Đuổi việc thai phụ ngủ gật ca đêm, công ty phải hầu tòa

Tòa án yêu cầu một công ty phải bồi thường hơn 7.500 USD cho nữ nhân viên sau khi họ đuổi việc cô này (đang mang thai) vì ngủ gật lúc làm ca đêm.

Tòa án ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã yêu cầu một công ty từng quyết định đuổi việc nữ nhân viên đang mang thai do ngủ gật lúc làm ca đêm phải bồi thường cho cô này số tiền 48.146 nhân dân tệ (7.560 USD) vì lỗi sa thải trái luật.
Duoi viec thai phu ngu gat ca dem, cong ty phai hau toa
Ảnh minh họa. 
Cụ thể, nữ nhân viên tên Xiaoyi đã bị sa thải vì lý do ngủ gật, vi phạm nội quy hồi tháng 6/2019. Đáng nói là lúc đó cô này đang mang thai.
Công ty này chuyển Xiaoyi sang thu phí đỗ xe ca đêm hồi tháng 4/2019, khi cô đang mang thai 4 tháng. Trong 4 ngày làm việc trong tháng 6, Xiaoyi đã ngủ gật khoảng 6 - 28 phút, trong khoảng thời gian từ 4h tới 5h sáng.
Xiaoyi cho hay công ty không hề hỏi ý kiến cô trước khi chuyển sang làm ca đêm. Hơn nữa, công ty cũng không gọi nhân viên tới để nhắc nhở chuyện ngủ gật trong ca đêm, cũng như không hỏi về tình trạng sức khỏe của cô.
Sau khi bị đuổi việc, Xiaoyi đệ đơn kiện lên trọng tài lao động và trọng tài yêu cầu công ty bồi thường cho cô hơn 48.000 tệ (7.560 USD), gấp 14 lần mức lương tháng hơn 3.400 tệ (540 USD).
Công ty đã kháng cáo lên tòa án quận Hương Châu nhưng tòa giữ nguyên phán quyết ban đầu. Công ty tiếp tục kháng kiện lên tòa trung cấp nhưng bị tòa bác bỏ, cho rằng Xiaoyi đang trong giai đoạn đầu mang thai nên ngủ gật là bình thường, quyết định sa thải của công ty là vô lý vì Xiaoyi ngủ gật vào thời điểm có ít xe ôtô ra vào bãi.
Đây không phải lần đầu lao động đang mang thai kiện chủ lao động ở Trung Quốc. Năm 2018, một trung tâm y tế tư nhân ở Nam Kinh đã sa thải nhân viên nữ sau khi cô từ chối làm y tá.
Nữ nhân viên giải thích rằng ban đầu cô được nhận vào làm bác sĩ. Thế nhưng, bên chủ lao động thay đổi vị trí làm việc của nữ nhân viên sau khi cô sinh con với lý do "cô có thể sẽ xin nghỉ nhiều hơn". Nữ nhân viên kiện lên trọng tài lao động và thắng kiện. Theo phán quyết của tòa án, cơ sở y tế tư nhân phải bồi thường cho nữ nhân viên số tiền 60.000 tệ (9.430 USD).

Cận cảnh loạt sân bay bỏ hoang trên thế giới

(Kiến Thức) - Nhiều sân bay trên thế giới bỏ hoang vì lý do tài chính hoặc bị hư hại trong các cuộc xung đột.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi
 Nhiếp ảnh gia Roman Robroek đã ghé thăm sân bay Sukhumi Babushara ở Abkhazia. Sân bay này được xây dựng vào những năm 1960 nhưng không được sử dụng nữa từ những năm 1990 sau khi nó bị hư hại trong cuộc chiến tranh giữa Abkhazia với Georgia. (Nguồn ảnh: Insider)
Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-2
 "Cầu thang bê tông dẫn lên một tầng trống không là một số cấu trúc duy nhất tôi thấy bên trong sân bay bỏ hoang này", Robroek cho biết. Năm 2003, HALO Trust tuyên bố toàn bộ mìn trong sân bay này đã được gỡ bỏ.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-3
Sân bay bị bỏ hoang Jaisalmer ở Rajasthan, Ấn Độ, từ lâu không có một hành khách hay máy bay nào. Chi phí xây dựng phi trường này là 17 triệu USD và dự kiến được mở cửa vào năm 2013. 

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-4
Jaisalmer là một trong hơn 200 sân bay được chính quyền Ấn Độ trước đây lên kế hoạch nhằm khuyến khích du lịch và thương mại tại các khu vực xa xôi của Ấn Độ. 

