Đốt pháo đêm giao thừa, hàng chục người bị bắt

(Kiến Thức) - Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phát hiện và bắt quả tang 52 vụ đốt pháo trái phép trong đêm giao thừa.

Ngày 25/1, Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, lực lượng của đơn vị này đã tạm giữ hành chính 52 đối tượng liên quan đến việc đốt pháo đêm giao thừa để lập hồ sơ xử lý theo quy định.

Dot phao dem giao thua, hang chuc nguoi bi bat
Nhiều đối tượng bị bắt về hành vi đốt pháo trái phép trong đêm giao thừa 
Theo đó, Công an huyện Bố Trạch và lực lượng công an chính quy được tăng cường về các xã đã lập các Tổ công tác tổ chức tuần tra, chốt chặn tại các điểm “nóng” được dự báo sẽ xảy ra tình trạng đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020.

Ngay trong đêm giao thừa, các Tổ công tác đã phát hiện, bắt quả tang 52 vụ, liên quan đến 52 đối tượng đốt pháo trái phép trên địa bàn.

Đáng chú ý, trong khung giờ cao điểm từ khoảng 23 giờ ngày 24/1 (tức 30 Tết) đến khoảng 1 giờ ngày 25/1 (mồng 1 Tết) lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều tụ điểm đốt pháo.

Dot phao dem giao thua, hang chuc nguoi bi bat-Hinh-2
Một số đối tượng bị lập biên bản vi phạm 

Công an huyện Bố Trạch đã tạm giữ hành chính hàng chục đối tượng ngay trong đêm giao thừa để lập hồ sơ xử lý theo quy định, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham mưu chính quyền các địa phương tổ chức kiểm điểm trước dân.

Trước đó, Công an huyện Bố Trạch đã triển khai quyết liệt các biện pháp, tổ chức tuyên truyền vận động người dân tự nguyện giao nộp hơn 100 hộp pháo các loại.

Hành vi đốt pháo trong ngày Tết bị xử phạt thế nào?

(Kiến Thức) - Mặc dù việc đốt pháo đã bị cấm từ lâu, tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến xuân về, một số địa phương vẫn xuất hiện tình trạng người dân đốt pháo nổ. Vậy mức xử phạt cho hành vi đốt pháo trong ngày Tết sẽ thế nào?

Theo đó, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay nhà nước ta đang cấm việc sản xuất, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ. Tùy thuộc vào hành vi và hậu quả mà những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi mua bán, kinh doanh và sử dụng các loại pháo nổ là vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật Hình sự) hoặc Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190).

Đốt pháo hoa dịp Tết sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Kiến Thức) - Theo quy định của Luật Nhà nước Việt Nam, việc mua bán pháo hoa là trái pháp luật, nên việc người dân đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý.

Theo Bộ Công an, tại Điều 5 Nghị định số 36 ban hành ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo quy định chỉ các tổ chức hay địa phương mới được phép tổ chức bắn pháo hoa.

Các loại pháo hoa được phép sử dụng gồm có: Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng cho phép; pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.