Đừng biến chồng thành “ông kẹ”

Mẹ nói gì, con nghe nấy. Lệnh của mẹ là lệnh… trời. Trong mắt các con, bố là “ông kẹ” đáng sợ.

Có một thời chồng từng “cảm nắng”, khiến vợ đau khổ đến oán hận, đến nỗi nhìn đâu vợ cũng thấy một màu xám xịt, bi quan và mất hết niềm tin. Giận chồng, vợ chỉ biết hù dọa con, trút nỗi bực tức vào con. Còn nhớ, mỗi khi con không ngoan, vợ bảo “đứa nào hư, không nghe lời mẹ, sau này ba mẹ ly hôn, mẹ sẽ không cho sống cùng”. Các con dù đang khóc, cũng phải cố nín; dù đang quậy cũng phải ngừng chơi, một mực làm theo lời mẹ để mong được “sống với mẹ”.
Vợ ở nhà quanh quẩn với con cái, gần gũi, chiều chuộng, chăm sóc các con hết lòng, nên các con rất yêu thương mẹ. Mẹ nói gì, con nghe nấy. Lệnh của mẹ là lệnh… trời. Trong mắt các con, bố là “ông kẹ” đáng sợ. Thấy bố về, các con né tránh, lấm la lấm lét nhìn phản ứng của mẹ. Thấy nguy cơ cho tổ ấm của mình, chồng tìm mọi cách để “giải cảm”. Chồng “lành bệnh”, vợ cứ nghĩ vì “chiêu bài” bạo hành tinh thần các con có tác dụng, nên giờ mỗi khi vợ chồng giận nhau, vợ lại mang các con ra dọa chồng. Đứa nào cũng run sợ khi nghe nói phải sống với ba, với bà dì ghẻ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Đành là lỗi của chồng. Cũng công nhận là chồng không quan tâm đến các con nhiều như vợ, nhưng không vì thế mà kết luận chồng không thương con. Đàn ông có cách thương con không giống đàn bà, đâu thể ôm ấp, vỗ về, vui đùa, mua cho con món này, sắm cho con cái kia, thì mới gọi là yêu thương? Đàn ông ra ngoài ham vui, nhậu nhẹt, đâu thể gọi là bỏ vợ, bỏ con. Thôi thì chiều theo ý vợ, để êm ấm trong ngoài, chồng tập dành thời gian cho gia đình, gần gũi các con nhiều hơn. Trẻ con ham vui và chóng quên, chúng đã bắt đầu xem ba như thần tượng. Mỗi lần đến với ba, chúng không còn lấm la lấm lét đợi chờ phản ứng của mẹ. Các con thật đáng thương và vô tội. Chồng tự hứa sẽ không trở thành “ông kẹ” trong lòng các con, không bao giờ để các con sợ cảnh ba mẹ ra tòa, chia chác con cái. Chuyện chồng “say nắng” đã qua lâu, nhưng những lúc giận vặt, vợ lại lôi chuyện cũ ra dọa các con, vợ có biết điều đó nguy hiểm với các con thế nào không?
Chồng đã từng hết lời để mong tìm sự bình yên, thậm chí từng cam kết với bao điều có lợi thuộc về vợ. Không hiểu vợ “luyện” kiểu gì mà “bài học” ấy công hiệu với các con thế. Chồng ước gì vợ dạy con học hành, hun đúc những điều hay lẽ phải cho con thì hay biết chừng nào!

“Bão nhà” vì vợ ưa xét nét

Cái tính xét nét, thích quy nạp những chuyện vặt vãnh để nâng thành “quan điểm” nhiều lúc đã gây sóng gió trong cuộc hôn nhân của anh chị.

Khi còn sống chung với bố mẹ thì chính chị là con dâu mà lại mang tính chất của bà mẹ chồng xét nét. Chị để ý thái độ của từng người trong nhà, đánh giá ông bố chồng gia trưởng, mẹ chồng là loại đàn bà nhẫn nhục và “đe” rằng “em sẽ không bao giờ phải chịu thế cả”.

Ba tôi “dạy” vợ

Hóa ra ba tôi “dạy” vợ bằng chính việc làm và sự thông minh sáng tạo, ông chẳng bao giờ màng tới chuyện “tranh công” với vợ.

Ba tôi giải thích rằng, sở dĩ trong dân gian có câu “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về’’, bởi đó là một nhiệm vụ nặng nề mà người đàn ông phải làm!

Từ xa xưa, người đàn ông vẫn được coi là trụ cột gia đình, sự coi trọng đó xuất phát từ cuộc sống lao động sản xuất. Là trụ cột tuy vinh quang nhưng cũng đầy cam go. Cho nên người đàn ông cả đời vất vả “tu nhân tích đức” để xứng danh là “trụ cột”. Tuy không nói ra nhưng tôi ngấm ngầm cho ba là người quá cầu kỳ, cứng nhắc và có gì đó rất lý thuyết. Tôi nào thấy ba vất vả trong việc “dạy” má tôi. Tôi hỏi ba: “Ba dạy má thế nào, con thấy má có gì đâu mà phải dạy. Ai cũng khen má”. Ba cười sung sướng, rồi im lặng nhìn tôi rất lâu. Tôi nín thở đợi chờ câu trả lời của ba. “Má con được như ngày hôm nay là do kết quả dạy dỗ của ba đấy!”. Tôi như người chạm phải điện. Trời ơi, sao ba lại tự cao tự đại và coi thường má tới vậy? Má kém cỏi đến thế hay sao? Má tôi mất rồi, nếu còn sống nghe được câu này của ba thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Hình như đoán được suy nghĩ ấy, ba nhắc đến má bằng những lời trìu mến: “Má con thì giỏi nhiều thứ, chỉ có điều má con không giỏi gọn gàng ngăn nắp. Thí dụ, khi kết thúc một bữa nấu ăn, nhìn vào bếp của má như một bãi chiến trường. Ba góp ý, liền bị má nổi đóa bằng những câu rất khó nghe và bảo thủ”. Chỉ vì chuyện luộm thuộm của má mà ba má suýt bỏ nhau. Ba tôi từng là người lính, nên cái máu “kỷ luật sắt” vẫn còn ngự trị trong ông. Biết điểm yếu của má, ba tôi đã vận dụng “trường kỳ kháng chiến…”. Khi má làm việc gì, nếu rảnh là ba cùng tham gia, sắp đặt các vật dụng, xong cái nào là để luôn vào chỗ quy định. Ba phải mất mấy năm trời “kèm cặp” mới thay đổi được thói quen “làm đâu bỏ đấy” của má.

Khi má tôi góp ý đúng cho ba cái gì là ba vui vẻ tiếp thu, công khai cảm ơn má trước các con của mình. Ba không hề tỏ ra giấu dốt, đó cũng là một yêu cầu cao ở các thành viên trong gia đình. Hóa ra ba tôi “dạy” vợ bằng chính việc làm và sự thông minh sáng tạo, ông chẳng bao giờ màng tới chuyện “tranh công” với vợ.

Niềm tin vào đàn ông?

Mới đó mà đã 15 năm rồi. Anh tự hỏi từng ấy năm trời, em vẫn chưa tìm được người nào có đủ kiên nhẫn theo đuổi, đợi chờ? 

Anh bật cười khi nghe thằng bạn oang oang: “Thắm “cuội” hả? Bây giờ bà ấy là tiến sĩ rồi nhưng vẫn lông bông. May cho thằng Minh, hồi trước mà cứ đeo theo bà ấy thì có mà tàn đời”. Sau câu nói ấy, cả bọn bật cười.

Lâu lắm rồi, mấy thằng K07 mới có dịp ngồi lại với nhau đông đủ như vậy. Những câu chuyện lan man từ Đông sang Tây rồi lại trở về quá khứ. Ngày đó, lớp mình có cô Thắm xinh như mộng...

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đầu tiên, Thắm yêu anh Quân, lớp trưởng, đẹp trai, học giỏi, có nhiều tài lẻ. Quân chưa đáp lại thì Thắm đã nói với mọi người anh chàng lớp trưởng là của em. Thế là chẳng ai dám bén mảng lại gần Quân. Được một thời gian lại nghe Thắm nói cô yêu anh lớp phó phong trào đàn giỏi, hát hay, chơi bóng xuất sắc. Cứ thế, đến hết 4 năm đại học thì toàn bộ ban cán sự lớp đều trở thành người yêu của em.

Nhưng hỏi ra thì ai cũng “có tiếng mà không có miếng”. Mang danh là bồ bịch mà đi chơi với nhau, em chẳng cho nắm tay, đụng chạm. Ai đòi hôn thì em ra điều kiện nọ kia nhưng cuối cùng lại “chạy làng” luôn. Anh là người cuối cùng “trong đám xuân xanh” ấy và cũng chịu chung số phận. Anh giận dỗi gọi em là “Thắm cuội” và tuyên bố: “Từ nay không có nợ nần gì hết, em hoàn toàn tự do”. Em có vẻ buồn và nói rằng đàn ông là những người không có đủ kiên nhẫn…

Mới đó mà đã 15 năm rồi. Bây giờ em vẫn một mình. Anh tự hỏi chẳng lẽ từng ấy năm trời, em vẫn chưa tìm được người nào có đủ kiên nhẫn theo đuổi, đợi chờ? Hãy mở lòng mình ra đi Thắm, bởi sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn. Nếu trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Đàn bà con gái chỉ có một thời thôi em ạ. Nếu em còn mãi cô đơn như thế thì bọn anh sẽ cảm thấy có lỗi vô cùng. Bởi tất cả đều làm cho em thất vọng, tất cả đều đã góp phần làm cho em chẳng còn niềm tin vào đàn ông…