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-5
 Sân bay quốc tế Hellenikon ở Hy Lạp từng là trung tâm phục cho hoạt động du lịch hàng không thương mại trong 60 năm. Sân bay này lúc đầu là căn cứ không quân vào năm 1938.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-6
 Hellenikon không được sử dụng từ năm 2001 và được thay thế bằng sân bay quốc tế Athens.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-7
Sân bay quốc tế Nicosia ở Síp được xây dựng như một sân bay quân sự vào những năm 1930. Tuy nhiên, sân bay này bị đóng cửa khi nó trở thành trung tâm giao tranh trong một cuộc đảo chính quân sự. 

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-8
 Nicosia trở thành một phần của khu phi quân sự vào năm 1974.
Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-9
 Sân bay Manston ở Anh đóng cửa vào năm 2014.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-10
 Theo báo cáo của Hội đồng Kent, nguyên nhân khiến phi trường này bị đóng cửa đơn giản là do nó không tạo ra lợi nhuận.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-11
 Sân bay Tempelhof ở Berlin (Đức) được Đức Quốc Xã xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1936 tới 1941 để làm nơi chế tạo máy bay chiến đấu, vũ khí.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-12
 Sân bay này vẫn còn nguyên vẹn trong Thế chiến II vì lực lượng Đồng minh muốn sử dụng nó sau chiến tranh. Mỹ tiếp quản Tempelhof cho đến năm 1993 trước khi giao lại cho Berliner Flughafengesellschaft, một nhà điều hành sân bay Đức. Năm 2014, người dân bỏ phiếu bảo tồn sân bay này như hiện tại.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-13
 Sân bay trung tâm Ciudad ở Tây Ban Nha được mở cửa vào năm 2005, nhưng bị phá sản ngay sau đó và phải đóng cửa vào năm 2012.

Can canh loat san bay bo hoang tren the gioi-Hinh-14
 Sân bay Ciudad được bán trong một cuộc đấu giá vào năm 2015. Được biết, chi phí xây dựng sân bay này lên tới 1,2 tỷ USD.

Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2020: Sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq trúng tên lửa (Nguồn video: THĐT)

Kinh ngạc những cây cầu đẹp nhất ở thủ đô của Ukraine

Thủ đô Kiev nói riêng, đất nước Ukraine nói chung còn sở hữu nhiều cây cầu tuyệt đẹp về kiến trúc cũng như vị trí địa lý của nó.

Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine

Thủ đô Kiev củs Ukraine có nhiều cây cầu đẹp. Đây là bức ảnh chụp cây cầu được nhiếp ảnh gia chụp từ bề mặt đóng băng của dòng sông Dnepr rộng lớn.

Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-2
Thủ đô của Ukraine còn có nhiều cây cầu tuyệt đẹp như cầu Petrovsky, cầu đường sắt, cầu Metro, cầu Paton…
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-3
Trong ảnh Cầu phía Nam - cây cầu cao nhất ở Ukraine (135 mét).
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-4
Mỗi cây cầu có một vẻ đẹp độc đáo và kiến trúc riêng biệt, là những điểm nhấn cho bức tranh du lịch của đất nước này thêm phong phú.
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-5
Vào ban đêm, những cây cầu lên đèn lung linh thắp sáng cả một vùng trời.
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-6
Cây cầu đường sắt Petrovsky. 
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-7
Cầu Rusanovsky ở Kiev có một lịch sử đặc biệt. Rất ít người biết rằng cây cầu này được gọi là cây cầu tình yêu hay cây cầu dành cho những nụ hôn trước cây cầu Parkovy. 
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-8
Tương truyền rằng những cặp đôi mà cùng nhau đến cầu Rusanovsky để trao nụ hôn nhất định cả đời sẽ bên nhau hạnh phúc viên mãn. 
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-9
 Cầu Metro là cây cầu tàu đường sắt đầu tiên bắc qua sông Dnepr ở Kiev.
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-10
Cầu Paton bắc qua sông Dnepr là cây cầu dài nhất ở Kiev. Tổng cộng, có tám cây cầu bắc qua sông Dnepr ở Kiev.
Kinh ngac nhung cay cau dep nhat o thu do cua Ukraine-Hinh-11
Ngoài ra, thành phố này còn có một số cây cầu nhỏ được xây dựng bắc qua các nhánh của Dnepr. Cây cầu nổi đầu tiên được xây dựng vào năm 1115. Ảnh: ER, Kyiv. 

Mời độc giả xem video Cây cầu vượt bộ hành chữ Y có tính thâm mỹ cao tại Hà Nội. Nguồn: HANOITV.

10 sân bay đặc biệt nhất thế giới

Từ Bắc Cực cho tới đỉnh núi cao hơn 4.000m, dưới đây là những sân bay được xây dựng ở những địa điểm đặc biệt nhất trên thế giới do trang CNN tổng hợp.

Sân bay Daocheng Yading ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, là sân bay cao nhất thế giới.
Sân bay Daocheng Yading ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, là sân bay cao nhất thế giới