Đức kêu gọi các bên kiềm chế trừng phạt Nga

(Kiến Thức) - Đức đã kêu gọi các bên nên kiềm chế trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 17/5, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, ông vẫn thích hợp tác hơn là đối đầu với Nga trong giải quyết khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Steinmeier lên tiếng bảo vệ cho các biện pháp trừng phạt hiện có chống lại Nga.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
 Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
“Chúng ta phải tránh rơi vào tình trạng tự động đưa ra các biện pháp trừng phạt, mà chỉ dẫn tới một kết cục bi thảm và khiến ta không có lựa chọn khác về mặt chính sách”, Ngoại trưởng Steinmeier cho hay.
Những ý kiến của vị Ngoại trưởng Đức đưa ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng lâm thời của Ukraine Andriy Deshchytsia thúc giục các nước đưa ra biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn chống lại Nga trong một cuộc phỏng vấn trên tờ báo Đức khác - Die Welt.
Ý tưởng áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga đã không nhận được nhiều sự ủng hộ trong công chúng Đức. Hồi đầu tuần trước ở Berlin, những người biểu tình đã la ó và đòi chính quyền ngừng trừng phạt lên Nga.
Các doanh nghiệp Đức cũng không mặn mà với các kế hoạch trừng phạt thêm lên Nga. Một lá thư bí mật do Phòng Thương mại Đức-Nga đã cảnh báo về những tác dụng kiểu “gậy ông đập lưng ông” lên nền kinh tế Đức nếu các biện pháp trừng phạt chống lại Nga được đưa ra.
“Lệnh trừng phạt kinh tế mới sẽ dẫn tới một tình huống mà ở đó các dự án sẽ bị phía Nga đình chỉ hoặc hoãn lại. Các doanh nghiệp và các chính trị gia Nga sẽ chuyển sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc”, trích dẫn một đoạn nội dung bức thư.
Lời khẩn thiết gửi lên chính phủ Đức cũng chỉ ra rằng, việc các doanh nghiệp Đức và châu Âu mất thị phần (do hậu quả từ các lệnh trừng phạt) sẽ “lâu dài và được duy trì liên tục”, dẫn tới “những thiệt hại không thể khắc phục được” đối với vị thế cạnh tranh của Đức trên thương trường quốc tế.

Đức kêu gọi mở hội nghị Geneva “phiên bản 2” về Ukraine

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã kêu gọi mở hội nghị quốc tế thứ hai để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Theo đó, Ngoại trưởng Steinmeier cho hay, ông đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc điện đàm vào hôm Chủ nhật (4/5) với Cao ủy đối ngoại của EU Catherine Ashton, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và cả Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
“Trong các cuộc nói chuyện kéo dài nhiều giờ trên, tôi đã vận động các bên để tổ chức một cuộc họp thứ hai ở Geneva để đánh giá kết quả đạt được đã đề ra trong cuộc họp lần đầu”, ông Steinmeier tiết lộ trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình ARD.

Ngoại trưởng Đức cảnh báo sắp có chiến tranh ở Ukraine

(Kiến Thức) - Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên 4 tờ báo châu Âu vào hôm nay, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cảnh báo rằng, Ukraine sắp xảy ra chiến tranh.

“Bức tranh đẫm máu từ Odessa đã chỉ cho chúng ta thấy, một cuộc đối đầu quân sự dường như chỉ cách chúng ta một vài bước chân mà thôi”, Ngoại trưởng Steinmeier nói với tờ El Pais, Le Monde, La RepubblicaGazeta Wyborcza. Ông còn thêm rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã ở một mức độ mà “chỉ trước đó một thời gian chúng ta có lẽ không hề xem xét tới khả năng đó”.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào cuối ngày thứ 2 (5/5), Ngoại trưởng Steinmeier bày tỏ lo ngại rằng, cả Nga và Ukraine giờ không còn có thể kiểm soát được các lực lượng tự vệ ở Slavyansk.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.