Dự án 8B Lê Trực: Dỡ 2 tầng sai phạm, chuyển công an điều tra

(Kiến Thức) - Mặc dù việc phá dỡ tầng 17, 18 của dự án 8B Lê Trực gặp nhiều khó khăn song UBND TP Hà Nội khẳng định sẽ tìm các phương án để tháo dỡ phần sai phạm của dự án, đảm bảo an toàn.

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xử lý sai phạm của dự án đầu tư xây dựng tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình. Việc phá dỡ phần sai phạm thuộc giai đoạn 1 dự án này gồm tầng 19 và tum thang được tiến hành từ tháng 11/2015 đã hoàn thành, đảm bảo an toàn. Trong quá trình tháo dỡ giai đoạn 1 phát sinh một số vấn đề như: chủ đầu tư kiện quyết định cưỡng chế của UBND quận Ba Đình; kinh phí phá dỡ phần công trình sai phạm vẫn vướng mắc…
UBND TP. Hà Nội cũng cho hay đã gặp và đang gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án. UBND thành phố nhận được đề nghị của nhà thầu phá dỡ là công ty Phương Bắc đề nghị dừng thi công phá dỡ do ảnh hưởng đến an toàn chịu lực và kết cấu tòa nhà. Hà Nội đã phải xin ý kiến Bộ Xây dựng, các viện nghiên cứu để có phương án phá dỡ.
Du an 8B Le Truc: Do 2 tang sai pham, chuyen cong an dieu tra
 Hà Nội khẳng định tuy khó khăn nhưng sẽ tìm phương án tiếp tục phá dỡ phần vi phạm tại 8B Lê Trực. Ảnh: Vietnamnet.
Tháng 7/2017, công ty may Lê Trực có văn bản gửi Hà Nội kiến nghị được tự phá dỡ tầng 17, 18 và đề nghị thành phố “không chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư, xây dựng”. Tuy nhiên, tới tháng 8/2018, Sở Xây dựng báo cáo UBND TP. Hà Nội, đánh giá chủ đầu tư chưa tự nguyện tổ chức phá dỡ nên Sở đề nghị chỉ định đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công phá dỡ giai đoạn 2 những sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực.
Theo Vietnamnet, trong báo cáo Thủ tướng, UBND TP Hà Nội khẳng định: vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực là vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật về xây dựng nghiêm trọng. Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo UBND quận Ba Đình, các sở ngành liên quan xử lý dứt điểm phá dỡ tầng 17, 18 của dự án này.
Đặc biệt, Hà Nội cho biết sẽ yêu cầu các đơn vị như Cục thuế Hà Nội, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội phối hợp cung cấp hồ sơ chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét, tiến hành điều tra các sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan tại dự án 8B Lê trực và “các sai phạm khác của chủ đầu tư” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Du an 8B Le Truc: Do 2 tang sai pham, chuyen cong an dieu tra-Hinh-2
 UBND TP yêu cầu các đơn vị phối hợp chuyển hồ sơ quan công an điều tra về những tổ chức, cá nhân có liên quan tới sai phạm của dự án. Ảnh: VNmedia.
Như báo giới đã đưa tin, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng đã được cấp. Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m, nhưng thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao, xây thêm tầng 19. Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực bị Hà Nội bêu tên nợ tiền thuê đất

Chủ đầu tư của các dự án lớn như Discovery Complex, 8B Lê Trực là Tập đoàn Kinh đô TCI vừa nợ thuế, vừa nợ tiền sử dụng đất của Hà Nội, với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công bố danh sách 272 doanh nghiệp nợ thuế, phí và tiền thuế đất với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng. Trong số đó có 260 doanh nghiệp nợ thuế, phí với số tiền 928,1 tỷ đồng và 12 doanh nghiệp nợ tiền thuế đất, với hơn 72,97 tỷ đồng.

Điểm danh loạt dự án siêu đội vốn ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều dự án có vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng đã bị đội vốn lên đến hàng nghìn tỷ gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.

Diem danh loat du an sieu doi von o Viet Nam
 1. Dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê
Dự án nạo vét, xây kè và bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê (thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) "siêu đội vốn" từ 72 tỉ lên 2.595 tỉ đồng được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt theo Quyết định số 1305/QĐ-UB ngày 28/6/2001. Ảnh: GĐXH.
Diem danh loat du an sieu doi von o Viet Nam-Hinh-2
 Tổng số vốn của dự án ban đầu là 72 tỷ đồng (chia làm 2 giai đoạn), nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; toàn bộ dự án nạo vét, xây kè sông dài 14km; thời gian thực hiện dự án từ 2001-2002. Ảnh: TN&MT.