Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp

Phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin như trên khi chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chiều 11/3, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền.
Cuộc họp nhằm hoàn thiện thêm một bước Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để báo cáo Bộ Chính trị.
Du kien giam khoang 50% don vi hanh chinh cap tinh sau sap xep
 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính; phương án, định hướng sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính; dự kiến tên gọi, phương án lựa chọn nơi đặt trung tâm chính trị, hành chính của đơn vị hành chính mới được thành lập; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế chính quyền cấp tỉnh, cấp xã...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Việc này để phù hợp tình hình mới, khả năng quản lý hiện nay khi điều kiện hạ tầng giao thông, hạ tầng số được cải thiện mạnh mẽ, đồng thời tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương.
Theo Thủ tướng, về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở, phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.
Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng...
Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu với việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là tăng cường thẩm quyền, nêu cao hơn nữa tính tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương; chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn; mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn, nhân dân ngày càng hạnh phúc và ấm no; tạo sự đồng thuận của người dân.

Vụ dân xây tường chắn lòng đường: TP Chí Linh chỉ đạo gì?

Chủ tịch UBND TP Chí Linh mới đây đã có chỉ đạo giải quyết đề nghị bồi thường hỗ trợ của ông Nguyễn Văn Úy (KDC Vĩnh Long, phường Văn Đức) liên quan vụ việc dân xây tường chắn lòng đường.

Phương án giải quyết đề nghị bồi thường hỗ trợ của ông Nguyễn Văn Úy, Khu dân cư Vĩnh Long, phường Văn Đức, TP Chí Linh, Hải Dương) được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Chí Linh báo cáo tại phiên họp thường kỳ thành phố tháng 3 mới đây.
Vu dan xay tuong chan long duong: TP Chi Linh chi dao gi?
Hình ảnh người dân xây tường chắn lòng đường.

Quy trình sáp nhập các tỉnh, thành thế nào?

Chính phủ tổ chức xây dựng đề án sáp nhập cấp tỉnh và đề án phải được lấy ý kiến nhân dân, cơ quan liên quan trước khi trình Quốc hội.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp trung gian cấp huyện, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy, đáp ứng yêu cầu phát triển. Vậy, quy trình sáp nhập các tỉnh, thành thế nào?
Theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, quy trình sáp nhập tỉnh được thực hiện theo các bước.

Đăng sai sự thật sáp nhập tỉnh thành, bị xử lý thế nào?

Các trường hợp lợi dụng mạng xã hội đăng sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành gây hoang mang dư luận là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Điều 101, Nghị định 15 của Chính phủ.

Ngày 26/2, Công an tỉnh Lâm Đồng phát đi cảnh báo, khẳng định thông tin “chính thức - sáng nay Quốc hội thống nhất sáp nhập 63 tỉnh thành 31 tỉnh” là xuyên tạc, sai sự thật.
Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, chủ trương về sáp nhập, tinh gọn bộ máy, nhất là về sáp nhập các tỉnh, thành phố đang trở thành chủ đề được quan tâm rất lớn của nhiều người dân trong xã hội. Trên các nền tảng mạng xã hội đang lan truyền rất nhiều thông tin, bài viết có liên quan đến việc sáp nhập các tỉnh thành.