần đây Quân đội Ukraine đã triển khai hàng loạt biện pháp đối phó.

Quan doi Ukraine co cach gi de chong lai “hung than” Lancet Nga?

Tên lửa lảng vảng Lancet (hay máy bay không người lái tự sát) của Nga có thể có “lỗ hổng” trong điều khiển, nếu binh sĩ Ukraine có công nghệ gây nhiễu bằng laze. Tuy nhiên UAV Lancet có khả năng chống nhiễu cao với một số hệ thống gây nhiễu UAV hiện có. (Ảnh minh họa: Forces)

“Quái thú” tàng hình Su-57 tích hợp công nghệ thế hệ 6

Máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga đã tạo nên bước nhảy vọt trong công nghệ hàng không quân sự khi tích hợp các công nghệ thế hệ thứ sáu.

“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6
“Chúng tôi thiết kế nền tảng này với tầm nhìn phát triển trong 50 năm tới. Ngay từ đầu, các kỹ sư của chúng tôi đã tích hợp khả năng nâng cấp và thích nghi để đáp ứng các yêu cầu thay đổi. Hiện tại, chúng tôi đã đưa vào các yếu tố của công nghệ thế hệ sáu” - ông Vadim Badekha, Giám đốc điều hành Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC) chia sẻ với hãng tin TASS. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-2
Dù Giám đốc UAC không tiết lộ cụ thể các công nghệ được tích hợp, nhưng giới chuyên gia nhận định các nâng cấp này có thể bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), khả năng tác chiến theo mạng lưới, cảm biến tiên tiến và vũ khí thế hệ mới. Một trong những điểm sáng đáng chú ý là khả năng chỉ huy các nền tảng không người lái, như máy bay S-70 “Okhotnik-B”, tạo thành “bầy chiến đấu” phối hợp cao. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-3
Trên thực tế, Nga đã thực hiện nhiều chuyến bay thử nghiệm phối hợp giữa Su-57 và S-70, chứng minh tính khả thi của mô hình tác chiến người-máy. Đặc biệt, vào tháng 10 vừa qua, tại chiến trường Ukraine, Su-57 được cho là đã bắn hạ một drone S-70 khi hệ thống phối hợp giữa hai thiết bị bị gián đoạn. 

“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-4
Sự cố này cho thấy Nga đang thử nghiệm các hệ thống cảm biến và công nghệ mô-đun, củng cố tuyên bố của các kỹ sư rằng Su-57 mang trong mình các yếu tố của máy bay chiến đấu thế hệ sáu
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-5
Su-57 được trang bị radar N036 “Belka” có khả năng đa nhiệm, vừa theo dõi mục tiêu vừa truyền dữ liệu trinh sát quan trọng. Hệ thống này có thể nâng cấp để phát hiện các mục tiêu tàng hình nhỏ ở khoảng cách xa hơn. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-6
Hệ thống này có thể nâng cấp để phát hiện các mục tiêu tàng hình nhỏ ở khoảng cách xa hơn. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-7
Công nghệ tác chiến điện tử trên Su-57, như hệ thống “Himalayas”, giúp bảo vệ máy bay khỏi các cuộc tấn công mạng và gây nhiễu điện tử, đảm bảo an toàn trong môi trường chiến tranh hiện đại. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-8
Su-57 được thiết kế với khả năng không chiến vượt trội, tấn công chính xác và đa nhiệm. Khoang vũ khí bên trong giúp duy trì khả năng tàng hình, trong khi hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến đảm bảo độ chính xác cao trong các kịch bản chiến đấu phức tạp. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-9
Máy bay này cũng sở hữu động cơ AL-41F1 với khả năng điều hướng lực đẩy, mang lại độ cơ động vượt trội. Thiết kế sử dụng vật liệu composite giúp giảm trọng lượng và tăng độ bền, đồng thời nâng cao khả năng tàng hình. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-10
Với những nâng cấp vượt trội, Su-57 không chỉ là máy bay tiêm kích thế hệ năm mà còn mở đường cho cuộc cách mạng công nghệ thế hệ sáu, trở thành biểu tượng sức mạnh của Không quân Nga. 
“Quai thu” tang hinh Su-57 tich hop cong nghe the he 6-Hinh-11
Động thái này khẳng định quyết tâm của Moscow trong việc duy trì ưu thế trên không, sẵn sàng đối phó với các thách thức hiện đại và củng cố vị trí chiến lược trên trường quốc tế. (Nguồn ảnh: defencesecurityasia.com, Creative Commons, Youtube, The War Zone, X, TASS).

>>>Mời độc giả xem thêm video: Ukraine tự sản xuất UAV "ma cà rồng" khiến lính Nga sợ hãi.