Đường dây tiêm vắc xin COVID-19 thu 4 triệu: "Tận cùng bất lương"

“Trục lợi cá nhân từ việc tiêm vắc xin COVID-19 không chỉ vi phạm nghiêm trọng chủ trương của Đảng, Chính phủ mà có dấu hiệu hình sự và còn vi phạm đạo đức, tận cùng của bất lương” - PGS.TS. Lâm Bá Nam nói.

Mới đây, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Kim Dung (32 tuổi, trú tại quận 4, TP HCM) về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Đi ngược với chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ
Dung dựa vào mối quan hệ cá nhân để sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vắc xin ngừa COVID-19 với giá từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng mỗi liều. Dung đã đăng thông tin lên mạng xã hội tìm kiếm người có nhu cầu. Khách hàng liên hệ sẽ được Dung lập danh sách và đưa đi tiêm. Với chiêu thức trên, Dung đã tổ chức cho 21 trường hợp tiêm vắc xin trót lọt trên địa bàn quận 11 và thu lời bất chính 60 triệu đồng.
Hành vi trục lợi cá nhân của Dung từ việc tiêm vắc xin COVID-19 đã khiến dư luận bức xúc, nhất là khi TP HCM chủ trương tiêm vắc xin miễn phí đến người dân. Hành vi trục lợi trên không chỉ vi phạm nghiêm trọng chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà còn là tận cùng của sự bất lương.
Duong day tiem vac xin COVID-19 thu 4 trieu:
Lê Thị Kim Dung và điểm tiêm nơi đối tượng này đưa người đến tiêm. 
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, vụ việc này có dấu hiệu thông đồng giữa những kẻ trục lợi trên với bộ phận tiêm phòng.
“Việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được thực hiện bài bản khi người đi tiêm có trong danh sách, được cơ quan, xã phường giám sát việc này, đảm bảo công bằng, thực hiện đúng các chính sách, đúng các đối tượng mà Nhà nước đã quy định. Tuy nhiên, có những kẻ trục lợi từ việc tiêm vắc xin này. Thông qua quen biết, đồng tiền để thực hiện hành vi trục lợi là không thể chấp nhận được.
Dù biết rằng, cũng xuất phát từ nhu cầu của một bộ phận nào đó sốt ruột muốn tiêm vắc xin, lựa chọn vắc xin. Tuy nhiên, hành vi trên là trục lợi trên xương máu của người dân, lợi dụng thời điểm cả nước căng mình chống dịch thì họ lại trục lợi riêng cho cá nhân” - PGS.TS. Lâm Bá Nam cho biết.
Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cho rằng, ở đây không chỉ vi phạm nghiêm trọng chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, có dấu hiệu hình sự mà còn vi phạm đạo đức. Do đó cần phải được xử lý nghiêm.
“Nghiêm ở đây là xử lý đúng theo các quy định của pháp luật. Đồng thời cần phải ngăn chặn ngay lập tức. Ngay bản thân những người bỏ tiền mua vắc xin cũng cần phải xem xét xử lý chứ không chỉ kẻ riêng tổ chức. Nhu cầu tiêm vắc xin là nhu cầu của toàn dân, trong điều kiện mà nguồn lực vắc xin còn hạn chế, cần phải tiêm tập trung cho các mũi nhọn, đúng đối tượng ưu tiên. Người nào cố tình phá hoại chủ trương này cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc” - PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.
Theo PGS.TS. Lâm Bá Nam, chủ trương tiêm vắc xin ngừa COVID-19 miễn phí cho toàn dân của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là một chủ trương đúng đắn, nhất quán cho đến thời điểm này, phản ánh trách nhiệm của Nhà nước đối với người dân trong đại dịch. Đây cũng thể hiện tính ưu việt của nhà nước được người dân ủng hộ, bày tỏ niềm tin trong việc tiêm vắc xin bao phủ đến người dân.
Tuy nhiên, xung quanh việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cũng đã bộc lộ một số chiêu thức lợi dụng để trục lợi như chuyện nhờ vả để tiêm vắc xin không đúng đối tượng, không đúng chính sách, không đúng chủ trương của Chính phủ và gần đây nhất là câu chuyện lợi dụng việc tiêm vắc xin để trục lợi như trên. Qua vụ việc trên cần phải tăng cường giám sát việc tiêm chủng trên cả nước, tránh tình trạng lợi dụng trục lợi như đã diễn ra trong thời gian qua.
Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong đường dây
Ở góc độ pháp luật, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, hàng vi của Lê Thị Kim Dung hiện nay đã được cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi. Việc xác minh ban đầu và khởi tố vụ án, khởi tố bị can là điều cần thiết.
Theo thông tin trên, Dung đã lợi dụng sự quen biết của mình đối với người có chức vụ quyền hạn (ở đây được hiểu là người có thẩm quyền trong việc quản lý và điều hành việc tiêm vacxin phòng dịch) để thông qua đó tổ chức tiêm vacxin dịch vụ trục lợi với số tiền là 2-4 triệu đồng.
Hành vi trên rõ ràng vì mục đích trục lợi và hành vi có dấu hiệu của tội phạm Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi được quy định tại điều 366, Bộ luật hình sự năm 2015.
Cụ thể, người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: “a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;b) Lợi ích phi vật”.
Do đó, với hành vi vi phạm như trên, Dung có thể đối mặt với mức án có thể phải chịu là phạt tù đến 3 năm. Và số tiền, lợi ích kiếm được từ hành vi này là số lợi bất hợp pháp cà phải tiến hành nộp lại cho nhà nước.
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, từ hành vi của Dung, cơ quan điều tra cần điều tra, làn rõ những người trong cùng đường dây này gồm có những ai để xác định xem có đồng phạm hay không hoặc có tội phạm mới có liên quan hay không. Điều này còn cho thấy một sự thật đó là công tác thực hiện và cơ chế giám sát hoạt động tiêm chủng ở một số địa phương còn quá lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những người có cơ hội để vi phạm. Do đó, các địa phương cần phải tăng cường giám sát, tổ chức thực hiện tiêm chủng một cách hiệu quả, bài trừ tiêu cực.
Ngoài ra, các cán bộ và những người thực hiện công tác tiêm chủng cũng cần phải tuân thủ đúng quy định của luật. Vắc xin hiện nay đang được tiến hành tiêm trên diện rộng cho mọi người dân có đủ điều kiện. Vì thế, người dân trước tiên cũng nên có ý thức về công tác tiêm chủng, người đủ điều kiện về sức khỏe, độ tuổi sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Đồng thời, người dân cần cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo về việc tiêm vắc xin để tránh mất tiền oan mà lại còn vi phạm pháp luật.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19:

Nguồn: VTV 1

Người phụ nữ làm “dịch vụ” tiêm vắc xin COVID-19, trục lợi 60 triệu đồng

Lê Thị Kim Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng vào danh sách tiêm vắc xin trên địa bàn Quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.

Sáng 22/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước đó một ngày, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung (SN 1989, trú tại Quận 4) để điều tra về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi."
Nguoi phu nu lam “dich vu” tiem vac xin COVID-19, truc loi 60 trieu dong
 Lê Thị Kim Dung tại cơ quan công an.

Người dân TP HCM bất ngờ vì mưa đá xuất hiện nhiều nơi

Tối ngày 22/8, hiện tượng mưa đá xuất hiện trong ít phút tại một số quận ở TP HCM khiến nhiều người bất ngờ. Đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ nhận định đây là cơn mưa đá bất thường ở TP.HCM.

Nguoi dan TP HCM bat ngo vi mua da xuat hien nhieu noi

Khoảng 18h30 tối ngày 22/8, tại thành phố Thủ Đức (TP HCM) xuất hiện mưa đá. Nhiều người dân bất ngờ trước hiện tượng thời tiết này bởi lâu rồi mới xuất hiện một cơn mưa đá bất thường. Nhiều người dân đã chia sẻ hình ảnh mưa đá lên mạng xã hội. 

Nguoi dan TP HCM bat ngo vi mua da xuat hien nhieu noi-Hinh-2

Người dân phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức cho biết, họ bất ngờ nghe thấy tiếng rơi lộp độp khi chạy ra thì mới biết đó là mưa đá. Nhưng hạt mưa đá có kích thước khác nhau. To nhất bằng 2 đầu ngón tay. Hiện tượng này chỉ kéo dài vài phút rồi lại trở về mưa thường.

Đề nghị công nhận liệt sĩ cho nữ hộ sinh tử vong khi chống dịch

Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét xác nhận liệt sĩ với nhân viên y tế hy sinh khi tham gia công tác chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế nhận được thông tin đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh, nhân viên Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã hy sinh trong khi tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bình Dương. Để ghi nhận sự hy sinh cao cả của đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh cũng như của các cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Bình Dương và toàn thể cán bộ nhân viên y tế trên cả nước đang ngày đêm quên mình tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, căn cứ vào các quy định hiện có, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét xác nhận liệt sĩ đối với đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh.

Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết theo khoản 3 điều 59 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì họ được xem xét công nhận là liệt sĩ. Cụ thể, "Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết… thì được xem xét để công nhận liệt sĩ… theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng". Điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng cũng quy định điều kiện để được công nhận liệt sĩ là "đặc biệt dũng cảm cứu người…" nhưng phải là "tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội".