Được hoàng đế ban thưởng thịt lại là nỗi ám ảnh của các quan đại thần?

Những vị hoàng đế thời Trung hoa cổ đại thường xuyên tổ chức các hoạt động cúng tế. Và đương nhiên, những món làm từ thịt trở thành một trong những tế phẩm không thể thiếu.

Theo Qulishi, thịt cúng tế thời xưa có tên gọi chung là "tộ nhục", chủ yếu là thịt trâu, thịt cừu và thịt lợn. Khác với những món sơn hào hải vị thường thấy của hoàng gia,món "tộ nhục" trở thành nỗi ám ảnh của các quan đại thần khi được ban thưởng. Tất cả đến từ hai lý do phổ biến.
Thịt khi ban thưởng đã không còn tươi ngon
Ở thời phong kiến, những buổi cúng tế thường diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, ngắn thì vài tiếng, dài có thể đến vài ngày. Trong khi đó, những món đồ cúng tế phải được chuẩn bị xong hết từ trước khi lễ cúng tế diễn ra.

Được hoàng đế ban thưởng thịt lại là nỗi ám ảnh của các quan đại thần? ảnh 1

Do đó, khi xong xuôi tất cả các nghi lễ thì các món đều không còn giữ được hương vị tươi ngon như ban đầu, thậm chí còn hư hỏng. Chưa kể thời đó, kỹ thuật bảo quản đồ ăn còn chưa phát triển, trải qua một khoảng thời gian dài ngoài môi trường,"tộ nhục" sẽ mất đi độ tươi ngon, nếu gặp thời tiết khắc nghiệt sẽ rất nhanh bị ôi thiu.
Bởi vậy, khi được hoàng đế ban thưởng thịt cúng tế, các đại thần dù không hề thích thú nhưng chỉ biết âm thầm than thở trong lòng.
Thịt cúng thời xưa rất khó ăn
Thực tế, "tộ nhục" thời xưa chẳng qua là một cách gọi khác của món thịt luộc. Tuy nhiên, thời bấy giờ thịt luộc chỉ đơn thuần là đun nước sôi cho tới khi chín, không được nêm nếm bất kỳ gia vị gì nên khó tránh khỏi hương vị nhạt nhẽo.
Bên cạnh đó, những phần thịt nạc ngon đã được nhà vua sớm giữ lại cho bản thân hoặc các thành viên trong hoàng tộc. Còn lại những phần thịt mỡ cúng tế sẽ dùng để ban thưởng và độ ngấy của nó là điều khiến nhiều người ám ảnh.

Được hoàng đế ban thưởng thịt lại là nỗi ám ảnh của các quan đại thần? ảnh 2

Ảnh minh họa.
Ngoài ra, hoàng đế còn có ngự thiện phòng chế biến nước chấm nên ít ra còn dễ ăn. Nhưng các quan đại thần không được hưởng phúc phần này, nên dù có khó nuốt đến đâu thì cũng phải vui vẻ tạ ơn vì đây làân huệ của Thiên tử.
Tuy nhiên, có một sự thực là không phải ai cũng ám ảnh và sợ hãi trước các món thịt cúng của nhà vua.
Tương truyền thời nhà Thanh, có một viên quan tên Kỷ Hiểu Lam vốn nổi tiếng là người thích ăn thịt. Mỗi lần hoàng đế ban thưởng món thịt cúng tế, chắc chỉ duy nhất Kỷ Hiểu Lam là thật lòng lĩnh chỉ tạ ơn mà thôi. 

4 hoàng đế có khí chất nhất Trung Quốc

Ngoài Tần Thủy Hoàng ra, 3 hoàng đế Trung Hoa còn lại được nhắc tên ở đây là những ai.

Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của Trung Quốc, có đến hàng trăm vị Hoàng đế, có những vị Hoàng đế trị quốc đúng đắn, đất nước dưới sự trị vì của họ thì ngày càng phồn vinh, hùng cường nhưng lại có những vị Hoàng đế dốt nát vô năng, đất nước dưới tay những Hoàng đế này thì dần rơi vào con đường diệt vong.

Vì sao Hoàng đế thường có “tam cung lục viện”?

Người ta thường cho rằng “tam cung lục viện” của Hoàng đế đơn thuần là để thỏa mãn dục vọng cá nhân của bậc quân vương. Nhưng suy xét một cách toàn diện, điều này không thực sự đúng.

Nhà Hán, La Mã và vấn đề kế thừa ngai vị

Hoàng đế Trung Hoa băng hà nhưng vài năm sau mới được chôn cất vì sao?

Ít ai biết được, người xưa đã áp dụng một quy trình kính cẩn giúp thi thể Hoàng đế khó bị thối rữa.

Nghi thức mai táng ở Trung Quốc có thể được xem là nét văn hóa đặc biệt được kế thừa từ hàng nghìn năm trước, được phân thành 2 giai đoạn là "tang lễ" và "táng lễ". Thời xưa, người ta không chôn cất người thân ngay sau khi qua đời, mà thường đặt thi hài ở trong nhà một vài ngày, thời gian này gọi là quàn. Đối với hoàng thất, thời gian quàn trước khi chôn cất còn lâu hơn người dân bình thường.