Đường cong, lưỡi cong, lòng có cong?

(Kiến Thức) - Đường Trường Chinh cong, chuyện đã rõ mười mươi. Nhìn những bức ảnh chụp về nó trên mặt báo hay trực tiếp tham gia giao thông, chẳng ai lại bảo là nó thẳng cả...

Nó cong, đơn giản chỉ vì nó không thẳng bởi ý chí của con người. Vậy thôi!
Thế nhưng, cả chủ đầu tư cho đến nhà quy hoạch lại không nghĩ đơn giản vậy, họ không dễ gì thừa nhận chuyện con đường cong do người ta cố tình nắn. Họ tìm cách lèo lái dư luận rằng cái sự cong ấy là cả một nghệ thuật (!?)
Ông Trưởng phòng Dự án 3 của chủ đầu tư thì bảo: “Nếu mà thẳng thì dễ quá, cong mới phải tính toán các yếu tố kỹ thuật đi kèm”.
Còn ông Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc lại nói đó là sự “dịch chuyển nhẹ nhàng, tạo ra đường cong mềm mại”.
Đường Trường Chinh uốn lượn như rắn.
Đường Trường Chinh uốn lượn như rắn.
Trong con mắt các ông, con đường như một tuyệt tác nghệ thuật được nhào nặn bằng bàn tay đầy biến ảo của con người. Quả là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Nhưng dư luận đâu có dễ chấp nhận điều các vị nói. Người ta vẫn muốn minh bạch: việc nắn đường liệu có vì ai ?
Sở dĩ dư luận cứ khăng khăng vậy là vì cái sự mâu thuẫn trong lời nói của chính những người trong cuộc.
Thì đây, khi báo chí đưa tin “Né nhà quan, bẻ cong đường Trường Chinh” một vị tướng lừng danh bức xúc: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức”. 
Thế có nghĩa là có chuyện “né” đường, không phải vì nhà quan chức mà là vì ơn nghĩa. Thực ra, vì nhà quan hay vì ơn nghĩa cũng chỉ là một, chẳng qua vị tướng muốn… chơi chữ một chút mà thôi. Có điều ở đây người ta không rạch ròi giữa ơn nghĩa và trách nhiệm công dân. Ơn nghĩa thì đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đền đáp, vinh danh xứng đáng. Còn trách nhiệm công dân thì phải bình đẳng, sao có thể đánh tráo khái niệm thế được ?
Còn ông Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc thì cho hay, con đường bị nắn “cong mềm mại” vì “có yếu tố liên quan đến công trình an ninh quốc phòng hoặc liên quan đến chế độ chính sách”. “Liên quan đến chế độ chính sách” – nghĩa là thừa nhận việc nắn đường vì ai rồi còn gì ? Lời của vị tướng và lời của ông phó sở lại đúng là “đồng thanh tương ứng…”. Té ra chuyện “nắn” đường đâu phải vì nó thích “cong mềm mại” như ông Phó Giám đốc nói gì?
Khi tôi đang viết những dòng này thì báo chí đã đăng tải bài trả lời phỏng vấn của Anh hùng Phạm Tuân về chuyện con đường cong. Quan điểm của ông thật rõ ràng: “Theo tôi mọi sự ưu tiên phải nằm trong chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, còn ngoài chính sách chúng tôi không bao giờ muốn” và “cái gì trái với pháp luật thì thu hồi, không trái thì xử lý bình đẳng”.
Hi vọng con đường cong, dù là cong theo kiểu ghi đông xe đạp hay “cong mềm mại” thì cũng chỉ là cong bất đắc dĩ và những lời giải thích dẫu có “lắt léo” chẳng qua là vì phải “né” trách nhiệm một tí mà thôi, chứ lòng người thì trước sau vẫn…thẳng!

Anh hùng Phạm Tuân nói gì về đường Trường Chinh cong?

"Nhà nước cho thế nào hưởng thế ấy, đã vào quy hoạch thì ưu tiên cho tôi ở lại bắt người khác đi, tôi không hề muốn", anh hùng Phạm Tuân nói.

Bản quy hoạch này đã có từ hơn 10 năm nay
- Thưa ông, mới đây báo chí vừa đăng danh sách quan chức, anh hùng ở đoạn đường Trường Chinh được cho là bị bẻ cong vì né xâm phạm các nhà này, trong đó có nhà của ông - anh hùng Phạm Tuân. Vậy ông có ý kiến gì về thông tin này?

"Cán bộ dốt, dân trả giá"

(Kiến Thức) - Cổ nhân khẳng định trình độ lãnh đạo ở câu: “Một người lo bằng một kho người làm” và ai cũng hiểu một cách nôm na rằng, vai trò lãnh đạo là hết sức quan trọng.

Vì vậy, công tác cán bộ ở các cơ quan doanh nghiệp cũng đã chú ý đến những điều kiện “cần” và “đủ” để đưa vào quy hoạch nguồn. Tuy vậy, vẫn còn có những “nhầm lẫn đáng tiếc do khách quan như vấn đề 3 Ệ” tác động đến gồm “quan hệ - Tiền tệ - Hậu duệ”, chạy chức chạy quyền nên những tiêu chuẩn có phần châm chước. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Mặt khác, những tiêu chí cơ bản còn dựa vào bằng cấp mà tình trạng bằng giả hoặc bằng thật học giả còn nhức nhối hiện nay thì tình trạng vàng - thau lẫn lộn trong đội ngũ cán bộ vẫn khó phân biệt, cũng như nếu nhận biết được cũng khó có biện pháp khắc phục.