“Dừng hợp tác công nghiệp quốc phòng với Nga: thảm họa của Ukraine”

(Kiến Thức) -Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định việc ngừng hợp tác công nghiệp quốc phòng với Nga sẽ là thảm họa với Ukraine.

Việc ngừng hợp tác trong công nghiệp quốc phòng giữa Kiev và Moscow do khủng hoảng chính trị có thể dẫn tới một thảm họa cho Ukraine trong khi Nga có thể tìm những nhà cung cấp linh kiện thay thế, hãng tin Russia Today dẫn lời tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Về mặt tài chính và công nghệ, Nga đều có thể tìm các nguồn nhập khẩu thay thế mà không cần những khoản đầu tư quá tốn kém. Ngoài ra, Nga cũng không cần xem xét lại kế hoạch mua bán quốc phòng cấp nhà nước”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.
Theo ước tính của ông Putin, toàn bộ quá trình tìm kiếm các nguồn nhập khẩu thay thế cho Ukraine sẽ tiêu tốn của Nga từ 1,5 năm đến 2,5 năm, tùy theo từng loại sản phẩm.
Nga và Ukraine đang hợp tác trong nhiều dự án quan trọng.
Nga và Ukraine đang hợp tác trong nhiều dự án quan trọng.
“Tuy nhiên với nền công nghiệp quốc phòng Ukraine, hành động chấm dứt hợp tác với các đối tác Nga sẽ dẫn tới thảm họa. Lý do là họ không có các thị trường khác. Khách hàng lớn duy nhất của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine là Quân đội Nga”, ông Putin cảnh báo.
Tuy vậy, ông Putin cũng bày tỏ hi vọng sẽ không có sự đổ vỡ trong mối quan hệ hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Kiev và Moscow.
Ông Putin cũng cho rằng việc các nước phương Tây muốn áp đặt lệnh trừng phạt lên ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể nhằm cản trở nỗ lực tìm kiếm các nguồn nhập khẩu sản phẩm quân sự thay thế cho Ukraine của Nga.
“Các nước phương Tây đang lớn tiếng về việc áp đặt các lệnh trừng phạt lên một số nền công nghiệp của Nga, chủ yếu là nền công nghiệp quốc phòng. Tôi tin rằng mục đích chính của họ là ngăn ngừa Nga tìm các nguồn nhập khẩu thay thế và duy trì sự phụ thuộc của Nga vào các doanh nghiệp Ukraine”, hãng thông tấn Interfax dẫn lời phát biểu của ông Putin trong cuộc gặp với các thành viên của Hội đồng Lập pháp ở Petrozavodsk.
Hiện tại Nga đang phụ thuộc khá nhiều vào linh kiện sản xuất từ các công ty Ukraine trong ngành công nghiệp hàng không và tên lửa, trước lệnh cấm vận từ Kiev một số dự án quan trọng của Quân đội Nga có thể bị ảnh hưởng như Dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 PAK FA hay hệ thống phòng không lửa S-500.
Hồi đầu tháng 4, giám đốc Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Ukraine đã tuyên bố, Công ty công nghiệp quốc phòng Ukraine đã tạm dừng xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự sang Liên bang Nga.

Hé lộ nguyên do Putin không "cứu" đồng nhiệm Ukraine

(Kiến Thức) - Trong mối quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich đã đứng ở giữa để trục lợi về cho cá nhân mình, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow là Dmitri Trenin nhận định.

Khủng hoảng Ukraine: Pháp có dám hủy thương vụ Mistral với Nga?

(Kiến Thức) - Trong khi EU xem xét các lệnh trừng phạt dành cho Nga thì hợp đồng đóng tàu đổ bộ Mistral của Pháp nổi lên như điển hình cần loại bỏ.

Những người công nhân của Pháp tại xưởng đóng tàu STX France, thị trấn Saint-Nazaire đều theo dõi chặt chẽ diễn biến của khủng hoảng Ukraine, nơi cách họ gần 3.600km về phía đông.
“Khủng hoảng ở Ukraine nhận được nhiều sự chú ý của các công nhân nhà máy đóng tàu STX France”, ông Christophe Morel – đại biểu công đoàn tại xưởng đóng tàu STX France, nơi đang thực hiện hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral cho Hải quân Nga. Chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga chỉ trong năm 2014.

Phương Tây có đủ tiềm lực để gửi quân sang Ukraine?

(Kiến Thức) - Ở thời điểm hiện tại, trong khi cắt giảm chi tiêu cho ngân sách quốc phòng, các nước phương Tây đang suy tính xem có nên gửi quân sang Ukraine.

Một quan chức cao cấp của Cục Tình báo Anh (MI6) cho hay, bất cứ hành động quân sự của Anh hay phương Tây ở Ukraine có thể dẫn tới cuộc đối đầu với Nga.
“Việc Anh hay phương Tây gửi quân đội tới Ukraine để hỗ trợ cho chính quyền nơi đây sẽ là không đáng để khuấy động một cuộc Chiến tranh Thế giới 3”, nguồn tin tiết lộ.