Dùng đèn chùm tốn điện, hại mắt

(Kiến Thức) - Nhiều gia đình hiện đại ngày nay thích sử dụng đèn chùm trong bố trí nội thất, nhưng khi sử dụng mới thấy đầu tư thì tốn mà dùng không tiện.

Tốt nhưng... tốn
Mặc dù đèn chùm hoặc đèn có chùm treo trần cho các phòng khách hay nơi sinh hoạt chung có diện tích nhỏ, hoặc kết hợp với đèn downlight (đèn rọi trần), đèn tường ở các không gian lớn hơn được sử dụng khá phổ biến trong các kiến trúc xây dựng hiện đại, nhằm mang lại hiệu quả ánh sáng đều trong phòng. Tuy nhiên, thực tế sử dụng, các gia đình lại hiếm khi bật đèn chùm vì... ngại tốn điện.
TS Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Y sinh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Việc chiếu sáng rất quan trọng đối với mắt người cũng như cảm nhận của con người. Do đó, từ trước tới nay các thiết bị chiếu sáng phục vụ con người nhìn trong bóng tối thường cố gắng đạt được phổ ánh sáng giống như phổ ánh sáng mặt trời, mà điển hình người ta dựa vào chỉ số hoàn màu. Chỉ số hoàn màu càng cao thì mức độ giống với ánh sáng tự nhiên càng lớn. Đèn chùm chủ yếu sử dụng bóng đèn sợi đốt, cho chất lượng ánh sáng tốt bởi bóng đèn sợi đốt có chỉ số hoàn màu bằng 100 (tương đương với ánh sáng tự nhiên). Tuy nhiên, bóng sợi đốt cũng chính là lý do vì sao đèn chùm lại tốn điện. 
Còn về lý do vì sao dùng đèn chùm bật sáng thì thấy quá sáng dẫn đến chói mà bật chế độ yếu thì lại thấy khó chịu vì ánh sáng lờ mờ là do sự thiếu để ý của người sử dụng. Thực tế ở nhiều nước, người ta đã có những tiêu chuẩn riêng về cường độ chiếu sáng của đèn chùm, tuy nhiên ở nước ta, khi mua đèn chùm, thích là mua chứ không để ý đến cường độ chiếu sáng của đèn chùm. 
BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt T.Ư cho rằng, nếu lựa chọn đèn chùm không phù hợp, cường độ chiếu sáng mạnh dễ gây chói, lóa mắt; khi ánh sáng có cường độ lớn chiếu và phản xạ vào mắt thì đồng tử sẽ nhỏ lại để điều tiết ánh sáng. Sinh hoạt trong điều kiện thừa hay thiếu ánh sáng quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mắt, gây các bệnh về thị lực. Trong khi đó, khi mắc đèn chúng ta chỉ chú ý mắc sao cho đẹp, cho hợp lý chứ ít điều chỉnh để đảm bảo ánh sáng vừa mắt, đây chính là lý do vì sao nhiều người sử dụng đèn chùm kêu ánh sáng của đèn chùm không thật khiến mắt khó chịu. Để tránh việc này, khi lắp đèn không nên tự ý mua, lắp mà nên có sự tìm hiểu cũng như sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực chiếu sáng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Làm đèn trang trí
KTS Trần Minh Hiếu, Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long cho hay, ngoài công năng chiếu sáng, đèn chùm còn có ý nghĩa trang trí. Đây cũng chính là lý do vì sao người mua khi chọn đèn chỉ cần thử cắm điện thấy bóng sáng là được, chứ không quan tâm đến cường độ ánh sáng bao nhiêu; cái mà họ quan tâm là kiểu dáng, màu sắc ánh sáng, thậm chí màu sắc các chi tiết của đèn có hợp phong thủy, tuổi tác, vị trí sẽ treo đèn hay không, có hòa hợp và làm tôn vẻ đẹp của kiến trúc nội thất hay không. Bởi vậy người ta nói phong cách mỹ thuật của đèn thể hiện trình độ thẩm mỹ, cá tính của chủ nhà. Ở loại đèn này nhiều khi ý nghĩa trang trí còn lấn át cả công năng chiếu sáng bởi hơn 70% thời gian sử dụng không bật đèn. 
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Phan Kiên cho rằng, đèn chùm thực tế là để dùng cho việc trang trí hơn là để chiếu sáng, vì thế việc nhiều gia đình tỏ ra "sành điệu" bằng cách sử dụng đèn chùm làm đèn chiếu sáng thường xuyên là không cần thiết. Đối với việc chiếu sáng cho căn phòng, thị trường có rất nhiều loại bóng có thể vừa cho cường độ ánh sáng phù hợp, vừa có chỉ số hoàn màu tốt cho sức khoẻ của mắt lại vừa không tiêu tốn điện năng. 
Trong bố trí ánh sáng cho không gian sống cần có sự tư vấn của các chuyên gia thiết kế ánh sáng để đạt được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Cường độ ánh sáng cảm nhận được thích hợp nhất trong không gian phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung khoảng 500 lux là hợp lý. 
BS Hoàng Cương

Xúc xích Trung Quốc đầu độc người Việt ra sao?

(Kiến Thức) - Soi kỹ các thành phần tử như chất tạo màu, chất tẩy trắng, chất bảo quản… để làm ra xúc xích Trung Quốc, người ta phải rùng mình.

Dọc các con đường, khu chợ của Việt Nam, người ta có thể nhận thấy hàng đống xúc xích có nguồn gốc Trung Quốc, “trần truồng” không bao bì được rán hoặc nướng bán tràn lan cho người dùng.
Dọc các con đường, khu chợ của Việt Nam, người ta có thể nhận thấy hàng đống xúc xích có nguồn gốc Trung Quốc, “trần truồng” không bao bì được rán hoặc nướng bán tràn lan cho người dùng. 

Nhìn sâu vào các thành phần tử để làm nên món xúc xích thơm phức, không ít người phải rùng mình, đó là thịt nát, thối và thuốc diệt côn trùng được trộn lẫn với phụ gia tạo thành xúc xích.
Nhìn sâu vào các thành phần tử để làm nên món xúc xích thơm phức, không ít người phải rùng mình, đó là thịt nát, thối và thuốc diệt côn trùng được trộn lẫn với phụ gia tạo thành xúc xích. 

Mỗi ngày tại một cơ sở chế biến xúc xích của Trung Quốc, hàng tấn xúc xích được chế biến, đóng gói và đưa ra thị trường. Những tảng thịt nát, bốc mùi hôi thối được đem đi tẩy mùi hôi bằng thuốc tẩy trắng và rượu.
Mỗi ngày tại một cơ sở chế biến xúc xích của Trung Quốc, hàng tấn xúc xích được chế biến, đóng gói và đưa ra thị trường. Những tảng thịt nát, bốc mùi hôi thối được đem đi tẩy mùi hôi bằng thuốc tẩy trắng và rượu. 

Sau khâu xử lý mùi hôi, những miếng thịt được “ngụy trang” bằng chất tạo màu và một ít thuốc bảo quản hòa lẫn với nhau, tưới đều lên các tảng thịt tạo màu và đem nhúng qua thuốc chống côn trùng để “tuyệt giao” với các loại ruồi, nhặng.
Sau khâu xử lý mùi hôi, những miếng thịt được “ngụy trang” bằng chất tạo màu và một ít thuốc bảo quản hòa lẫn với nhau, tưới đều lên các tảng thịt tạo màu và đem nhúng qua thuốc chống côn trùng để “tuyệt giao” với các loại ruồi, nhặng. 

Điều cực kỳ nguy hiểm là những xúc xích gia công này sử dụng vượt quá giới hạn cho phép chất hóa học Natri nitrit để làm chất tạo màu, cùng với lượng thuốc trừ sâu cực độc trong thành phần.
 Điều cực kỳ nguy hiểm là những xúc xích gia công này sử dụng vượt quá giới hạn cho phép chất hóa học Natri nitrit để làm chất tạo màu, cùng với lượng thuốc trừ sâu cực độc trong thành phần.

Chất tạo màu thông thường chỉ dùng để thay thế màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất, việc lạm dụng chất tạo màu quá mức cho phép trong xúc xích Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư và nhiều chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ như rối loạn hệ thần kinh và tiêu hóa, gây ra trạng thái kích động, cười đùa ngoài tầm kiểm soát.
Chất tạo màu thông thường chỉ dùng để thay thế màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất, việc lạm dụng chất tạo màu quá mức cho phép trong xúc xích Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư và nhiều chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ như rối loạn hệ thần kinh và tiêu hóa, gây ra trạng thái kích động, cười đùa ngoài tầm kiểm soát. 

Thay vì sử dụng trong vòng từ 3-6 tháng, xúc xích Trung Quốc có siêu thời hạn dùng tới gần chục năm nên càng làm dấy lên lo ngại các cơ sở sản xuất nước này sử dụng các chất bảo quản nguy hại như kali sorbate và nitrit (hay còn gọi là săm-pết) quá liều.
Thay vì sử dụng trong vòng từ 3-6 tháng, xúc xích Trung Quốc có siêu thời hạn dùng tới gần chục năm nên càng làm dấy lên lo ngại các cơ sở sản xuất nước này sử dụng các chất bảo quản nguy hại như kali sorbate và nitrit (hay còn gọi là săm-pết) quá liều. 

Săm-pết vừa có tính năng bảo quản, vừa làm tươi, đỏ màu xúc xích, tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, săm-pết sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo ra samin, chất gây ung thư. Ảnh: Cơ quan chức năng thu giữ hàng đống xúc xích, chả cá bẩn nhập lậu từ Trung Quốc.
Săm-pết vừa có tính năng bảo quản, vừa làm tươi, đỏ màu xúc xích, tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, săm-pết sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo ra samin, chất gây ung thư. Ảnh: Cơ quan chức năng thu giữ hàng đống xúc xích, chả cá bẩn nhập lậu từ Trung Quốc. 

Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông thế nào?

(Kiến Thức) - Nhiều tàu Trung Quốc đang chở cát, xi măng, gỗ và thép đến vùng biển đang có tranh chấp ngoài Biển Đông để xây đảo nhân tạo 5 tỷ USD.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đang có động thái ngày một hiếu chiến khi lên kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo theo kiểu Dubai ở trung tâm Biển Đông với mục tiêu là kiểm soát hoàn toàn vùng biển này. Rất nhiều tàu Trung Quốc đã chở cát, xi măng, gỗ và thép đến vùng biển đang có tranh chấp và theo một số nguồn tin đảo nhân tạo 5 tỷ USD sẽ là cơ sở quân sự lớn nhất của nước này tại trung tâm Biển Đông.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đang có động thái ngày một hiếu chiến khi lên kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo theo kiểu Dubai ở trung tâm Biển Đông với mục tiêu là kiểm soát hoàn toàn vùng biển này. Rất nhiều tàu Trung Quốc đã chở cát, xi măng, gỗ và thép đến vùng biển đang có tranh chấp và theo một số nguồn tin đảo nhân tạo 5 tỷ USD sẽ là cơ sở quân sự lớn nhất của nước này tại trung tâm Biển Đông.  

Về cơ bản, đảo nhân tạo là một phần đất bồi do con người tạo lập thông qua việc đổ đất hoặc đá xuống biển hay nói chung là một vùng nước. Tuy nhiên, để xây được một hòn đảo khủng, người ta sẽ cần trải qua khá nhiều công đoạn. Ảnh: Mô hình một hòn đảo nhân tạo.
Về cơ bản, đảo nhân tạo là một phần đất bồi do con người tạo lập thông qua việc đổ đất hoặc đá xuống biển hay nói chung là một vùng nước. Tuy nhiên, để xây được một hòn đảo khủng, người ta sẽ cần trải qua khá nhiều công đoạn. Ảnh: Mô hình một hòn đảo nhân tạo. 

Trước tiên là ở địa điểm xây dựng đảo, cần nắm chắc mọi thông số về mô hình lưu thông nước, dự báo thời tiết trong các báo cáo chi tiết nhất, đặc biệt cần ít nhất vài tháng hoặc năm biển lặng để tiến hành xây dựng. Ảnh: Mô hình một hòn đảo nhân tạo.
Trước tiên là ở địa điểm xây dựng đảo, cần nắm chắc mọi thông số về mô hình lưu thông nước, dự báo thời tiết trong các báo cáo chi tiết nhất, đặc biệt cần ít nhất vài tháng hoặc năm biển lặng để tiến hành xây dựng. Ảnh: Mô hình một hòn đảo nhân tạo. 

Điều tra các đặc điểm của đáy biển, cần có hải đồ độ sâu của khu vực để xác định bao nhiêu vật liệu cần cho xây dựng đảo. Ảnh: Hệ thống đảo nhân tạo của Dubai.
Điều tra các đặc điểm của đáy biển, cần có hải đồ độ sâu của khu vực để xác định bao nhiêu vật liệu cần cho xây dựng đảo. Ảnh: Hệ thống đảo nhân tạo của Dubai. 

Một hòn đảo nhân tạo bình thường cũng cần phải chuyển ít nhất vài triệu tấn cát, đá… đến khu vực định xây dựng. Ngoài vận chuyển nội địa, cần phải sắp xếp chuyển vật liệu qua vận tải đường biển từ trên bờ biển đến cảng gần nhất hoặc địa điểm dự kiến của hòn đảo. Ảnh: Mô hình một hòn đảo nhân tạo.
Một hòn đảo nhân tạo bình thường cũng cần phải chuyển ít nhất vài triệu tấn cát, đá… đến khu vực định xây dựng. Ngoài vận chuyển nội địa, cần phải sắp xếp chuyển vật liệu qua vận tải đường biển từ trên bờ biển đến cảng gần nhất hoặc địa điểm dự kiến của hòn đảo. Ảnh: Mô hình một hòn đảo nhân tạo. 

Để xây được đảo nhân tạo, ngoài các thiết bị chuyên dụng, cần có các công nhân lặn chuyên nghiệp hay nhà thầu xây công trình dưới nước để thực hiện việc “thả” các nguyên liệu vào đại dương. Ảnh: Qúa trình đổ vật liệu xuống biển khi xây đảo nhân tạo ở Dubai.
Để xây được đảo nhân tạo, ngoài các thiết bị chuyên dụng, cần có các công nhân lặn chuyên nghiệp hay nhà thầu xây công trình dưới nước để thực hiện việc “thả” các nguyên liệu vào đại dương. Ảnh: Qúa trình đổ vật liệu xuống biển khi xây đảo nhân tạo ở Dubai. 

Cần cẩu chuyên dụng, sà lan và các thiết bị chuyên dụng khác sẽ giúp thực hiện việc chuyển vật liệu tới các địa điểm được tính toán chính xác trên bề mặt đáy đại dương. Ảnh: Thiết bị dùng xây dựng đảo nhân tạo Dubai.
Cần cẩu chuyên dụng, sà lan và các thiết bị chuyên dụng khác sẽ giúp thực hiện việc chuyển vật liệu tới các địa điểm được tính toán chính xác trên bề mặt đáy đại dương. Ảnh: Thiết bị dùng xây dựng đảo nhân tạo Dubai. 

Cát, đá sẽ được pha trộn với bùn dưới đáy đại dương, công nhân đưa đến vị trí chính xác dưới đáy, tiếp tục xếp chồng vật liệu tại chỗ cho đến khi hòn đảo xuất hiện trên bề mặt biển. Ảnh: Đảo nhân tạo Dubai.
Cát, đá sẽ được pha trộn với bùn dưới đáy đại dương, công nhân đưa đến vị trí chính xác dưới đáy, tiếp tục xếp chồng vật liệu tại chỗ cho đến khi hòn đảo xuất hiện trên bề mặt biển. Ảnh: Đảo nhân tạo Dubai.