Du khách Việt đua nhau hủy tour du lịch Trung Quốc

Có rất nhiều khách du lịch đã hủy tour đến Trung Quốc để thể hiện sự phản đối hành vi gây hấn này của Trung Quốc.

Một số công ty du lịch cho biết, sau những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, số du khách Việt đặt tour đi Trung Quốc giảm đi đáng kể, nhiều người hủy tour, chấp nhận mất tiền đặt cọc.
Ngay sau sự kiện Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có rất nhiều khách du lịch đã hủy tour đến Trung Quốc để thể hiện sự phản đối hành vi gây hấn này của Trung Quốc.
Theo một số công ty du lịch có tổ chức tour đi Trung Quốc cho khách thì số lượng khách du lịch Việt Nam gọi điện đến để đặt tour đi Trung Quốc bị giảm đi đáng kể, thậm chí có công ty còn không có khách hàng nào đặt tour du lịch đến Trung Quốc. Bên cạnh đó, có một số khách hàng đã đặt trước cũng gọi điện đến để hủy tour, lý do họ đưa ra là không muốn đến Trung Quốc vào thời điểm hiện nay.
Lượng khách Việt Nam đặt tour đi du lịch Trung Quốc đang giảm đi đáng kể.
Lượng khách Việt Nam đặt tour đi du lịch Trung Quốc đang giảm đi đáng kể.
Theo Giám đốc của một công ty du lịch lớn có trụ sở tại phố Quang Trung – Hà Nội, ngay sau khi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam gây phẫn nộ trong dư luận, lượng khách du lịch gọi điện đến công ty anh để đặt tour sang Trung Quốc bị giảm đi đáng kể.
Vị doanh nhân này cho biết, thông thường trong một tháng, công ty có tổ chức cho khoảng 6-7 đoàn khách đi du lịch Trung Quốc, nhưng nay lượng khách đã bị giảm đi quá nửa. Không những vậy, trong vài ngày qua, số khách đã đặt tour cũng gọi điện đến công ty xin hủy tour khá nhiều. "Điều này cũng gây ra không ít ảnh hưởng cho công ty. Bởi mỗi khi tổ chức một tour du lịch cho khách hàng, công ty đều phải đặt cọc trước tiền vé, tiền du lịch, nếu khách hủy tour thì công ty sẽ mất đi toàn bộ khoản tiền đặt cọc đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế", vị doanh nhân cho hay.
Chị Nguyễn Thị Hương – Phụ trách tour Du lịch quốc tế của Công ty Cổ phần Đầu tư mở Du lịch Việt Nam (trụ sở tại Lê Đức Thọ - Hà Nội) cũng cho biết: “Ngay sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, số lượng khách gọi đến công ty đặt tour đi Trung Quốc là hầu như không có. Thậm chí, có những khách đặt trước tour đi Hồng Kông – Quảng Châu – Thâm Quyến thì họ chỉ đi Hồng Kông rồi quay trở về Việt Nam luôn chứ không qua Trung Quốc nữa”.
“Bên cạnh đó, trước hành vi của Trung Quốc, công ty chúng tôi cũng hạn chế tất cả những quảng cáo về các tour du lịch đến Trung Quốc nên số khách đặt tour tới đây bị giảm đi đáng kể, thậm chí lâu nay, không có bất cứ khách nào gọi đến đặt tour” – chị Hương cho biết thêm.
Được biết, các đối tác bên phía Trung Quốc cũng có chủ động hạ giá cung cấp dịch vụ cho các đoàn khách Việt Nam, hỗ trợ công ty du lịch Việt Nam quảng bá để thu hút du khách Việt nhưng với tình hình hiện tại, số lượng khách Việt Nam đăng ký tour vẫn giảm đi đáng kể.
Anh Lương Quốc Thiện (Dịch Vọng, Cầu Giấy – Hà Nội) là người vừa hủy tour du lịch đến Trung Quốc cho biết: “Tháng trước tôi có đặt tour đi Trung Quốc cho 2 vợ chồng bởi vợ tôi vẫn ao ước được đến thăm Vạn lý trường thành, thế nhưng sau khi theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng tôi đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, vì thế mà cũng không còn muốn đặt chân đến đây du lịch nữa nên tôi quyết định hủy tour. Dù có bị mất tiền đặt cọc nhưng tôi cũng không muốn đến đây du lịch trong thời điểm như thế này”.

Người Việt khắp thế giới phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hội người Việt tại nhiều nước sẵn sàng cống hiến sức lực, vật chất và cả xương máu để góp phần cùng đồng bào trong nước bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu.

Những ngày qua, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trái phép bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là người dân trong nước cũng như cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới.

Điểm danh mã chứng khoán lao dốc mạnh nhất phiên 12/5

(Kiến Thức) - Với sự sụt giảm mạnh của Vn-Index khi mất hơn 25 điểm, một loạt mã chứng khoán trên sàn cũng lao dốc không phanh.

