Dự án 8B Lê Trực: Quận Ba Đình nhận trách nhiệm để "con voi chui lọt lỗ kim"

Quận Ba Đình thừa nhận, việc để công trình 8B Lê Trực sai phạm suốt thời gian dài là trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là của quận.

Ngày 12/2, UBND quận Ba Đình tổ chức buổi thông tin báo chí liên quan đến các sai phạm tại dự án 8B Lê Trực.
Một trong những câu hỏi được báo chí quan tâm là vì sao một công trình sai phạm được xây dựng ngay giữa trung tâm Hà Nội, cách UBND phường Điện Biên không xa mà quận Ba Đình không hay biết để xử lý kịp thời?
Du an 8B Le Truc: Quan Ba Dinh nhan trach nhiem de
 Dự án 8B Lê Trực 4 năm chưa phá dỡ xong.
Trả lời câu hỏi này, ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình - cho rằng, quản lý trật tự xây dựng là trách nhiệm của cơ quan địa phương, cụ thể là quận Ba Đình. Quận đã có hình thức xử lý các cán bộ trật tư xây dựng và đã có báo cáo thành phố Hà Nội.
Liên quan đến việc chưa có quyết toán phá dỡ giai đoạn 1, ông Chiến cho rằng, chưa phê duyệt do đơn vị phá dỡ dùng máy cắt bằng dây kim cương. Đây là loại máy hiện đại, hiện cả Việt Nam chỉ có 1 đến 2 máy này. Chính vì vậy đơn giá định mức chưa được phê duyệt, chưa lập được dự toán. Hiện quận mới tạm ứng cho đơn vị thi công, chứ chưa quyết toán.
"Giai đoạn 2 đã báo cáo Bộ Xây dựng và Viện kinh tế Bộ Xây dựng, hai đơn vị này sẽ khảo sát, lập định mức đơn giá của giai đoạn 2, sau đó dùng đơn giá của giai đoạn 1 để áp dụng cho giai đoạn 1", ông Chiến cho hay.
Dự án 8B Lê Trực bị xác định sai phạm cụ thể là từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so khối đế nhưng chủ đầu tư (CĐT) xây thẳng đến mái; phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m phải giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây nhưng CĐT không giật cấp, làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Sai phạm tại dự án 8B Lê Trực này tồn tại suốt 4 năm qua và được bàn đi nhắc lại nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến dư luận rất bức xúc.

Nhà ống ngập nắng gió ở Bình Dương được báo Mỹ ca ngợi

(Kiến Thức) - Điểm nhấn của ngôi nhà là sử dụng gạch nung làm “rèm” của mặt tiền và hệ thống cầu thang linh hoạt chạy xung quanh.

Nha ong ngap nang gio o Binh Duong duoc bao My ca ngoi
 Nằm giữa 3 khu công nghiệp lớn ở Bình Dương, khó khăn lớn nhất đối với các kiến trúc sư khi xây ngôi nhà là phải khắc phục được những hạn chế như chất lượng không khí tồi tệ, ô nhiễm tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông...

Loạt quán nhậu nổi tiếng Hà Nội đóng cửa im lìm, vắng khách mùa Corona

(Kiến Thức) - Sau một thời gian Nghị định 100 có hiệu lực, lượng thực khách tìm đến các quán nhậu nổi tiếng nhất nhì Hà Nội bị sụt giảm, các chủ nhà hàng chưa kịp thích nghi, thì nay lại thêm dịch virus corona càng khiến lượng khách hàng đến quán thưa vắng.

Loat quan nhau noi tieng Ha Noi dong cua im lim, vang khach mua Corona
 Sau khi Nghị định 100/2019 của Chính phủ về thực hiện luật phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức được ban hành, triển khai từ ngày 1/1/2020 phạt nặng tài xế uống rượu bia đã khiến cho lượng khách đến các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn Hà Nội sụt giảm. Đến nay, dịch virus corona tràn tới càng khiến lượng thực khách đến quán nhậu giảm đi. (Ảnh chụp một quán bia tại khu vực hồ Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội vắng khách vào trưa ngày 10/2).

Dự án 8B Lê Trực: Dỡ 2 tầng sai phạm, chuyển công an điều tra

(Kiến Thức) - Mặc dù việc phá dỡ tầng 17, 18 của dự án 8B Lê Trực gặp nhiều khó khăn song UBND TP Hà Nội khẳng định sẽ tìm các phương án để tháo dỡ phần sai phạm của dự án, đảm bảo an toàn.

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xử lý sai phạm của dự án đầu tư xây dựng tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình. Việc phá dỡ phần sai phạm thuộc giai đoạn 1 dự án này gồm tầng 19 và tum thang được tiến hành từ tháng 11/2015 đã hoàn thành, đảm bảo an toàn. Trong quá trình tháo dỡ giai đoạn 1 phát sinh một số vấn đề như: chủ đầu tư kiện quyết định cưỡng chế của UBND quận Ba Đình; kinh phí phá dỡ phần công trình sai phạm vẫn vướng mắc…
UBND TP. Hà Nội cũng cho hay đã gặp và đang gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án. UBND thành phố nhận được đề nghị của nhà thầu phá dỡ là công ty Phương Bắc đề nghị dừng thi công phá dỡ do ảnh hưởng đến an toàn chịu lực và kết cấu tòa nhà. Hà Nội đã phải xin ý kiến Bộ Xây dựng, các viện nghiên cứu để có phương án phá dỡ.