Trong phiên giao dịch sáng nay (12/5), chỉ số Vn-Index dừng lại ở mức 517,05 điểm, giảm 25,41 điểm (tương đương 4,68%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 99,260 triệu đơn vị, trị giá 1.670,62 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 24 mã tăng, 239 mã giảm và 16 mã đứng giá.
Trong phiên giao dịch sáng nay (12/5), chỉ số Vn-Index dừng lại ở mức 517,05 điểm, giảm 25,41 điểm (tương đương 4,68%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 99,260 triệu đơn vị, trị giá 1.670,62 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 24 mã tăng, 239 mã giảm và 16 mã đứng giá.  
Trong số rất nhiều mã chứng khoán lao dốc, mã cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) giảm mạnh nhất, mất tới 6.500 đồng, còn 90.500 đồng/cổ phiếu. PVGAS đang là công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán HoSE với quy mô vốn hóa gần 80 nghìn tỷ và tổng tài sản hơn 45 nghìn tỷ đồng.
Trong số rất nhiều mã chứng khoán lao dốc, mã cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) giảm mạnh nhất, mất tới 6.500 đồng, còn 90.500 đồng/cổ phiếu. PVGAS đang là công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán HoSE với quy mô vốn hóa gần 80 nghìn tỷ và tổng tài sản hơn 45 nghìn tỷ đồng. 
Theo sau, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cũng giảm tới 6.000 đồng, còn 124.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một trong những cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán trong nước.
 Theo sau, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cũng giảm tới 6.000 đồng, còn 124.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một trong những cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán trong nước.
Trong phiên ngày 12/5, thị trường cũng chứng kiến phiên lao dốc của cổ phiếu FPT, khi mất tới 3.200 đồng, còn 43.100 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên ngày 12/5, thị trường cũng chứng kiến phiên lao dốc của cổ phiếu FPT, khi mất tới 3.200 đồng, còn 43.100 đồng/cổ phiếu.  
Cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chỉ còn 39.100 đồng/cổ phiếu, giảm 2.900 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giảm khá mạnh trên thị trường chứng khoán Việt ngày 12/5.
Cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chỉ còn 39.100 đồng/cổ phiếu, giảm 2.900 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giảm khá mạnh trên thị trường chứng khoán Việt ngày 12/5.  
Giảm 2.500 đồng/cổ phiếu là mức giảm của cổ phiếu CSM của Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam. Với mức giảm này, cổ phiếu CSM chốt phiên còn 34.400 đồng/cổ phiếu.
Giảm 2.500 đồng/cổ phiếu là mức giảm của cổ phiếu CSM của Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam. Với mức giảm này, cổ phiếu CSM chốt phiên còn 34.400 đồng/cổ phiếu. 
Trong khi đó, cổ phiếu BVH của tập đoàn Bảo Việt giảm 2.400 đồng, còn 32.600 đồng. Đây là một trong những cổ phiếu luôn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế.
Trong khi đó, cổ phiếu BVH của tập đoàn Bảo Việt giảm 2.400 đồng, còn 32.600 đồng. Đây là một trong những cổ phiếu luôn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế.  
Mã bluechips khác như VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng giảm 1.600 đồng, xuống còn 23.800 đồng/cổ phiếu.
 Mã bluechips khác như VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng giảm 1.600 đồng, xuống còn 23.800 đồng/cổ phiếu. 
Cùng mức giảm 1.600 đồng/cổ phiếu còn có cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, giảm xuống còn 22.300 đồng/cổ phiếu. Đây là công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh làm chủ tịch. Cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của bà Thanh sở hữu khá nhiều cổ phiếu REE và nằm trong top những triệu phú trẻ nhất trên sàn chứng khoán.
Cùng mức giảm 1.600 đồng/cổ phiếu còn có cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, giảm xuống còn 22.300 đồng/cổ phiếu. Đây là công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh làm chủ tịch. Cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của bà Thanh sở hữu khá nhiều cổ phiếu REE và nằm trong top những triệu phú trẻ nhất trên sàn chứng khoán.  
Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup giảm 1.500 đồng, còn 62.500 đồng/cổ phiếu.
 Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup giảm 1.500 đồng, còn 62.500 đồng/cổ phiếu.
Cùng mức giảm 1.500 đồng, cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chỉ còn 21.200 đồng. Đây cũng là một trong những cổ phiếu từng gây sốt thị trường.
Cùng mức giảm 1.500 đồng, cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chỉ còn 21.200 đồng. Đây cũng là một trong những cổ phiếu từng gây sốt thị trường.  
Tiếp theo, cổ phiếu VSH của Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn giảm 1.000 đồng, còn 14.100 đồng/cổ phiếu. Công ty hiện đang quản lý và vận hành 2 nhà máy thủy điện là Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn và Nhà máy thủy điện Sông Hinh.
 Tiếp theo, cổ phiếu VSH của Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn giảm 1.000 đồng, còn 14.100 đồng/cổ phiếu. Công ty hiện đang quản lý và vận hành 2 nhà máy thủy điện là Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn và Nhà máy thủy điện Sông Hinh.